Bị trĩ có uống cà phê được không? Có làm bệnh nặng hơn?

2024-03-27 08:54:46

Bệnh trĩ và cà phê tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng những nghiên cứu chỉ ra, uống cà phê có thể ảnh hưởng đến tình trạng trĩ. Vậy bị trĩ có nên uống cà phê? Những tác động của cà phê đối với bệnh trĩ sẽ được giải thích tại bài viết này.

I - Cà phê ảnh hưởng như thế nào đối với người bị bệnh trĩ?

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, bệnh trĩ xuất phát từ việc các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị sưng, viêm do nhiều nguyên nhân như áp lực, chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh lý…Theo thời gian, những bó tĩnh mạch này sẽ bị giãn và phình to tạo thành các búi trĩ, có thể sa ra ngoài hậu môn.

Mặc dù chế độ ăn uống là yếu tố kích thích bệnh trĩ, nhưng việc uống cà phê (và những đồ uống chứa caffeine nói chung) không phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên nếu người mắc bệnh trĩ thường xuyên uống cà phê có thể khiến tình trạng bệnh trở nghiêm trọng hơn theo nhiều cách khác nhau. Do đó trong thời gian bị trĩ, người bệnh tốt hơn hết nên hạn chế tối đa loại đồ uống này. Một số ảnh hưởng của việc uống cà phê đối với người bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Gây mất nước khiến phân cứng: Tính lợi tiểu của caffeine thường khiến người bệnh trĩ đi tiểu nhiều lần sau khi uống. Và nếu không bù lại lượng nước mất đi có thể khiến cơ thể bị mất nước. Khi này ruột già thường có xu hướng hút nước từ phân, khiến cho phân trở nên khô cứng. Điều này vô tình khiến cho phân khó thoát ra ngoài khi đi đại tiện, khiến người bệnh phải rặn, có thể gây tổn thương cho tĩnh mạch hoặc lớp niêm mạc hậu môn.
  • Gây kích thích đại tiện hoặc tiêu chảy: Ngược lại với việc gây táo bón, caffeine trong cà phê còn là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở một số người. Khi đó, nhu động ruột bị kích thích sẽ làm tăng tần suất đi đại tiện, và thậm chí có thể gây tiêu chảy, khiến tình trạng trĩ ngày một trầm trọng hơn.
  • Ảnh hưởng tới thời gian hồi phục của bệnh trĩ: Như đã biết, caffeine có thể gây mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ. Trong khi đó ngủ là khoảng thời gian cơ thể được phục hồi và chữa lành. Nếu như giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể khiến cho tình trạng sưng viêm tại vùng hậu môn lâu lành hơn, qua đó khiến bệnh trĩ lâu lành hơn.

Bệnh trĩ uống cà phê có sao không?

II - Có nên cắt giảm hoàn toàn cà phê khi bị trĩ?

Mặc dù uống cà phê có thể ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh trĩ, nhưng đó là khi uống thường xuyên, uống không kiểm soát. Người bệnh không nên vì thế mà đột ngột ngưng uống cà phê, bởi điều này có thể gây thêm những triệu chứng “cai nghiện caffeine” khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt… Thay vào đó nên từ từ giảm lượng caffeine mỗi ngày, uống kèm nước hoặc chuyển sang những loại cà phê đã khử caffeine. Cụ thể:

1. Giảm dần tần suất, liều lượng cà phê

Thay vì cắt hoàn toàn cà phê khi bị trĩ, người bệnh có thể giảm dần lượng caffein nạp vào để cơ thể có thể quen dần với điều đó, hạn chế các triệu chứng cai caffeine. Thực hiện giảm mức tiêu thụ caffeine từ từ, ổn định, đồng thời có thể lựa chọn các sản phẩm tương tự chứa ít caffeine hơn để thay thế cà phê.

Bạn đã biết: Uống gì để co búi trĩ?

2. Chuyển sang uống cà phê decaf

Cà phê decaf là cà phê đã khử caffeine, đây là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo đối với người có thói quen uống cà phê. Thức uống này vẫn có vị như cà phê truyền thống, tuy nhiên một tách cà phê decaf chỉ có 2 đến 15 mg caffeine. Uống cà phê decaf vừa khiến cơ thể không gặp các triệu chứng cai nghiện caffeine, vừa hạn chế tối đa những ảnh hưởng của caffeine đến tình trạng trĩ của mình.

Ngoài ra, có thể chọn thức uống lành mạnh hơn là trà xanh với nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Cà phê decaf đã khử caffeine cho người bệnh trĩ

3. Uống kèm nước

Uống thêm nước để bù lại lượng nước bị hao hụt trong quá trình đi vệ sinh bởi tác động lợi tiểu của caffein. Việc uống kèm nước khi uống cà phê và uống đủ nước mỗi ngày sẽ khiến phân mềm hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, từ đó hạn chế áp lực lên búi trĩ và cũng giảm thiểu tình trạng sa búi trĩ, giúp bệnh trĩ nhanh lành hơn.

Tìm hiểu thêm: Bị trĩ có uống bia được không?

Không chỉ cà phê mới gây ảnh hưởng đến bệnh trĩ, những thực phẩm, thức uống có chứa caffeine như trà, nước tăng lực, chocolate… đều có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, tốt hơn hết là người bệnh cần hạn chế tối đa lượng caffeine nạp vào cơ thể, đồng thời uống thêm nước để giảm thiểu những tác động tiêu cực của cà phê đến bệnh trĩ.

Lên đầu trang
Loading