Suy nhược cơ thể: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

2024-01-05 17:13:28

Suy nhược cơ thể là bệnh xuất hiện ở các đối tượng có chế độ dinh dưỡng không tốt, cuộc sống nhiều áp lực và mắc các bệnh mạn tính. Việc tìm ra yếu tố gây bệnh là biện pháp hiệu quả để đưa ra biện pháp điều trị và phòng ngừa nhanh chóng. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh tâm căn suy nhược này nhé!

I - Suy nhược cơ thể là gì?

Theo góc nhìn từ Y học cổ truyền, chứng hư lao hoặc tâm căn suy nhược để chỉ các trường hợp bị suy nhược cơ thể. Căn bệnh xảy ra ở người sức khỏe yếu do cơ địa bẩm sinh, dinh dưỡng kém, mắc bệnh lâu năm khiến hệ thống miễn dịch suy giảm, người sau phẫu thuật, mới ốm dậy…

Hội chứng suy nhược bao gồm các dấu hiệu như người uể oải, bị suy kiệt toàn thân về thể chất và tinh thần diễn ra trên 6 tháng. Bạn dường như bị rút cạn năng lượng, sức lực để thực hiện các hoạt động sống thường ngày.

Hiện nay nhiều người lầm tưởng tâm căn suy nhược chỉ xuất hiện ở đối tượng trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên bệnh suy nhược còn xuất hiện cả ở người trẻ, phụ nữ sau sinh, người sau khi phẫu thuật. Các số liệu thống kê nhận định, tỷ lệ nữ giới bị tâm căn suy nhược cao hơn nam giới do chịu tác động từ nhiều yếu tố.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay rất nhiều người trẻ bị suy nhược do nhiều nguyên nhân như: Lối sống gấp gáp nhiều áp lực, căng thẳng về tài chính, công việc; thức khuya, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng…

suy nhược cơ thể là gì

Chứng suy nhược khiến sức khỏe và tinh thần bị tác động lớn

II - Các biểu hiện của suy nhược cơ thể

Mọi người thường nói “Suy nhược cơ thể như bệnh giả vờ” có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên hay bỏ qua.

Những triệu chứng của suy nhược cũng âm thầm, lặng lẽ diễn biến từng ngày trong một thời gian dài cho tới khi rầm rộ thì tức suy nhược đã chuyển nặng. Bạn có thể đối chiếu sức khỏe của bản thân, nếu có những biểu hiện dưới đây thì có thể bạn đã bị suy nhược.

Người mệt mỏi, kiệt sức và dễ bị ngất xỉu

Người có thể trạng suy nhược luôn thấy uể oải, hụt hơi, không đủ sức khỏe cũng như năng lượng để học tập, làm việc. Trạng thái diễn ra kéo dài từ vài tuần, vài tháng mặc dù được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ nhưng vẫn không thể phục hồi sức khỏe.

Khó ngủ kèm nhức đầu

Người bị suy nhược cơ thể ban ngày mệt mỏi, ban đêm khó tiến vào giấc ngủ. Chứng mất ngủ kéo dài từ ngày này sang ngày khác kèm hiện tượng đau đầu, mỏi vai gáy gây ra hệ lụy tiêu cực tới sức khỏe.

Thiếu ngủ khiến não bộ không được nghỉ ngơi phục hồi đầy đủ dẫn tới những rối loạn cảm xúc, đau đầu, tinh thần kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung… Đặc biệt là suy giảm hệ thống miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, cảm cúm, ốm vặt…

biểu hiện suy nhược cơ thể

Các triệu chứng đau đầu kèm mất ngủ khiến thể trạng bị suy giảm nhanh

Rối loạn cảm xúc

Người bệnh hư lao luôn có sự thay đổi cảm xúc thất thường, hay cáu gắt, hồi hộp, lo âu. Đôi khi họ nhạy cảm, dễ bị kích động chỉ bởi một yếu tố nhỏ từ bên ngoài. Các triệu chứng xen kẽ; lúc thì ổn định, bình thường lúc thì hưng phấn, tràn đầy năng lượng nên khó xác định.

Thậm chí có người bị trầm cảm, thờ ơ trở nên không quan tâm hay giảm hẳn hứng thú với mọi vật, mọi sự việc xung quanh Khí sắc của người bệnh trầm trầm, u uất, mệt mỏi, rụt rè, suy nghĩ tiêu cực, tự ti…

Thiếu máu, làn da sạm và xanh xao

Suy nhược cơ thể có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu do không cung cấp đủ sắt làm máu huyết lưu thông kém. Khi đó cơ dễ mắc bệnh, gầy yếu người xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống, ăn uống không ngon miệng, chóng mặt, hay đổ mồ hôi trộm, khó thở…

Mắc bệnh, khó khỏi dứt điểm

Ở người bị suy nhược thì chức năng miễn dịch giảm sút nên các nhân tố gây hại dễ dàng tấn công cơ thể. Khi đó mọi người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, ốm vặt, ho sốt… khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường.

Đối với người cao tuổi, người có bệnh lý nền thì bệnh kéo dài dai dẳng, rất khó khỏi, tạo nên vòng luẩn quẩn bệnh tật tốn kém thời gian, tiền bạc chữa trị.

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, mọi người nên có giải pháp can thiệp sớm nhất trong giai đoạn vàng của việc điều trị, không nên lơ là chủ quan dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.

suy nhược cơ thể có nguy hiểm không

Thời gian mắc bệnh ở người suy nhược sẽ lâu hơn bình thường

III - Nguyên nhân gây ra chứng suy nhược cơ thể

Có nhiều nhân tố gây nên chứng suy nhược làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Dựa trên các yếu tố dẫn đến suy nhược thì người bệnh sẽ tìm ra hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả cao.

Cơ địa người bệnh

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy nhược cơ thể là do cơ địa. Cụ thể đối với những người cơ địa kém âm dương bị mất cân bằng, tạng phủ suy yếu dễ dẫn đến khí huyết nên cơ thể sinh ra suy nhược, mệt mỏi, hoạt động kém hiệu quả.

Tuổi tác

Tuổi tác cao thì chức năng của hệ thống cơ quan bên trong cơ thể có chiều hướng thoái hóa. Việc này dẫn đến việc suy giảm hoạt động từ cơ quan tiêu hóa, chức năng miễn dịch và trí nhớ giảm sút.

Người cao tuổi cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng, người sút cân nhanh chóng, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ. Dễ hiểu khi ở người lớn tuổi bạn sẽ thấy tính khí thay đổi nhanh chóng, dễ nổi nóng và khó tính hơn.

nguyên nhân suy nhược cơ thể

Tuổi tác càng lớn thì sức khỏe suy giảm dẫn đến suy nhược cơ thể

Bị mắc các bệnh lý thực thể

Nhóm bệnh thực thế là các bệnh mạn tính hoặc bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi họng.. tái đi tái lại mà không khỏi dứt điểm. Bệnh tật âm thầm “tàn phá” sức khỏe và chất lượng cuộc sống khiến người bệnh rơi vào trạng thái yếu đuối, suy nhược cơ thể.

Gặp các vấn đề về tâm lý

Não bộ và hệ thống miễn dịch có mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng tâm lý sẽ ức chế các tế bào miễn dịch tạo ra trạng thái viêm nhiễm mạn tính do các mô tế bào dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.

Ngoài ra, stress dài ngày sẽ sản sinh ra hormone căng thẳng tràn khắp cơ thể khiến cơ quan miễn dịch bị yếu. Khi cơ thể liên tiếp bị đè nén tâm lý sẽ phát sinh hiện tượng mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và cạn kiệt năng lượng.

Vậy nên trong cuộc sống bận rộn, căng thẳng thường ngày mọi người nên có các biện pháp thư giãn tinh thần. Sử dụng các biện pháp để giải phóng tâm trạng như: nghe nhạc, khám phá vùng đất mới, tích cực nói chuyện với người thân, đồng nghiệp…

Biến chứng phụ của thuốc

Các loại thuốc chữa bệnh như thuốc chống lo âu, thuốc trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng histamin… dẫn đến suy nhược cơ thể.

Khi uống thuốc liên tục trong thời gian dài có thể gây ra trạng thái mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa… Nếu không điều chỉnh về liều lượng thuốc và nhóm thuốc sử dụng thì cơ thể dễ rơi vào trạng thái hư nhược nghiêm trọng.

tại sao suy nhược cơ thể

Tác dụng phụ của một số nhóm thuốc khiến sức khỏe giảm sút

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, chứng hư lao còn bắt nguồn từ chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, lao động mất sức, ăn uống thiếu chất. Người thiếu ngủ trong một thời gian dài, người sau phẫu thuật, sinh nở xong, người ngồi làm việc ít vận động dễ bị suy nhược.

IV - Suy nhược cơ thể kéo dài ảnh hưởng thế nào?

Suy nhược cơ thể phát triển bệnh âm thầm nhưng gây ra hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe và tinh thần của mọi người. Việc này được minh chứng cụ thể dưới đây:

Tác động đến sức khỏe

  • Gặp các vấn đề tim mạch, huyết áp, tiêu hóa, rối loạn tiền đình cùng hàng loạt những căn bệnh khác.
  • Người cao tuổi dễ xuất hiện chứng đột quỵ, suy giảm tuổi thọ.
  • Đối với mẹ sau sinh, suy nhược cản trở sức khỏe của người mẹ gây mệt mỏi, ốm yếu, rụng tóc, ít sữa…
  • Người bệnh hụt hơi, yếu sức, làm việc được một tí đã mệt nhoài làm giảm năng suất lao động, học tập. Việc này tác động lớn tới những người trong độ tuổi lao động kiếm tiền lo cho gia đình, sự nghiệp.

Tinh thần giảm sút nhanh

Người suy nhược luôn ủ rũ, tinh thần uể oải không muốn tham gia bất cứ hoạt động xung quanh. Phần lớn do chứng suy nhược làm con người yếu sức đồng thời họ lo lắng chữa trị bệnh nên tâm lý khó thoải mái, vui vẻ được.

suy nhược cơ thể kéo dài

Người bị suy nhược thì tinh thần ủ rũ, không có sức sống để hoạt động

Dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm

Hệ miễn dịch là lá chắn kiên cố cho cơ thể mỗi người trước các mối đe dọa bệnh tật từ xung quanh. Nếu hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khi mà môi trường, khí hậu, đồ ăn thức uống… có sự phức tạp như hiện nay.

V - Suy nhược cơ thể nên làm gì để khắc phục?

Hiện nay phần lớn người mắc chứng suy nhược thực hiện các biện pháp điều trị tâm lý, điều chỉnh dinh dưỡng - sinh hoạt và dùng thuốc để nhanh hồi phục thể trạng.

1. Điều trị suy nhược bằng thuốc điều trị

Tâm căn suy nhược cần khắc phục nhanh chóng để có cuộc sống chất lượng. Tuy nhiên mọi người phải chạy theo cuộc sống mưu sinh kiếm tiền nên chuyện ăn uống, sinh hoạt không đáp ứng.

Trong Đông y sở hữu nhiều bài thuốc bổ quý giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực nhanh chóng. Tuy vậy việc dùng thuốc cần thực hiện cẩn thận, tránh mua thuốc tại đơn vị kém uy tín để không nguy hại sức khỏe.

Hiện nay chỉ có Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 an toàn về nguồn gốc, có hiệu quả cao khi sử dụng. Viên uống điều trị toàn diện từ căn nguyên bệnh mang đến chuyển biến tích cực và ngăn ngừa triệu chứng suy nhược tái phát.

Cụ thể, theo Ngự y mật phương xác định đúng yếu tố thực sự gây suy nhược cơ thể là do cơ địa chi phối. Từ đó viên suy nhược với cơ chế bồi bổ khí huyết, lấy lại sự cân bằng âm - dương để cải thiện cơ địa người bệnh, duy trì trạng thái bình thường.

Từ đó đem đến kết quả khác biệt so với các biện pháp điều trị bệnh thông thường khác. Người bệnh dùng thuốc đều đặn giúp phục hồi sức lực cho người suy nhược, cải thiện đề kháng kém. Từ đó người bệnh ăn uống ngon miệng, ngủ ngon sâu giấc, tinh thần tràn đầy năng lượng và tiêu trừ mệt mỏi.

thuốc chữa suy nhược cơ thể

Thuốc chữa suy nhược cơ thể an toàn, hiệu quả cao

2. Điều trị tâm lý

Tâm trạng vui vẻ, thoải mái là yếu tố hàng đầu để người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Khi một người phải chịu áp lực tinh thần lớn sẽ làm yếu đi hệ thống miễn dịch, bệnh tật không được cải thiện.

Người bị bệnh mạn tính, tâm trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều thì bổ sung nhiều chất, dùng nhiều thuốc bổ cũng không tạo ra chuyển biến. Vậy nên trị liệu tâm lý giúp người bệnh hiểu rõ trạng thái, hướng tới lối sống lạc quan và tích cực nhất. Khi tinh thần tốt, sảng khoái tự khắc người bệnh ăn uống ngon miệng, ngủ ngon sâu giấc; sức khỏe phục hồi.

3. Chữa trị dứt điểm các bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể còn có thể do bệnh lý nền, bệnh nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch suy yếu, sức khỏe giảm sút trông thấy. Vậy nên khi thấy trong người có bệnh tật cần chữa trị khỏi triệt để, càng sớm càng tốt để đạt được sức khỏe tối ưu.

Khi thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh tật sẽ giúp cho các tế bào miễn dịch khỏe mạnh lâu dài. Mọi người dễ dàng thực hiện tốt công việc, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và ngăn chặn mầm bệnh sinh sôi.

VI - Cách phòng chống khi bị suy nhược cơ thể hiệu quả

Nền tảng sức khỏe tốt từ việc ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều cần hướng tới. Từ đó giúp mọi người nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa suy nhược hiệu quả.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để cơ thể nhanh chóng ổn định, kích thích vị giác thì cần tạo nên chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Ngoài việc cung cấp đủ các nhóm chất thì cần biến hóa đa dạng món ăn để người bệnh hứng thú trong ăn uống.

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm, kẽm như thịt, trứng, sữa, các loại cá tươi, động vật có vỏ. Hai nhóm chất quan trọng để các tế bào miễn dịch sinh sôi và ngăn ngừa suy nhược cơ thể.
  • Ưu tiên ăn các loại món ăn lỏng, mềm, thơm ngon hấp dẫn, dễ tiêu hóa như súp gà, súp bò chứa nhiều vitamin B6, chondroitin và các chất dinh dưỡng để cải thiện miễn dịch đường ruột.
  • Các loại rau củ có màu xanh để gia tăng chất xơ cùng vitamin, khoáng chất cần thiết rất tốt cho sức khỏe. Lưu ý về cách thức chế biến chỉ nên luộc sơ, hấp không nên hầm nhừ hoặc nấu quá kỹ.
  • Chú trọng các loại quả giàu vitamin nhóm B, C để tăng nhóm tế bào miễn dịch nhằm chống lại bệnh tật. Vitamin C xuất hiện nhiều ở nhóm quả cam, quýt, bòng, bưởi, chanh, bưởi, xoài, dứa, ổi và nhóm rau màu xanh đậm.
  • Lựa chọn các món cháo thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất có lợi với sức khỏe như: cháo gà hầm, cháo chim câu, cháo hạt sen,...
  • Sử dụng đồ uống như rượu vang, trà xanh để thu nạp các chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, chống lão hóa…
  • Loại bỏ các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm không rõ xuất xứ làm tổn hại đến sức khỏe.
cách điều trị suy nhược cơ thể

Cần đáp ứng thực đơn ăn uống khoa học - đủ chất dinh dưỡng

2. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Mọi người cần chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà theo hướng bền vững, lâu dài để hạn chế suy nhược cơ thể. Một số điều nên vận dụng để nâng cao thể trạng như:

  • Ổn định chất lượng giấc ngủ, đáp ứng thời gian nghỉ ngơi từ 8 - 9 tiếng mỗi ngày. Buổi trưa nên nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút để hồi phục năng lượng buổi chiều làm việc hiệu quả.
  • Điều chỉnh công việc, học tập và thời gian nghỉ ngơi khoa học để không bị căng thẳng tinh thần.
  • Tập luyện thể dục thể thao yêu thích mỗi ngày như chạy bộ, bơi lội, leo núi, đạp xe… giúp ổn định đề kháng, rèn luyện thân thể dẻo dai.
  • Thời gian rảnh nên tích cực tập các bộ môn thiền định, yoga, dưỡng sinh không chỉ tốt cho tinh thần mà còn nâng cao sức khỏe.
  • Ổn định trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa hiện tượng béo phì hoặc thiếu cân.
  • Không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày, thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn…
  • Năng ra ngoài giao lưu, tiếp xúc, đi chơi cùng bạn bè, con cháu, đi du lịch… để tạo niềm vui trong cuộc sống, xua tan đi sự cô đơn, phiền muộn.

Suy nhược cơ thể khi phát triển thời gian dài sẽ tạo ra nhiều tổn hại lớn tới sức khỏe và đời sống tinh thần. Vậy nên người bệnh cần nắm rõ thông tin và nguyên nhân hình thành bệnh từ đó có hướng cải thiện nhanh chóng. Mặt khác cần thực hiện chế độ ăn uống tốt, sinh hoạt khoa học và tinh thần vui tươi để hạn chế tâm căn suy nhược.

Lên đầu trang
Loading