Điều trị bệnh mạn tính bằng Đông y - Liệu pháp tối ưu cho người cao tuổi

2021-11-28 14:45:51

Hiện nay, người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh mạn tính dai dẳng như tiểu đường, xương khớp, tim mạch… Sự lão hóa các cơ quan cùng với sự suy giảm của hệ miễn dịch khiến cho việc điều trị các bệnh mạn tính ở nhóm người này trở nên khó khăn.

1. Thực trạng mắc các bệnh mạn tính ở người cao tuổi.

Khi tuổi ngày càng cao, sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm cùng với tình trạng lão hóa các cơ quan theo thời gian khiến cho người cao tuổi rất dễ mắc phải các bệnh mạn tính và thường xuyên tái phát.

Người cao tuổi rất dễ mắc phải các bệnh như các bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp), xương khớp (viêm khớp, gout), tiêu hóa (ăn uống không tiêu, đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đại tràng…), các bệnh liên quan tới thần kinh trung ương (Parkinson, Alzheimer…).

Khi gặp phải các bệnh mạn tính này, việc điều trị cho nhóm người cao tuổi phải tiến hành liên tục trong thời gian dài và thường không thể điều trị dứt điểm.

benh-man-tinh
Ở người cao tuổi, nhiều chức năng của cơ thể suy giảm, sức khoẻ yếu dần, dễ mắc bệnh

2. Điều trị bệnh mạn tính bằng Tây y.

Với các bệnh mạn tính, việc điều trị bằng Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, thậm chí một số thuốc có tác dụng tức thì, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Chẳng hạn, các thuốc giảm đau, chống viêm như NSAIDs (Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac…) giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau các khớp trong bệnh viêm khớp, các thuốc kháng histamin - H2 (Cimetidin, Ranitidin) giúp giảm nhanh các triệu chứng đau vùng thượng vị, giảm tiết acid ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng…

Nhìn chung các thuốc tân dược có tác dụng ngắn, chủ yếu thiên về điều trị triệu chứng, không tác động tới nguyên nhân gây bệnh nên việc bệnh chỉ đỡ được một thời gian và thường xuyên tái phát trở lại.

Chính vì bệnh thường xuyên tái phát và phải điều trị nhiều đợt trong thời gian dài khiến thuốc dễ bị nhờn, bệnh dần kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh tái phát ngày càng thường xuyên, thời gian mỗi đợt điều trị ngày càng dài, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, tác dụng phụ của thuốc thêm trầm trọng và chi phí điều trị ngày càng tăng.

thuoc-tay-y
Nhiều trường hợp điều trị không hiệu quả với thuốc tân dược và phải chấp nhận sống chung với bệnh tới hết đời.

3. Điều trị bệnh mạn tính bằng Đông y

Bệnh mạn tính là những bệnh đã diễn ra trong thời gian tương đối dài, khiến cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn và suy yếu dần.

Vì vậy điều trị bệnh mạn tính không chỉ chú trọng mỗi vào việc cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn phải tác động bồi bổ, phục hồi các cơ quan, thay đổi cơ địa trở về giống như không bị bệnh để các chức năng của cơ thể dần trở về trạng thái bình thường như trước khi bị bệnh.

Ở người cao tuổi, khả năng hấp thu và chuyển hóa các dược chất trong thuốc suy giảm khá nhiều so với người trẻ, do đó khi điều trị bằng các thuốc Tân dược, một số trường hợp kém hấp thu và giảm thải trừ thuốc khiến cho việc điều trị vừa kém hiệu quả mà lại gây tồn dư lượng lớn dược chât trong cơ thể, có thể gây ra sỏi thận, sỏi tiết niệu, gây tổn thương gan do phải chuyển hóa quá mức…

thuoc-dong-y
Tuy tác dụng chậm nhưng thuốc Đông y dần dần tác động vào bên trong cơ thể, giúp ích khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương

Với thuốc Đông y thì khác, việc phối ngẫu, kết hợp các thành phần trong bài thuốc Đông y hướng tới sự cân bằng, phù hợp với cơ thể. Đông y không chỉ tác dụng từ bên ngoài vào mà còn giúp bồi bổ, khôi phục từ bên trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, nâng cao khả năng hấp thu, từ đó tăng hiệu quả điều trị khi sử dụng thuốc Đông dược.

Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn khi so sánh với tân dược, có khi phải mất nhiều tuần, nhiều tháng mới thấy được hiệu quả điều trị một cách rõ ràng hơn.

Thuốc Đông y không làm cải thiện nhanh chóng và ngay lập tức các triệu chứng khó chịu của bệnh mạn tính nhưng về lâu dài hiệu quả điều trị của thuốc Đông y không hề thua kém so với tân dược, ngoài ra thuốc Đông y hợp với cơ địa của người cao tuổi hơn so với tân dược, có thể sử dụng lâu dài mà ít bị nhờ và tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài, dùng hết đợt điều trị, ngay cả khi các triệu chứng bệnh không còn. 

Tuy có tác dụng chậm nhưng thuốc Đông y dần dần từ từ, tác động vào bên trong cơ thể, giúp ích khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương....dần dần khôi phục chức năng và các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở về bình thường như lúc khỏe mạnh.

Không chỉ điều trị triệu chứng, thuốc Đông y thế hệ 2 phát triển từ các bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian còn có tác động vào cả nguyên nhân gây bệnh, thay đổi cơ địa, tăng dần sức đề kháng, do vậy, bệnh sẽ ít hoặc không tái phát. 

Vì những tác dụng trên, các thuốc Đông y có hiệu quả lâu dài, rất phù hợp để điều trị các bệnh mạn tính nên dù có ngưng sử dụng thì thuốc vẫn còn tác dụng một thời gian, chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.

Do đó, chi phí điều trị bệnh mạn tính sẽ giảm, chất lượng cuộc sống được cải thiện nên ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Lên đầu trang
Loading