Bệnh gout uống thuốc gì hiệu quả, nhanh khỏi?

2021-11-28 14:48:09

Bệnh gout là tình trạng mạn tính, có thể tái phát nhiều lần và có thể khiến cho người bệnh phải chịu đựng trong suốt đời. Do vậy, người bệnh cần được theo dõi về tình trạng sức khỏe và sử dụng thuốc hợp lý. Người bệnh gout nên uống thuốc gì? Cần lưu ý khi sử dụng thuốc? Chúng tôi sẽ giải thích vấn đề này cho bạn ngay dưới đây.

bệnh gout uống thuốc gì

I - Những loại thuốc điều trị gout phổ biến nhất

Thuốc điều trị bệnh gout được sử dụng nhằm giảm triệu chứng, ngăn chặn các đợt phát của bệnh gout và duy trì ổn định nồng độ axit uric trong máu. Nhờ vậy có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm của gout.

Sau đây là các loại thuốc chữa trị bệnh gout mà bạn cần biết: 

1. Trong ngắn hạn

Các loại thuốc chữa trị bệnh gout trong ngắn hạn thường có tác dụng làm giảm đau khớp do gout hoặc kháng viêm (viêm khớp là trạng thái thường gặp nhất ở người mắc bệnh gout). Các loại thuốc sử dụng trong ngắn hạn bao gồm:

1.1. NSAIDs:

Loại thuốc này có thể sử dụng không cần đơn của bác sĩ, nhưng trước khi dùng thuốc thì người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Các loại thuốc NSAIDs thường được dùng để cải thiện triệu chứng của cơn gout cấp tính, cụ thể là hạn chế đau và viêm khớp ở người bệnh gout. Có thể kể đến một số loại thuốc NSAIDs dành cho người bệnh gout như: ibuprofen, indomethacin, celecoxib, naproxen.

Tuy nhiên, nhóm thuốc NSAIDs có một số tác dụng phụ như: nôn mửa hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), ợ hơi, đau bụng, chuột rút, tăng mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhân suy thận, suy tim…

Đặc biệt chú ý: Nếu uống loại thuốc này và thấy xuất hiện biểu hiện đi ngoài hoặc nôn ra máu, phân đen, đau bụng dữ dội thì phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Đồng thời, người bệnh cần phải khẩn trương di chuyển tới bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu, xử lý nhanh chóng.

1.2. Colchicine:

Colchicine được dùng để điều trị các đợt gout cấp tính, loại thuốc này có thể giúp khắc phục tình trạng viêm khớp và đau khớp do sự kết tụ tinh thể urat trong khớp người bệnh gout. Theo nghiên cứu, colchicine có tác dụng ngăn chặn các đợt gout cấp tính bùng phát, hoặc có thể sử dụng kết hợp đồng thời với một loại thuốc khác để thu nhỏ kích thước tinh thể urat, hoặc ngăn sự hình thành của tinh thể urat.

Colchicine cũng có thể gây ra một số tác động đến sức khỏe như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa. Để hạn chế nguy cơ này, bạn nên uống colchicine trong bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Và nếu bạn đang trải qua tình trạng bất thường như vậy, bạn không nên tiếp tục dùng thuốc nữa, và cần báo cáo ngay cho các bác sĩ điều trị.

1.3. Corticosteroid:

Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh đã sử dụng NSAIDs hoặc Colchicine nhưng không thu được kết quả rõ ràng.  Các loại thuốc corticosteroid có thể bào chế dưới dạng viên uống, hoặc dung dịch tiêm tại chỗ nhằm giảm cơn đau và viêm khớp trong thời gian ngắn.  Ví dụ về một số loại corticosteroid được kê đơn cho người bệnh gout là: Dexamethasone, prednisone… 

Nếu điều trị bằng corticosteroid trong thời gian ngắn thì tác dụng phụ thường ít khi xảy ra, một số vấn đề bất lợi có thể xuất hiện đó là ngủ không sâu giấc, khó ngủ, tâm lý bất an, mắt nhìn mờ... Cách giúp hạn chế tác dụng phụ đó là nên uống corticosteroids vào buổi sáng.

bệnh gout uống thuốc gì

2. Trong dài hạn

Mục tiêu sử dụng các loại thuốc dài hạn để chữa trị bệnh gout để ngăn chặn hậu quả mà bệnh lý này gây ra, hạn chế tái phát, duy trì ổn định lượng axit uric trong cơ thể. Các thuốc dùng dài hạn bao gồm:

2.1. Allopurinol:

Loại thuốc này nằm trong nhóm chất ức chế xanthine oxidase. Allopurinol có tác dụng cản trở quá trình sản xuất axit uric, phòng ngừa biến chứng ở bệnh nhân gout. Không những vậy, allopurinol còn có tác dụng ngăn ngừa các cơn gout tái phát, và mục đích chính không phải là điều trị khi cơn gout cấp tính đã diễn ra. Allopurinol có thể sử dụng để cải thiện tình trạng sỏi thận ở bệnh nhân gout hoặc những người có lượng axit uric cao.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Allopurinol đó là: tiểu ra máu, sốt cao, cảm giác đau khi đi tiểu, phát ban trên da, ra nhiều mồ hôi, viêm mạch máu, nhiễm trùng, vàng da, rối loạn chức năng gan…

2.2. Febuxostat:

Loại thuốc nằm trong nhóm thuốc ức chế xanthin oxidase. Loại thuốc này có tác dụng làm cản trở quá trình sản xuất axit uric, nhờ vậy mà có thể kiểm soát ổn định lượng axit uric trong máu ở người bệnh gout. Febuxostat chỉ sử dụng khi người bệnh đã dùng allopurinol không mang lại hiệu quả, hoặc vì một lý do nào đó mà người bệnh không thể dùng allopurinol. 

Việc sử dụng Febuxostat có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như sau: nổi mề đay, nổi phát ban đỏ, khó thở, sưng cổ họng, bầm tím trên da, sốt cao, da bong tróc, viêm sưng niêm mạc họng, hoặc vùng da cổ.

2.3. Febuxostat:

Loại thuốc nằm trong nhóm thuốc ức chế xanthin oxidase. Loại thuốc này có tác dụng làm cản trở quá trình sản xuất axit uric, nhờ vậy mà có thể kiểm soát ổn định lượng axit uric trong máu ở người bệnh gout. Febuxostat chỉ sử dụng khi người bệnh đã dùng allopurinol không mang lại hiệu quả, hoặc vì một lý do nào đó mà người bệnh không thể dùng allopurinol. 

Việc sử dụng Febuxostat có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như sau: nổi mề đay, nổi phát ban đỏ, khó thở, sưng cổ họng, bầm tím trên da, sốt cao, da bong tróc, viêm sưng niêm mạc họng, hoặc vùng da cổ.

2.4. Probenecid: 

Probenecid được sử dụng để giảm viêm khớp ở người bệnh gout và duy trì nồng độ axit uric ổn định trong máu. Có được tác dụng này là nhờ vào cơ chế loại bỏ axit uric dư thừa thông qua quá trình lọc loại bỏ chất độc ở thận. Có thể phối hợp dùng probenecid với một số loại thuốc kháng sinh (nafcillin, oxacillin, cloxacillin, ampicillin) để giúp cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao.

Thuốc probenecid có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như: ăn không ngon miệng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, rụng tóc, đi tiểu nhiều, phát ban, ngứa da… Chú ý không dùng probenecid cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bệnh nhân mắc sỏi thận axit uric, rối loạn tế bào máu…

2.5. Lesinurad: 

Lesinurad có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua nước tiểu, từ đó giúp hạn chế các triệu chứng cho người bệnh gout và ngăn chặn biến chứng. Không nên lesinurad một mình, bác sĩ có thể phối hợp lesinurad với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh như: allopurinol, febuxostat. 

Lesinurad có thể tác động tới sức khỏe của người bệnh, cụ thể là: đau cứng khớp, sưng khớp, giảm số lần đi tiểu, hoặc không đi tiểu, đau tức ngực, người mệt mỏi, xuất hiện cục máu đông, yếu nửa người, hoặc tê liệt toàn thân…

Cảnh báo: Không dùng lesinurad cho các trường hợp mắc bệnh thận nặng, người bệnh đang chạy thận nhân tạo, đã ghép thận, hoặc chạy thận.

bệnh gout uống thuốc gì

II - Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh gout

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị gout, người bệnh cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Trước khi quyết định dùng thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác điều trị các loại thông tin liên quan đến thuốc bao gồm: công dụng, liều dùng, cách dùng, các trường hợp không nên dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc.
  • Bác sĩ cần được biết người bệnh đang dùng những loại thuốc nào, vì vậy bạn nên kể cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Để từ đó giúp cho việc chọn thuốc chuẩn xác, tránh hiện tương tác có thể làm giảm kết quả điều trị hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
  • Nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh thấy các dấu hiệu bất thường thì nên tạm dừng dùng thuốc, báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý tác dụng phụ của thuốc kịp thời.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tránh việc tiêu thụ thực phẩm giàu purine, hoặc đồ ăn thiếu lành mạnh (đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ nướng…).

Trên đây là lời giải đáp người bệnh gout uống thuốc gì và những lưu ý liên quan. Mong rằng bạn và gia đình đã có thêm nhiều kiến thức để đối phó với bệnh lý này để sớm điều trị khỏi bệnh.

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ