I - Tác dụng của các bài tập (yoga, kegel) đối với người bị bệnh trĩ
Có một số bài tập nhất định như yoga, kegel có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh trĩ. Cụ thể chúng đem lại một số lợi ích như sau:
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp đi ngoài dễ dàng hơn: Khi người bệnh thực hiện các động tác vùng bụng, hoặc thân dưới sẽ cải thiện tuần hoàn máu tới đại trực tràng, giúp bạn đi ngoài được dễ dàng. Không chỉ có vậy, các bài tập này cũng đốt cháy năng lượng, giúp cơ thể nhanh đói và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, cải thiện được chức năng hệ tiêu hóa.
- Giảm triệu chứng bệnh trĩ: Khi người bệnh đi đại tiện dễ hơn, thì cũng đồng thời làm giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng trực tràng, hậu môn và nhờ đó có thể làm giảm đau khi bị trĩ. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng chảy máu khi đi ngoài, ngứa, rát hậu môn…
- Giúp tinh thần thoải mái: Nếu người bệnh đang rất căng thẳng, áp lực trong cuộc sống thì hãy thử áp dụng các bài tập chữa bệnh trĩ. Chúng có thể giúp cho tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn, suy nghĩ yêu đời và lạc quan hơn, vì thế cũng góp phần tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh trĩ khác.
II - 11 bài tập chữa bệnh trĩ giúp co búi trĩ hiệu quả tại nhà
1. Bài tập co cơ sàn chậu
Co cơ sàn chậu giúp làm thư giãn cơ thắt hậu môn, và nhờ đó làm giảm triệu chứng bệnh trĩ, ngăn ngừa búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn.
Bài tập co cơ sàn chậu được thực hiện như sau:
- Giữ mình ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi.
- Siết chặt lại cơ vùng hậu môn như thể bạn đang ngăn không cho mình xì hơi.
- Giữ động tác trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng cơ để về trạng thái bình thường trong 10 giây.
- Lặp lại cách này khoảng 5 lần, nhưng các lần tiếp theo chỉ siết cơ ở mức độ nhẹ.
Thực hiện bài tập này từ 2-4 lần trong ngày, mỗi tuần khoảng 4-5 lần để thu được hiệu quả nhất.
2. Bài tập tư thế Balasana
Bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu vùng hậu môn, khắc phục tình trạng táo bón đồng thời giúp thư giãn cơ vùng mông, chân.
Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn thực hiện bài tập này:
- Trải một chiếc thảm xuống dưới nền nhà, thực hiện động tác quỳ lên thảm. Sau đó, chống hai tay xuống thảm.
- Dùng lực của đôi tay để kéo đẩy phần trên cơ thể theo suốt chiều dọc, sao cho vùng mông đưa lên cao và hạ xuống thấp gần với bắp chân.
- Thực hiện liên tục động tác này mỗi lần khoảng 10 phút, sau đó nghỉ khoảng vài phút và lặp lại.
3. Bài tập gác chân lên tường
Đây là bài tập lý tưởng dành cho những người đang bị đau búi trĩ, có thể giúp giảm đau, giảm kích ứng búi trĩ và tăng cường tuần hoàn máu đến vùng hậu môn.
Bài tập gác chân lên tường được thực hiện như sau:
- Trải một chiếc thảm gần sát bên tường, giữ cơ thể ở tư thế nằm sao cho vùng hậu môn hướng sát vào tường, chân được đặt lên tường giữ trong 5 phút.
- Để tay ở bất kỳ vị trí nào miễn là bạn cảm thấy thoải mái, hoặc bạn có thể dùng tay xoa bụng.
Hết 5 phút thì bạn có thể hạ chân xuống nằm thư giãn và tiến hành lặp lại động tác này.
4. Bài tập tư thế Pawanmuktasana
Bài tập tư thế Pawanmuktasana được cho là có tác dụng thư giãn cơ vùng bụng, hậu môn và ở mông, hỗ trợ chức năng tiêu hóa được tốt hơn.
Các bước thực hiện bài tập này như sau:
- Trải một chiếc chiếu hoặc thảm dưới sàn nhà. Nằm ngửa lên trên chiếc thảm này.
- Dùng hai tay ôm một gối hoặc ôm tất cả hai gối.
- Giữ nguyên tư thế này tối đa trong 1 phút.
5. Bài tập Baddha Konasana (Tư thế góc cố định)
Bài tập này giúp kéo giãn cơ vùng háng một cách tối đa mà không gây hại, không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của bộ phận này. Đặc biệt, bài tập này có thể sử dụng cho cả phụ nữ đang mang thai và mang lại kết quả tốt. Không những vậy bài tập tư thế góc cố định còn giúp tăng độ săn chắc cho cơ bàng quang và cơ vùng bụng.
Cách tập tư thế góc cố định như sau:
- Hai chân duỗi thẳng, lưng và đầu cũng ở tư thế thẳng. Ngồi trên thảm mềm.
- Uốn cong đầu gối, co chân lại càng gần háng càng tốt, dùng tay để giữ bàn chân cố định.
- Hít sâu, thở ra và từ từ hạ hai đầu gối xuống sát mặt thảm.
- Tiếp tục để lưng thẳng, lòng bàn chân hướng ra phía ngoài.
6. Bài tập thủ ấn Ashwini
Bài tập Ashwini cực kỳ tốt cho sức khỏe đại tràng, giúp người bệnh không còn lo lắng về táo bón, hạn chế sưng viêm tĩnh mạch trực tràng do phải rặn sức quá mạnh mỗi khi đại tiện. Đồng thời bài tập này còn giúp cải thiện chức năng của thần kinh và cơ xung quanh hậu môn, hỗ trợ tuần hoàn máu và khắc phục triệu chứng bệnh trĩ.
Cách tập luyện như sau:
- Có thể nằm hoặc ngồi, nhưng cần giữ cho cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất.
- Hít vào, giữ hơi thở trong khoảng 4-5 giây và đồng thời co cơ hậu môn. Sau đó thở ra, và từ từ thả lỏng cơ hậu môn.
- Trở về trạng thái hít thở bình thường trong khoảng 8-9 giây, sau đó lại lặp lại động tác như trên.
7. Bài tập tư thế tấm ván cao
Nếu tập luyện thường xuyên cùng với bài tập này có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh của cơ trực tràng, giảm những biểu hiện khó chịu khi mắc bệnh trĩ.
Các động tác thực hiện bài tập này như sau:
- Chuẩn bị một tấm thảm tập, sau đó nằm sấp, dùng lòng bàn tay chống lên mặt thảm. Sau đó duỗi thẳng chân sao cho gót chân hướng lên trên, các ngón chân bám vào mặt thảm.
- Kết hợp cả tay và chân để nâng người lên mức cao nhất (giống động tác đưa người lên cao khi chống đẩy), siết chặt các cơ ở đùi để tư thế cơ thể luôn là đường thẳng.
- Hít thở nhẹ nhàng, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó từ từ hạ người xuống thảm tập.
8. Bài tập thở sâu
Bài tập thở sâu rất cần thiết cho những người bệnh trĩ, với bài tập này sẽ giúp người bệnh thư giãn tinh thần, làm săn chắc cơ vùng bụng, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Động tác của bài tập này như sau:
- Ngồi trên một chiếc ghế, hai tay chạm vào hai bên thắt lưng.
- Khi hít vào, bạn cố gắng hít sâu sao cho vòng bụng tăng dần kích thước.
- Ngược lại khi thở ra, bạn hãy thở nhẹ nhàng để sao cho vòng bụng từ từ giảm dần.
- Thực hiện động tác này liên tục trong 2-3 phút.
9. Bài tập nâng chân tại chỗ
Bài tập nâng chân tại chỗ có thể giúp phục hồi tổn thương ở hậu môn trực tràng, đồng thời tăng cường lưu thông máu vùng hậu môn giúp hỗ trợ cho đại tiện tốt, phòng ngừa bệnh trĩ tiến triển.
Cách thực hiện như sau:
- Ban đầu, bạn đứng ngay ngắn trên sàn nhà.
- Sau đó, nâng đùi ở một bên chân lên sao cho đùi tạo đầu gối một góc vuông, phần đùi song song với nền nhà.
- Tiếp theo, bạn hạ bàn chân này xuống và thực hiện động tác tương tự như vậy với bên chân còn lại.
10. Các bài tập vận động hậu môn
Các bài tập này rất thích hợp với những người phải ngồi một chỗ làm việc lâu trong thời gian dài, chúng giúp cơ hậu môn có thể cử động linh hoạt, phòng ngừa táo bón và trĩ tiến triển.
Bạn có thể tham khảo các bài tập vận động hậu môn như sau:
- Trong khi đang đi ngoài, bạn có thể tác động vào một số huyệt đạo (chẳng hạn như huyệt nằm giữa nhân trung) để giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, hạn chế rặn quá mạnh làm cho tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng viêm sưng quá mức.
- Có thể tập đóng mở hậu môn bằng cách khi đi tiểu, bạn hãy co hậu môn lại, sau đó lại mở ra như kiểu đi tiểu rát cho đến khi hết nước tiểu thì thôi.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy tập hít thở sâu đồng thời lấy tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để tránh cơ thể bị táo bón, hạn chế bệnh trĩ tiến triển xấu đi.
11. Bài tập đi bộ
Và bài tập đơn giản nhất dành cho người bệnh giúp làm giảm triệu chứng bệnh trĩ, tăng cường sức mạnh cho vùng cơ hậu môn đó chính là đi bộ. Bạn nên đi bộ ở những nơi bằng phẳng, tránh gồ ghề mấp mô nhiều chướng ngại vật, và mỗi ngày nên đi bộ khoảng 20-30 phút.
Cách thức đi bộ đúng cách như sau:
- Trước hết hãy thả lỏng tay chân, đứng thẳng người.
- Sau đó bước đi từng bước nhẹ nhàng, xen kẽ giữa các lần bước thì bạn lên co cơ hậu môn lại.
Lưu ý: bạn nên lựa chọn trang phục rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tập luyện.
Tìm hiểm thêm: Bệnh trĩ có nên đi bộ hoặc chạy bộ thường xuyên?
III - Những bài tập mà người bệnh trĩ nên tránh
Không phải bài tập nào cũng tốt cho người bệnh trĩ, có những bài tập có thể gây hại cho người bệnh. Ví dụ như:
- Tập tạ: Tập tạ làm cho vùng hậu môn chịu sức ép rất lớn. Ngoài ra, tập tạ có thể khiến búi trĩ phình to và dài ra nhiều hơn.
- Đạp xe: Hình thức tập thể dục này có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh trĩ, do tư thế đạp xe sẽ dồn trọng lực xuống dưới hậu môn làm cho tĩnh mạch khu vực này bị giãn ra.
- Tập Squat hoặc tập cơ bụng: Động tác của bài tập này giống như kiểu cố gắng không xả hơi vùng hậu môn, khiến cho áp lực lên hậu môn tăng cao. Và từ đó làm cho các triệu chứng bệnh trĩ ngày càng nguy hiểm hơn.
Giải đáp thắc mắc: Có nên tập thể dục khi bị trĩ?
IV - Vài lưu ý khi thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ
Để thực hiện bài tập giảm bệnh trĩ có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Nên lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe, không tập luyện quá sức vì có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể.
- Lựa chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi: Điều này có thể làm hạn chế sự ma sát giữa quần áo và búi trĩ để tránh làm tổn thương cho búi trĩ.
- Vệ sinh cơ thể để tránh tích tụ mồ hôi ở khu vực hậu môn và búi trĩ, việc này sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng do vệ sinh không tốt.
- Sau khi thực hiện các bài tập này, cơ thể thường bị mất nước có khiến cho tình trạng trĩ táo bón ngày càng nặng thêm. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước sau khi tập.
Trên đây là toàn bộ các bài tập chữa bệnh trĩ mà bạn cần phải biết để có thể tập luyện thành công, an toàn giúp góp phần cải thiện bệnh lý này. Rất mong bạn sẽ sớm điều trị khỏi bệnh trĩ, có sức khỏe tốt và luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé.