Tổng hợp các bài thuốc ngâm rượu đại bổ khí huyết

2023-12-26 10:32:50

Sử dụng bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết là một trong những giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng, giúp chúng ta sống khỏe mạnh hơn. Nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ về những lợi ích mà loại rượu này đem lại, hoặc các loại rượu ngâm vị thuốc để bồi bổ khí huyết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này.

I - Quan niệm về rượu bổ khí huyết

Theo quan điểm Đông Y, rượu bổ khí huyết là loại rượu được ủ từ những vị thuốc, bài thuốc Y học cổ truyền có tác dụng ích khí, hành huyết, ổn định sức khỏe tổng thể và tăng lưu lượng tuần hoàn máu.

Đông Y đề cao vai trò của rượu (nếu sử dụng với liều lượng hợp lý, không lạm dụng quá mức) trong việc cải thiện sức khỏe. Rượu bổ khí huyết giúp cải thiện đề kháng, bảo vệ tim mạch và ngăn chặn các bệnh mạn tính (tiểu đường, viêm gan, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, bệnh gout, rối loạn tiêu hóa…).

Sử dụng bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết phù hợp cho các đối tượng: người bệnh lưu thông khí huyết kém, hay bị đau nhức người, tiêu hóa kém, xương khớp đau nhức, đau đầu, chóng mặt. Người mất ngủ do thiếu máu não, tê bì chân tay do thiểu năng tuần hoàn máu ngoại vi.

Ngoài ra, các thầy thuốc Y học Cổ truyền còn sử dụng rượu như là một chất “dẫn thuốc” vào tạng phủ đang cần chữa bệnh hoặc kinh lạc, điều hòa khí huyết.

Ngoài ra, bài thuốc bồi bổ khí huyết còn ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa các bệnh do khí huyết ứ trệ, lưu thông kém. Tuy nhiên bạn nên chọn bài thuốc ngâm rượu phù hợp với sức khỏe và không gây hại cho cơ thể. Đồng thời ưu tiên các vị thuốc ngâm có nguồn gốc cụ thể, đáp ứng về chất lượng.

rượu bổ khí huyết

Rượu bổ khí huyết chứa các vị thuốc tốt cho sức khỏe

II - Bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết nên thực hiện

Các vị thuốc sử dụng để ngâm rượu giúp cơ thể đả thông khí huyết, thu nhận các chất hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc tốt cho khí huyết mọi người có thể tham khảo.

1. Thang ngâm đại bổ khí huyết

Bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết là rượu đại bổ do Viện Y học Cổ truyền Bộ Công An nghiên cứu. Thang ngâm đại bổ giúp phục hồi sức khỏe, phòng ngừa biểu hiện mệt mỏi, chữa trị đau lưng, ngăn ngừa cảm cúm.

Ngoài ra, bài thuốc thang ngâm có công dụng bồi bổ chức năng gan thận, nâng cao khí huyết để gân cốt chắc khỏe.

Các nguyên liệu có trong rượu thang ngâm đại bổ bao gồm: Đương quy, khương hoạt, cốt toái bổ, hồng sâm, bạch thược, đại táo, phòng phong, táo nhân, xuyên khung, đào nhân, thục địa, bạch truật.

Cách dùng bài thuốc này như sau:

  • Các vị thuốc rửa sạch rồi để khô nước sau đó đem ngâm cùng với 5 lít rượu (loại từ 35-50 độ).
  • Ngâm rượu vào hũ thủy tinh từ 30 ngày trở lên rồi sử dụng.
  • Hàng ngày uống rượu từ 1 - 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 20 - 30ml.
  • Có thể uống loại rượu này trực tiếp hoặc thêm chút đường để giảm vị đắng của rượu.

Sau khi uống hết rượu đã ngâm trong bình, bạn có thể rót thêm rượu trắng để ngâm tiếp. Tuy nhiên tác dụng của các loại dược liệu sẽ giảm bớt và hương vị không đậm đà như lần uống đầu.

bài thuốc đại bổ khí huyết

Các vị thuốc trong bài thuốc ngâm rượu Thang ngâm tốt cho sức khỏe

2. Bài thuốc Thập bổ hoàn

Bài thuốc Thập bổ hoàn có tác dụng bổ máu, thúc đẩy lưu thông khí huyết, chữa ra mồ hôi trộm, hạn chế tiểu nhiều, tiểu đêm, chữa xương khớp đau nhức.

Bài thuốc Thập bổ hoàn bao gồm các vị thuốc tốt như: Đỗ trọng, câu kỷ tử, ngưu tất, sơn thù, hoài sơn, thỏ ty tử, ngũ vị tử, mạch môn, lộc nhung.

  • Ngâm riêng lộc nhung (trước khi ngâm thì bạn cần thái nhỏ) bằng 3 lít rượu.
  • Vị thuốc khác ngâm trong hũ khác cùng 5 lít rượu.
  • Ủ 2 loại rượu này trong 2 tháng, sau đó lấy 2 lít rượu lộc nhung trộn với 1.7 lít rượu của các vị thuốc, khuấy đều hỗn hợp.

Cách sử dụng: Mỗi lần uống 20ml rượu, mỗi ngày dùng 2-3 lần, uống vào buổi trưa vào buổi tối (không sử dụng rượu này vào buổi sáng).

3. Quy tỳ thang kiện tỳ, bổ khí huyết

Bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết Quy tỳ thang có tác dụng ích khí, giảm căng thẳng mệt mỏi, kích thích ăn ngon miệng và phòng ngừa các bệnh gây hại cơ thể.

Các nguyên liệu của bài thuốc Quy tỳ thang bao gồm: Phục linh, nhân sâm, đương quy, táo nhân, viễn chí, thục địa, mộc hương, bạch truật, chích kỳ, viễn chí, chích thảo, long nhãn, liên nhục, trần bì.

Cách ngâm rượu Quy tỳ thang như sau: Ngâm các vị dược liệu trong 2 lít rượu trắng trong 30 ngày là có thể uống được. Mỗi ngày sử dụng mọi người nên dùng 1 chén nhỏ, ngày dùng 2 - 3 lần để ổn định thể trạng.

bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết

Bài thuốc Quy tỳ thang chứa các dược liệu an toàn, lành tính

4. Bài thuốc dưỡng can huyết

Bài thuốc Bổ can thang gia có công dụng cải thiện khí huyết, nâng cao tinh thần nhanh chóng. Rượu ngâm còn có khả năng chữa trị cơ thể suy nhược, thần kinh căng thẳng mệt mỏi, người mất ngủ chán ăn, chân tay tê bì, chóng mặt đau đầu, buồn nôn, viêm gan mạn tính, viêm dây thần kinh ngoại biên, da khô.

Các dược liệu có trong bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết gồm: Xuyên khung, thục địa, táo nhân, bạch thược, hà thủ ô, đại táo, chích thảo, câu kỷ tử.

Cách dùng bài thuốc này như sau: Ngâm các dược liệu trên trong rượu trắng, ngâm khoảng 1 tháng là có thể uống được. Hàng ngày sử dụng từ 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ để sức khỏe ổn định cực tốt.

5. Bài thuốc Thập toàn đại bổ

Bài thuốc Thập toàn đại bổ nổi tiếng trong nền Y học Cổ truyền với khả năng bổ phủ tạng, cải thiện khí huyết và ổn định sức khỏe. Rượu ngâm từ Thập toàn đại bổ còn phù hợp cho người ốm yếu, người muốn ổn định thể trạng và cải thiện đề kháng.

Bài thuốc Thập toàn đại bổ bao gồm các vị thuốc như sau: Bạch thược, bạch truật, chích hoàng kỳ, nhân sâm, đương quy, xuyên khung, đại táo, phục linh, nhục quế, cam thảo, thục địa.

Cách sử dụng như sau: Dùng 3 thang Thập toàn đại bổ ngâm cùng 3 lít rượu trắng trong 30 ngày. Người muốn hồi phục thể lực nên dùng với liều 30ml/ngày, uống trước bữa ăn vào buổi tối.

bài thuốc ngâm thập toàn đại bổ

Bài thuốc ngâm Thập toàn đại bổ giúp nâng cao thể trạng nhanh chóng

Các bài thuốc ngâm rượu bổ khí huyết ổn định cơ thể khi được sử dụng với định mức, thời gian hợp lý. Tuy nhiên người bệnh nên tham vấn bác sĩ về các vị thuốc, liều lượng thuốc cân bằng với thể trạng nhằm bảo vệ sức khỏe. vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading