5 Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả
Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày từ lâu đã được rất nhiều người bệnh áp dụng. Vậy nhọ nồi nên sử dụng như thế nào và trong bao lâu để đem lại hiệu quả cao và những ai nên dùng cách này. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài biết dưới đây.
I - Cơ chế chữa đau dạ dày của cây nhọ nồi ra sao?
Trong Đông y, nhọ nồi (hàn liên thảo) thuộc nhóm thảo dược có tính hàn, vị ngọt chua, có tác dụng giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng để chữa các bệnh về gan, thận, đường tiêu hóa.
Khi phân tích về thành phần hóa học, nhọ nồi chứa những hoạt chất như vitamin K, tanin, ecliptin, carotene, flavonozit…được chứng minh hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh dạ dày (như đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…) cũng như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày nhờ cơ chế trung hòa axit, giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày, giúp cầm máu và phục hồi các tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.
ĐỌC NGAY: Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung
II - Những cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi phổ biến
1. Mẹo trị đau dạ dày bằng nước cốt cây nhọ nồi
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi (cả cây) 100g.
Cách làm:
- Nhọ nồi đem rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo nước.
- Đem xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã.
- Lấy phần nước nhọ nồi lọc được hòa thêm với 1 lít nước.
- Chia nước thành 2 phần, uống trong ngày.
2. Chữa đau dạ dày với cây nhọ nồi và lá trắc diệp
Lá trắc diệp kết hợp với nhọ nồi có tác dụng khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi 100g
- Lá trắc diệp 25g.
Cách làm:
- Nhọ nồi, lá trắc diệp đem rửa sạch.
- Cho cả 2 loại vào ấm sắc thuốc, chế thêm 1,5 lít nước, đun cho đến khi nước cạn còn ⅓ (được khoảng 3 chén thuốc).
- 3 chén thuốc uống làm 3 lần sau ăn, uống hết trong ngày.
ĐỌC NGAY: Cách dùng nha đam chữa đau dạ dày
3. Trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi với bạch cập, táo đỏ, cam thảo
Bạch cập, táo đỏ cũng là những vị thuốc Đông y, khi dùng kết hợp với nhọ nồi sẽ giúp làm tăng thêm hiệu quả, có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giảm đau, hỗ trợ phục hồi phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi (cả cây) 100g.
- Bạch cập 20g.
- Táo đỏ 4 quả.
- Cam thảo 10g.
Cách làm:
- Nhọ nồi với bạch cập, táo đỏ, cam thảo đem rửa sạch.
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, chế thêm 1,5 lít nước, đun cho đến khi nước cạn còn ⅓ (được khoảng 3 chén thuốc).
- 3 chén thuốc uống làm 3 lần sau ăn, uống hết trong ngày.
4. Hết đau dạ dày với cây nhọ nồi và a giao, kinh giới, hương phụ, đậu ván, rễ cây hoa trang đỏ
Mỗi vị thuốc lại có những tác dụng riêng và khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả cho người bệnh, có tác dụng bồi bổ, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu, giúp cầm máu dạ dày.
Chuẩn bị:
- Nhọ nồi khô 100g.
- A giao 3g.
- Kinh giới 10g.
- Hương phụ 10g.
- Đậu ván 5g.
- Rễ cây hoa trang đỏ 5g.
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, chế thêm 1,5 lít nước, đun cho đến khi nước cạn còn ⅓ (được khoảng 3 chén thuốc).
- 3 chén thuốc uống làm 3 lần sau ăn, uống hết trong ngày.
Lưu ý: Với các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng nhọ nồi này, người bệnh nên duy trì uống trong khoảng 7 - 10 ngày để có thể cảm nhận hiệu quả.
ĐỌC NGAY: Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi
III - Những lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi
1. Đối tượng sử dụng
Dùng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày thường chỉ nên áp dụng đối với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ, người mới bị viêm loét dạ dày, vết loét nhẹ mới hình thành.
Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày nặng với các triệu chứng như đau dữ dội, nôn ra máu, đi tiểu ra máu…Việc áp dụng các bài thuốc cây nhọ nồi là hoàn toàn không phù hợp và không đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đối với các trường hợp bị viêm đại tràng mạn tính, người bị tiêu chảy, sôi bụng. Đối với những trường hợp người bệnh huyết áp thấp, bị rối loạn đông máu, trẻ em và phụ nữ đang mang thai…khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Chế độ ăn uống
Người bệnh muốn chữa đau dạ dày cũng cần chú trọng và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm:
- Nên ăn những loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như thực phẩm giàu tinh bột , thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm, các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm…
- Không nên ăn những đồ ăn khó tiêu hóa như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,cay nóng…
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Tránh dùng thuốc lá hoặc bia rượu
IV - Giải pháp khi trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi không hiệu quả
Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày vừa và nặng, bị mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, việc dùng cây nhọ nồi để chữa bệnh sẽ gần như không đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, để chữa dạ dày bằng nhọ nồi hiệu quả, người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng các bài thuốc, từ nguyên liệu đến việc đun, sắc, việc này có thể tốn không ít thời gian và công sức. Vì vậy, nếu dùng nhọ nồi đúng cách trong một khoảng 2 tuần mà vẫn không thấy cải thiện, người bệnh nên dừng việc sử dụng.
Nếu muốn tìm một phương pháp điều trị hiệu quả thực sự, cả trong các trường hợp bệnh mạn tính, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm Đông y chuyên biệt dành cho dạ dày (như sản phẩm dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2), tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh giúp khắc phục triệt để bệnh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
