Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản hoặc gây vô sinh không?

2021-11-28 14:48:09

Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

I - Đâu là nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh?

Tình trạng đau bụng kinh được chia ra làm 2 dạng: Đau bụng kinh nguyên phátđau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng sinh lý thông thường, chiếm tới 90% các trường hợp đau bụng kinh. Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung liên tục co bóp để đào thải chất nhầy tại vùng niêm mạc ra ngoài. Khi nồng độ hormone prostaglandin của người phụ nữ tăng cao sẽ làm tử cung co bóp mạnh hơn và nhiều hơn. Sự co bóp này khiến oxy và máu đến các mạch máu trong khu vực giảm đi, kích thích cơ thể phát ra tín hiệu gây đau tại vùng bụng.

Cơn đau có thể lan lên ức, sang mặt trong của đùi, lan ra sau lưng làm đau mỏi lưng hông. Các cơn đau quặn kéo dài vài ngày hoặc cho đến hết kỳ kinh. Đau nặng có thể làm vã mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, đau đầu, sốt khiến bệnh nhân sợ hãi mỗi khi gần kỳ kinh.

Trong khi đó, đau bụng kinh thứ phát là cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt do một số bệnh lý gây ra. Tình trạng này chỉ chiếm khoảng 10%, thường có liên quan đến tuổi tác, nhất là ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi. Đây là nguyên nhân gây đau bụng kinh đáng lo ngại bởi chúng có thể gây ra một số ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe cho chị em, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản.

Nguyên nhân gây Đau bụng kinh

Hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý có thể gây đau bụng khi đến tháng

II - Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Nếu hiện tượng đau bụng kinh là dạng nguyên phát, mức độ không quá nặng mà chỉ âm ỉ hoặc đau nhói thì không đáng lo ngại. Cơn đau chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày rồi sẽ tự giảm dần, không gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Tuy nhiên nếu đau bụng kinh là do các vấn đề bệnh lý gây ra, chúng có thể tác động, thay đổi cấu trúc và chức năng của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Từ đó tăng nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn tới vô sinh.

Một số bệnh lý gây đau bụng kinh mà có thể ảnh hưởng xấu tới vấn đề sinh sản bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Lớp nội mạc vốn dĩ phải nằm ở trong vị trí bên trong của tử cung nhưng khi bị lạc ra vị trí của ống dẫn trứng, buồng trứng… có thể dẫn đến những cơn đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh. Hiện tượng này có thể làm tổn thương ống dẫn ứng hoặc vòi trứng, làm giảm khả năng thụ thai, gián tiếp gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Viêm vùng chậu (PID): Thường xảy ra do việc lây nhiễm các vi khuẩn thông qua đường tình dục khiến các cơ quan sinh sản như: tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm gây đau từ trung bình tới dữ dội. Các mô sẹo do viêm để lại trên tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng đôi khi sẽ gây tắc nghẽn ống dẫn trứng và làm cản trở quá trình thụ tinh.
  • U xơ tử cung: Trong tử cung xuất hiện khối u xơ dẫn đến hậu quả: đau bụng kinh, rong kinh, thống kinh… U xơ có thể gây cản trở quá trình di chuyển của nõa, gây nguy cơ làm tắc ống dẫn trứng, dẫn tới vô sinh.
  • Hẹp cổ tử cung: Khi cổ tử cung bị hẹp, dòng chảy của huyết kinh bị cản trở, máu thoát ra ngoài chậm sẽ khiến bên trong tử cung bị tăng áp suất và co bóp gây nên cảm giác đau bụng kinh quằn quại. Mặc dù tỷ lệ không nhiều nhưng hiện tượng hẹp cổ tử cung cũng có thể gây vô sinh ở phụ nữ do gây khó khăn cho sự di chuyển của tinh trùng tới ống dẫn trứng.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn?

Đau bụng kinh thứ phát có thể ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề sinh sản

Vì đau bụng kinh là tình trạng quá quen thuộc nên nhiều chị em thường chủ quan, cố gắng chịu đựng cơn đau thay vì tìm cách khắc phục. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý ở cơ quan sinh sản nêu trên. Nếu không thăm khám để tìm cách khắc phục, điều trị thì sẽ rất nguy hiểm bởi nếu để tiếp diễn lâu dài sẽ làm tăng cảm giác đau bụng như "chế đi sống lại" mỗi khi đến tháng, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở chị em phụ nữ.

III - Cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng của đau bụng kinh tới sinh sản?

1. Áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh khi đến tháng

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục những cơn đau bụng kinh hiệu quả và an toàn mà chị em mắc chứng đau bụng kinh nhẹ có thể áp dụng:

  • Xoa dịu cơn đau, tăng lưu thông khí huyết vùng bụng dưới bằng chườm nước ấm.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh vận động mạnh và lao động nặng trong những ngày chu kì kinh nguyệt.
  • Kiêng các loại đồ ăn lạnh, quá cay hoặc ngọt, chất kích thích. Tăng cường uống những loại nước ấm tốt cho cơ thể như: trà gừng, trà mật ong, trà hoa cúc… để giữ ấm bụng.
  • Tập những động tác yoga nhẹ nhàng để giảm bớt những cơn đau mỏi lưng, hông.
  • Làm nóng bụng dưới bằng dầu, cao để kích thích lưu thông máu.

Cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà

Dùng thuốc, chườm ấm, nghỉ ngơi để hạn chế đau bụng kinh

2. Khắc phục cơn đau bụng kinh bằng bài thuốc Đông y

Vì máu lưu thông kém, huyết ứ vùng tử cung là nguyên nhân chủ yếu nên hướng mới là dùng sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 với cơ chế kháng viêm, giảm đau, đánh tan huyết ứ đang là lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết triệt để và hạn chế tái phát vượt trội tình trạng đau bụng kinh.

Thuốc Đông Y Thế Hệ 2 chuyên trị Đau Bụng Kinh được bào chế theo bài thuốc Ngự Y Mật Phương kết hợp cùng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, là dòng sản phẩm Đông Y thế hệ 2 mang đến hiệu quả kép, ngoài giảm và chấm dứt đau bụng kinh còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt bằng cơ chế:

  • Cải thiện môi trường tử cung.
  • Giúp cơ thể tự dung hòa và cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Giúp cơ thể giải tỏa stress và mệt mỏi.

Viên trị đau bụng kinh Ngự y mật phương 7

Viên Ngự Y Mật Phương 7

3. Thăm khám để tìm ra nguyên nhân bệnh lý

Đối với những trường hợp bị đau bụng kinh do bệnh lý, chị em nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Những bệnh lý tiềm ẩn gây vô sinh, ảnh hưởng tới sinh sản hầu như không thể tự chẩn đoán và phát hiện tại nhà mà cần có sự trợ giúp từ bác sĩ, chuyên gia. Do vậy để tránh lo lắng về vấn đề này, tốt hơn hết thì người bệnh nên tới bệnh viện để được các bác sĩ chuẩn đoán bệnh lý, tránh tự ý điều trị.

Khám bệnh định kỳ để hạn chế ảnh hưởng tới sinh sản do đau bụng kinh

Khám định kỳ để tránh các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng tới sinh sản

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các triệu chứng về đau bụng kinh, có thắc mắc bệnh lý cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tới HOTLINE 0818.122.122 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp và miễn phí!

Lên đầu trang
Loading