Ăn tỏi có thực sự tăng sức đề kháng?

2024-07-19 15:00:11

Nhiều người thường truyền tai nhau ăn những tép tỏi sống giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt và giúp phòng ngừa bệnh tật. Vậy điều này có thực sự đúng hay không?

I. Ăn tỏi có tăng sức đề kháng?

Theo y học cổ truyền, tỏi vị cay, tính bình, thuộc kinh can giúp làm mát, tiêu trừ độc cho cơ thể. Nó được coi như vị thuốc kháng sinh tự nhiên giúp đề kháng khỏe, giúp hạ sốt, giải cảm, giải độc rất tốt. 

Đối với y học hiện đại, tỏi có chứa nhiều thành phần hợp chất, hoạt chất chống oxy hóa mạnh, tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa bệnh mãn tính. Bao gồm: 

  • Allicin là hoạt chất mang đến mùi vị đặc trưng và nhiều dược tính quan trọng cho tỏi như: Tiêu diệt và ức chế các loại vi khuẩn, virus gây bệnh; bao gồm cả virus cúm, herpes; Tác dụng giúp thông thoáng đường thở, tốt cho hệ hô hấp; Phòng ngừa, diệt trừ một số loại nấm có hại cho sức khỏe, điển hình như candida. Kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng. 
  • Một số hợp chất sulfur trong tỏi điển hình như diallyl disulfide, S-allyl cysteine… cũng rất tốt cho sức đề kháng. 
  • Vitamin C tốt cho hoạt động miễn dịch, chống lại các gốc tự do gây hại. 
  • Selen: Giúp các tế bào miễn dịch phát triển, hoạt động ổn định; tránh cơ thể bị tấn công bởi các gốc tự do. 
  • Mangan: Có vai trò thiết yếu giúp sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. 
  • Các hợp chất phenolic bao gồm như axit ferulic, quercetin... trong tỏi có khả năng chống oxy hóa cao. 
  • Prebiotics: Rất tốt cho lợi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa, phòng chống nhiều bệnh tật giúp cơ thể khỏe khoắn. 

Những thành phần hoạt chất này có trong tỏi với đặc tính chống oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các gốc tự do, nhờ đó tăng đề kháng mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nan y, mạn tính. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào, dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và bệnh Alzheimer.

ăn tỏi tăng sức đề kháng

>>> XEM THÊM: Bật mí 10 loại thức uống tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe

II. Một số công dụng khác của tỏi với sức khỏe

Bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn uống thường ngày giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh tăng sức đề kháng cho cơ thể tỏi còn có nhiều công dụng khác như:

1. Trị cảm lạnh

Tỏi có thể giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh nhờ đặc tính kháng khuẩn của allicin, hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bội nhiễm sau cảm lạnh. Nhờ vậy, tỏi giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khi bị cảm lạnh

2. Giảm cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Tỏi giúp giảm cholesterol xấu, cân bằng lượng cholesterol trong máu. Điều này rất có lợi cho tim mạch, hạn chế xơ vữa động mạch. Ngoài ra những chiết xuất từ tỏi cũng có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị huyết áp cao. 

3. Hỗ trợ bảo vệ gan khỏi tổn thương do ethanol 

Etanol là một hợp chất có trong đồ uống có cồn, có trong bia rượu và có ảnh hưởng tiêu cực đến lá gan. Tỏi giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan khỏi những tác động xấu do ethanol gây ra. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và có tác dụng nhất đinh, giảm thiểu bia rượu chính là cách tốt nhất bảo vệ gan và sức khỏe cơ thể lâu bền. 

4. Quản lý cân nặng

Tỏi có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng như giảm cân, giảm khối lượng mỡ thừa. Ăn tỏi sống khoảng 2 lần trong ngày, duy trì đều đặn trong vòng một tháng sẽ thấy giảm đi một lượng mỡ thừa nhất định, nhất là ở những vùng eo, bụng. 

5. Cải thiện trí nhớ

Các hoạt chất chống oxy hóa có trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra, trong đó có làm chậm sự phát triển của chứng bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác. 

6. Cải thiện sức khỏe xương

Ăn tỏi giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi từ đó hữu ích cho các quá trình điều trị xương khớp như loãng xương, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương. 

7. Đặc tính chống ung thư

Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống lại bệnh ung thư như: Allicin, diallyl sulfide, diallyl trisulfide, s-allylcysteine... Những hợp chất này ức chế sản sinh các tế bào ác tính như ngừng chu kỳ nhân đôi và phân chia tế bào ung thư. 

ăn tỏi tăng sức đề kháng

Ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: trị cảm lạnh, tăng cường trí nhớ, phòng ngừa ung thư...

>>> XEM THÊM: 8 Cách tăng sức đề kháng chống lại cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả

III. Các bài thuốc tăng sức đề kháng từ tỏi

1. Tỏi ngâm mật ong 

Đây là bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả cao, cách thực hiện cũng dễ dàng. Hai nguyên liệu này tạo thành hỗn hợp giữa allicin trong tỏi và các loại vitamin, khoáng chất dồi dào trong mật ong. Sự kết hợp hoàn hảo này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như phòng ngừa cảm cúm, ho sốt, sổ mũi, nghẹt tắc mũi, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư. 

2. Tỏi ngâm rượu 

Allicin khi kết hợp với rượu giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Uống rất tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh. 

3. Tỏi đen 

Trong tỏi đen có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với tỏi trắng. Đặc biệt là các sulfur hữu cơ, 
polyphenol, s-allylcysteine và chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có giúp đề kháng khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. 

4. Giã nát tỏi sống 

Cách này thực hiện rất đơn giản, người bệnh giã nát tỏi sống hòa cùng với nước để uống. Tỏi giúp kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm tốt, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, diệt trừ các tác nhân gây bệnh và phòng ngừa được các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi. 

Tỏi mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể gây hại cho dạ dày. Tốt nhất nên dùng một lượng vừa phải, khoảng 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày là hợp lý. 

Như vậy, bổ sung tỏi hằng ngày hoặc làm gia vị cho các món ăn sẽ giúp tăng cường đề kháng rất tốt. Phương pháp này an toàn, lành tính lại tiết kiệm chi phí, tuy nhiên mức độ hiệu quả có thể sẽ khác nhau ở mỗi người. 

Bài viết liên quan

  • Suy nhược thần kinh nên ăn gì?
    Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

    Khi bị suy nhược thần kinh việc ăn uống khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, vừa giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lại tốt cho sức khỏe. Vậy suy nhược thần kinh nên ăn gì? Cùng tìm hiểu qua bài viế...

  • Bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh: Thực hiện như thế nào?
    Bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh: Thực hiện như thế nào?

    Suy nhược thần kinh là căn bệnh tinh thần ngày càng nhiều người mắc phải ở xã hội hiện đại, không xử lý kịp thời gây tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần người bệnh. Rất nhiều trường hợp thự...

  • Ăn yến có tăng sức đề kháng không?
    Ăn yến có tăng sức đề kháng không?

    Là một món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, yến sào là sự lựa chọn của nhiều người mỗi khi muốn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Vậy ăn yến có làm tăng sức đề kháng không...

  • Người già có nên ăn yến không?
    Người già có nên ăn yến không?

    Dinh dưỡng tốt là yếu tố nền tảng giúp người cao tuổi bồi bổ, phục hồi thể trạng. Nhiều người truyền tai nhau người già ăn yến mang lại công dụng thần kỳ cho sức khỏe. Vậy điều này thực hư r...

  • 7 bài tập chữa suy nhược thần kinh hiệu quả
    7 bài tập chữa suy nhược thần kinh hiệu quả

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống trở nên khoa học hơn, việc luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp người bệnh suy nhược thần kinh cải thiện hiệu quả tì...

  • Hướng dẫn cách đánh cảm bằng gừng đơn giản, hiệu quả
    Hướng dẫn cách đánh cảm bằng gừng đơn giản, hiệu quả

    Gừng là nguyên liệu chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm phổ biến trong nền Y học cổ truyền. Một trong những phương pháp trị bệnh cảm bằng gừng được áp dụng hiện nay đó là đánh cảm bằng gừng. Nếu bạn...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ