Trị suy nhược cơ thể bằng Đông y thế hệ 2 - tác động từ căn nguyên bệnh

2021-11-28 14:45:51

Suy nhược cơ thể là một vấn đề bệnh lí ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại bởi rất nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường và cuộc sống tác động tới người bệnh

Suy nhược cơ thể là một vấn đề bệnh lí ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại bởi rất nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường và cuộc sống tác động tới người bệnh. Hiểu được bản chất của suy nhược cơ thể sẽ giúp người bệnh suy nhược được điều trị đúng cách, hiệu quả, nhanh chóng khôi phục sức khỏe trở về bình thường.

1. Suy nhược cơ thể là gì ?

suy-nhuoc-la-gi
Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40

Suy nhược cơ thể (hội chứng mệt mỏi mạn tính) là nhóm các triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt toàn thân cả về thể chất và tinh thần, kéo dài thường xuyên trong nhiều tháng, khiến bạn có cảm giác bệnh tật triền miên và chẳng còn chút năng lượng, sức lực cho bất kỳ hoạt động nào khác và dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ bạn vẫn không thấy đỡ hơn. Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 40.

2. Triệu chứng của suy nhược cơ thể

Bệnh nhân suy nhược cơ thể thường thấy mệt mỏi kéo dài và không cải thiện dù đã được nghỉ ngơi và có thêm 1 hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu
  • Người gầy, sụt cân, da xanh xao,
  • Ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ
  • Giảm tập trung, trí nhớ kém
  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt
  • Đau nhức cơ, đau mỏi cơ khớp nhưng không có biểu hiện viêm như sưng nóng đỏ khớp.
  • Sức đề kháng suy giảm nên thường xuyên bị cảm mạo
  • Giảm ham muốn tình dục

Nếu có thêm bệnh nền mạn tính như viêm xoang, viêm họng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, hen suyễn, dị ứng, thiếu máu, huyết áp thấp, thì ngoài những triệu chứng vừa nêu, người bệnh còn có thêm các triệu chứng của bệnh nền đó. VD: có thể có thêm triệu chứng của bệnh viêm xoang: nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi… hoặc có thêm triệu chứng của viêm dạ dày: đau và nóng rát vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, trào ngược…

3. Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể

Theo Đông y, gốc của bệnh là do sự mất quân bình âm dương, thiếu hụt khí huyết và công năng của các tạng phủ bất thường. Khi cơ thể khỏe mạnh, khí huyết dồi dào thì các “tà khí” như: phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa không dễ gì xâm nhập và gây bệnh cho người. Suy nhược cơ thể là chứng Hư lao có thể bắt nguồn từ 5 nguyên nhân dưới đây:

  • Bẩm tố bạc nhược tức là bẩm sinh thể chất không khỏe.
  • Phiền lao quá độ mà tổn thương ngũ tạng
  • Ẩm thực bất tiết, tổn thương tỳ vị
  • Bệnh nặng lâu ngày hoặc có bệnh mạn tính
  • Điều trị không phù hợp hoặc không điều trị làm tổn hao tinh khí

Trên thực tế, suy nhược cơ thể tiến triển mãn tính là bệnh cơ địa, tức là dù có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ địa mới là yếu tố quyết định bạn có bị suy nhược cơ thể hay không, suy nhược ở mức độ nặng nhẹ như thế nào... Nhiều người sinh hoạt, ăn uống, lao động bình thường nhưng vẫn bị suy nhược, trong khi có những người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc vừa trải qua phẫu thuật, sinh đẻ lại không bị suy nhược.

Đó là bởi với cơ địa khỏe mạnh, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ suy nhược cơ thể và nếu có mắc thì bệnh tình cũng nhẹ, nhanh khỏi trong khi với cơ địa bị suy yếu khiến bạn sẽ dễ bị suy nhược cơ thể hơn và đã mắc thì bệnh tình thường diễn biến phức tạp, tiến triển nặng và lâu khỏi hơn.

4. Nguyên tắc điều trị suy nhược cơ thể

Từ các nguyên nhân trên cho thấy đa phần người bị SNCT là do khí huyết âm dương và công năng của tạng phủ hư tổn. Đầu tiên hư tổn khí huyết âm dương ở một tạng phủ nào đó, do ngũ tạng tương quan (có sự liên hệ mật thiết với nhau), khí huyết đồng nguyên (cùng hóa sinh và chuyển hóa lẫn nhau), âm dương hỗ căn (có tác động qua lại). 

Vì thế mà trong quá trình bệnh biến một tạng tổn thương sẽ có ảnh hưởng đến tạng khác. Khí huyết là nguồn nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của các tạng phủ. Khí huyết sung túc, âm dương cân bằng, tạng phủ làm việc bình thường, cơ thể khỏe mạnh.

chua-suy-nhuoc-bang-dong-y
Theo Đông Y, người bị suy nhược cơ thể do khí huyết âm dương và công năng tạng phủ hư tổn

Vì vậy, một bài thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể cần phải có tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tạng và điều hòa âm dương. Khi âm dương điều hòa, khí huyết được sung túc, thay đổi cơ địa trở về bình thường sẽ giúp phục hồi cơ thể người bệnh.

5. Điều trị bằng sản phẩm suy nhược chuẩn đông y thế hệ 2

Theo Đông y, quan trọng nhất là phải hiểu rõ căn nguyên của bệnh để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp, đúng bệnh (trị đúng nguyên nhân), Thuốc Đông y giúp tái lập cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết, ôn trung, kiện tỳ, hoà vị, bổ can âm, ôn bổ thận dương, thận âm, dưỡng âm, an thần từ từ thay đổi cơ địa vừa điều trị suy nhược cơ thể vừa ngăn ngừa hiệu quả được bệnh tái phát.

Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là điều trị và hạn chế hiệu quả được suy nhược cơ thể tái phát. Bào chế thuốc Đông y là một nghệ thuật, cũng như nấu ăn. Cùng thành phần như nhau thì cách sao tẩm, bào chế sẽ quyết định hiệu quả của thuốc. 

Nếu chỉ sản xuất, bào chế theo các bài thuốc cổ phương trong sách, trên mạng thì người nào, công ty nào cũng làm được và tác dụng chỉ na ná như nhau, khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội.

Đó là lý do mà thị trường đầy các sản phẩm Đông y, các thực phẩm chức năng tác dụng không rõ rệt, nhưng được quảng bá tràn lan với công dụng như thần dược (kiểu nhà tôi 3 đời gia truyền…). Thậm chí có yếu tố lừa đảo: thuê các nghệ sĩ, bác sĩ quảng bá sản phẩm mà thực tế họ chưa hề dùng, bịa ra và đăng những trải nghiệm sử dụng của các bệnh nhân giả....

Chỉ sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo công thức bí truyền, tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp. Nhờ đó mà sản phẩm Đông y thế hệ 2 này đã giúp nhiều ca suy nhược nặng, đau ốm triền miên, chán trường trở về cuộc sống khoẻ mạnh, bình thường.

Lên đầu trang
Loading