I. Giới thiệu chung về bạch chỉ tán
Bạch chỉ tán có tên khoa học là Angelica dahurica - thuộc họ Apiaceae (Hoa tán), cũng được gọi với nhiều tên gọi khác như là chỉ hương, đỗ nhược, xuyên bạch chỉ, thần hiêu, phù ly… Ở Việt Nam, loại dược liệu này phân bổ nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Lào Cai... hoặc những vùng đồi núi có độ cao trên 500m.
Bạch chỉ là loại cây thân thảo, tuổi đời sống lâu năm, chiều cao trung bình 1,5m có cây có thể cao lên đến 2,5m. Thân cây có màu tím hồng hoặc xanh lục, thân phía dưới nhẵn còn phần thân cây bên trên lại mọc lông tơ, cây mọc thẳng và không nhiều tán nhánh.
Lá cây chia cánh giống hình lông chim, tán rộng, màu xanh và có quả hình bầu. Hoa của cây bạch chỉ có màu trắng sữa mọc thành cụm ở phía đầu cành hoặc mọc ra từ kẽ lá.
Trong Đông y, bộ phận dùng làm dược liệu thuốc của cây bạch chỉ chính là rễ.
Rễ cây bạch chỉ được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh
>>> XEM THÊM: [Hướng dẫn] Cách dùng cây mần ri chữa viêm xoang
II. Công dụng của bạch chỉ tán với sức khỏe nói chung
Theo tư liệu Đông y nghiên cứu, bạch chí có tính ấm, giúp hàn tán, chống khuẩn và giảm đau tốt, có tác dụng trừ phong, giải độc, hoạt huyết. Còn ở y học hiện đại, các nhà khoa học nghiên cứu ra được trong bạch chỉ có chứa Pommade - có khả năng phòng và điều trị chứng loét giác mạc do ảnh hướng từ cường độ ánh sáng cao. Thành phần Angelicotoxin trong bạch chỉ giúp tăng huyết áp, kích thích trung khu thần kinh vận mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch chỉ có tác dụng giảm đau, tăng tiết acid trong dạ dày và ức chế vi khuẩn phát triển, điều trị tốt các bệnh về thương hàn hay lao.
Vì vậy mà bạch chỉ hay xuất hiện trong các bài thuốc chữa trị bệnh lý khá đa dạng như:
- Điều trị đau đầu, đau chân răng, đau mắt, chóng mặt.
- Cải thiện tình trạng chảy nước nước mũi bệnh viêm đường hô hấp trên.
- Bài thuốc từ bạch chỉ chữa táo bón, trĩ, nhọt ngứa chứa mủ.
- Trị chứng đổ mồ hôi trộm, cảm cúm.
- Giải độc cho các vết cắn của côn trùng, rết, rắn…
- Bạch chỉ có trong thành phần bài thuốc trị bệnh phong.
- Bài thuốc bạch chỉ cũng có công dụng hạ sốt rất tốt.
- Chữa trị và cải thiện chứng tiểu tiện hoặc đại tiện ra lẫn máu.
III. Hiệu quả của bạch chỉ tán trong chữa trị viêm xoang
Khả năng chữa trị bệnh viêm xoang của bạch chỉ tán được khẳng định ở cả Đông y và Tây y:
Các lương y thời xưa xem trọng bạch chỉ trong các bài thuốc chữa xoang là do vị thuốc này có tính kháng khuẩn mạnh. Từ nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra bạch chỉ có khả năng ức chế nhiều nhóm vi khuẩn, trực khuẩn gây bệnh trong đó bao gồm cả các vi khuẩn gây nhiễm trùng viêm trong các hốc xoang…
Khi bùng phát chứng viêm xoang, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, nặng ở vùng đầu và mặt, đỏ mắt… do vi khuẩn tấn công gây sưng tấy nhiễm trùng xoang và lan ra các khu vực lân cận. Việc các bài thuốc bạch chỉ tán có thể tiêu diệt ổ viêm nhiễm vi khuẩn trong các hốc xoang sẽ dẫn tới giúp giảm đau, hạ sốt nên phương thuốc này sẽ rất hữu ích với người bệnh.
Trong bạch chỉ có chứa một thành phần chống viêm mang tên coumarin, giúp giảm tối đa tình trạng sưng nề tại niêm mạc hốc mũi, giảm ứ đọng dịch, tăng cường khả năng hô hấp cho người bệnh.
Cả Tây y và Đông y đều khẳng định công dụng chữa bệnh viêm xoang của bạch chỉ tán
>>> XEM THÊM: [Hướng dẫn] Cách dùng lá tía tô trị viêm xoang
IV. Sử dụng bạch chỉ tán chữa viêm xoang như thế nào?
Lưu truyền dân gian có nhiều công thức bài thuốc bạch chỉ tán chữa trị viêm xoang. Nếu bạn quan tâm và muốn thực hiện chữa viêm xoang bằng loại thảo dược này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:
1. Bạch chỉ tán chữa viêm xoang dị ứng
Mỗi ngày uống 1 thang thuốc sắc theo công thức dưới đây bạn sẽ thấy các triệu chứng khó chịu của viêm xoang dị ứng được cải thiện đáng kể.
Chuẩn bị các nguyên liệu vị thuốc:
- 12 mỗi loại bạch chỉ, bạch truật.
- 4g mỗi loại cam thảo và gừng.
- 16g hoài sơn.
- 16g ké đầu ngựa.
- 16g xuyên khung.
- 6g tế tân.
- 10g tang bạch bì.
Cách làm thuốc:
- Rửa sạch các nguyên liệu với nước sạch sau đó vớt ra để cho ráo nước.
- Bước tiếp cho tất cả các dược liệu vào sắc đun sôi trong khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước thuốc uống sử dụng trong ngày.
2. Công thức bài thuốc bạch chỉ tán chữa viêm xoang hôi miệng
Sau khi sử dụng bài thuốc này triệu chứng hôi miệng do viêm xoang sẽ được cải thiện rõ rệt. Bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g bạch chỉ.
- 30g xuyên khung.
- Một chút mật ong nguyên chất.
Cách làm thuốc:
- Dược liệu bạch chỉ và xuyên khung đem đi tán thành bột mịn.
- Sau đó trộn cùng mật ong và nặn thành từng viên nhỏ vừa miệng để ngậm (khoảng chừng bằng hạt ngô).
Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 - 3 viên.
Bạch chỉ tán tán bột kết hợp cùng các nguyên liệu khác chữa viêm xoang
3. Bạch chỉ tán chữa viêm xoang đau đầu
Với công thức bài thuốc này bạn sử dụng liên tục trong vòng từ 4 - 5 ngày sẽ thấy triệu chứng đau nhức đầu do viêm xoang gây ra sẽ được cải thiện, giảm nhẹ đi đáng kể.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 9g bạch chỉ.
- 9g tân di.
- 9g thương nhĩ.
- 4,5g bạc hà.
Cách làm thuốc:
- 4 dược liệu chuẩn bị bên trên đem đi tán thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng lấy 3g bột này hoài vào nước để uống.
4. Bạch chỉ tán chữa viêm xoang gây đau mắt
Bạn có thể pha trà uống từ bột bạch chỉ và ô dầu cải thiện tốt triệu chứng viêm xoang gây đau nhức mắt.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 16g bạch chỉ.
- 4g ô dầu.
Cách làm thuốc:
- Các dược liệu đem tán thành bột mịn.
- Mỗi lần uống lấy 1 ít hoà làm trà uống.
5. Bài thuốc bạch chỉ tán chữa viêm xoang chảy dịch mũi trong
Công thức bài thuốc từ bạch chỉ tán trị viêm xoang chảy dịch mũi trong thực hiện cũng rất đơn giản:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch chỉ tán.
- Hành.
Cách làm thuốc:
- Bạch chỉ tán thành bột mịn.
- Hành đem xay nhuyễn hoặc giã nát.
- Đem trộn các dược liệu này lại với nhau rồi vo thành viên thuốc khoảng 4g/viên.
Mỗi lần sử dụng 2 - 3 viên uống thành 2 lần trong ngày.
Viên uống bạch chỉ tán chữa triệu chứng chảy dịch mũi trong do viêm xoang
V. Lưu ý khi trị viêm xoang bằng bạch chỉ tán
Trước khi sử dụng bạch chỉ tán trị viêm xoang, cần lưu ý những điều sau:
- Nên thăm khám trước tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
- Bạch chỉ là dược liệu tự nhiên, tác dụng chậm chỉ tác dụng nhiều đối với trường hợp bệnh viêm xoang thể nhẹ vì vậy cần kiên trì sử dụng mới thấy có kết quả chuyển biến.
- Những đối tượng sau nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc bạch chỉ tán: trẻ sơ sinh và trả nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, đang dùng thuốc khác, đối tượng có sẵn bệnh lý nền…
- Những đối tượng sau đây không nên sử dụng các phương thuốc từ bạch chỉ: bị dị ứng mẫn cảm với dược tính có trong bạch chỉ, người có thể hỏa vượng, âm hư, huyết nhiệt dễ sinh ói, buồn nôn, người bị huyết hư, tổn thương khí huyết, người bệnh sốt xuất huyết hoặc da đang bị mụn nhọt nhiều chưa vỡ mủ.
- Trong quá trình điều trị cần thiết kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt khoa học.
Dùng bạch chỉ tán trị viêm xoang nhận được phản hồi tích cực có đem lại hiệu quả tốt, tuy nhiên kết quả này còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ, bạn cần tham khảo nhận tư vấn thêm từ bác sĩ trước khi thực hiện.