Người bị cảm có nên tắm không? Làm gì khi bị cảm cúm, cảm lạnh?

2023-10-09 17:19:41

Người bị cảm có nên tắm không? Bởi việc vệ sinh cơ thể đúng cách khi đang bị cảm là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Có quan điểm thì cho rằng không nên tắm gội, có người thì nghĩ rằng vẫn cần tắm rửa làm sạch. Vậy nên xoay quanh việc có cần vệ sinh cá nhân trong thời gian bị cảm hay không sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết.

I - Bị cảm cúm, cảm lạnh có tắm được không?

Dân gian thường truyền tai nhau rằng khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh thì cần kiêng tắm. Người bệnh không nên tiếp xúc với nước vì làm cho bệnh nặng dần lên. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học, người cảm lạnh, cảm cúm có thể tắm bình thường nhưng cần thực hiện đúng cách để an toàn cho sức khỏe.

Khi người bệnh mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh thì lên cơn sốt cao, mồ hôi đổ ra ngoài nhiều để hạ thân nhiệt. Cơ chế này đồng nghĩa với việc cơ thể đem theo các chất độc hại virus gây cảm cúm ra ngoài qua đường mồ hôi. Nếu không tắm rửa cẩn thận sẽ gây bít tắc lỗ chân lông ở da dẫn đến nhiều bệnh lý hình thành.

Vì vậy khi tắm rửa trong lúc mắc cảm cúm có thể giúp làn da được sạch sẽ. Ngoài ra, khi tắm nên ưu tiên dùng nước ấm để giảm biểu hiện của bệnh cảm như: ho có đờm, chảy nước mũi, dịch nhầy nhiều ở mũi, giảm mệt mỏi.

cảm cúm cảm lạnh có tắm được không

Người mắc chứng cảm có thể tắm bình thường nhưng cần thực hiện đúng cách

II - Những trường hợp không nên tắm khi cảm cúm, cảm lạnh

Người bị cảm có thể tắm khi mắc bệnh nhưng cần dựa trên thể trạng và triệu chứng bệnh. Nếu người đang bị cảm không nên tắm trong các trường hợp sau để tránh bệnh trở nặng:

  • Người có triệu chứng cảm cúm ở mức độ nặng: Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, người đổ nhiều mồ hôi, ho dữ dội, đau nhức toàn thân… không nên tắm. Nếu cố tình tắm gội ở giai đoạn bệnh này khiến các biểu hiện trở nên trầm trọng, tác động xấu đến sức khỏe.
  • Ngay sau khi vừa ăn no: Sau khi vừa ăn no, dạ dày và hệ thống tiêu hóa cần lượng máu nhất định để thực hiện chức năng phân giải - chuyển hóa thức ăn. Nếu tắm ở thời gian này sẽ khiến mạch máu ở các cơ quan giãn nở dẫn đến thiếu máu vùng tiêu hóa làm cho quá trình trao đổi chất bị gián đoạn. Từ đó càng làm cho sức khỏe của người bệnh bị suy yếu, khó hồi phục sức khỏe khi bị bệnh.
  • Thời điểm đêm muộn: Về đêm nhiệt độ ngoài trời có xu hướng giảm dần nên khi tắm vào đêm muộn làm cho thân nhiệt cơ thể giảm đột ngột gây ra biến chứng như: đột quỵ, sốt cao, cảm nặng hơn…
bị cảm có nên tắm không

Người mắc cảm không nên tắm vào đêm muộn

III - Hướng dẫn cách tắm giải cảm cúm, cảm lạnh an toàn

Trước thắc mắc "người bị cảm có nên tắm không" thì đáp án chính là CÓ. Khi tắm gội trong thời gian bạn nên dùng vòi hoa sen và sử dụng nước ấm để tắm.

Cách tắm này giúp cơ thể thư giãn, bổ sung độ ẩm cho vùng mũi xoang và giảm tắc nghẹt mũi khi bị cúm. Bạn không nên dùng nước lạnh để tắm vì làm cho thân nhiệt cơ thể bị rối loạn khiến bệnh tiến triển theo hướng xấu đi.

Ngoài ra, người bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh nên dùng muối epsom để cải thiện các triệu chứng bệnh và loại bỏ độc tố. Muối epsom có chứa magie - 1 loại gốc muối sunfat có thể loại bỏ nhanh tác nhân gây bệnh, giải cảm và bảo vệ đường hô hấp.

1. Tắm gừng

Gừng chứa hợp chất kháng khuẩn và giảm các triệu chứng cho người cảm (giảm đau nhức đầu, đau nhức cơ, duy trì nhiệt độ cơ thể, chống lại nguyên nhân cảm lạnh).

Người bị cảm có thể tắm bằng gừng như sau:

  • Chuẩn bị: 3 thìa gừng nghiền nhỏ, 1 thìa muối ăn, 2 thìa baking soda, 1 thìa muối Epsom.
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bồn nước ấm rồi khuấy tan đều.
  • Tiến hành thực hiện tắm trong khoảng 10 - 15 phút mà không nên tắm quá lâu.
tắm bằng gừng

Người bệnh cảm có thể dùng gừng để tắm cùng với nước ấm

2. Tắm bằng dầu khuynh diệp

Lá bạch đàn trải qua quá trình sơ chế tạo nên tinh dầu khuynh diệp với khả năng giảm âu lo căng thẳng. Ngoài ra tinh chất với khả năng chống viêm, giảm viêm sổ mũi, cải thiện chứng ho do bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Cách tắm bằng dầu khuynh diệp được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: tinh dầu khuynh diệp, 2 thìa muối ăn, 2 thìa muối epsom.
  • Cho 15 tinh dầu khuynh diệp cùng các nguyên liệu vào bồn hoặc chậu nước ấm khuấy đều.
  • Tiến hành ngâm mình trong hỗn hợp nước trong 10 phút và tắm nhanh lại bằng nước ấm.
  • Lau khô người sau đó mặc quần áo để tránh hơi lạnh xâm nhập.

3. Tắm bằng muối epsom

Tắm bằng muối Epsom là biện pháp giảm đau nhức mỏi cơ hiệu quả và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu nhanh chóng. Cách dùng muối epsom để tắm được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: 4 - 5 thìa muối epsom, 2 thìa dầu dừa, 6 - 7 giọt tinh dầu hoa oải hương.
  • Cho tất cả các vật liệu đã chuẩn bị vào bồn nước ấm rồi trộn đều hỗn hợp.
  • Ngâm mình trong nước khoảng 10 phút và thư giãn.
  • Cuối cùng tắm vệ sinh cơ thể bằng nước ấm rồi lau khô người, mặc quần áo.
cảm cúm có nên tắm không

Người mắc chứng cảm có thể dùng muối Epsom để tắm

IV - Một số lời khuyên cho người bị cảm cúm, cảm lạnh

Bên cạnh việc tắm đúng cách khi bị cảm thì người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bệnh trong giai đoạn mắc cảm cúm, cảm lạnh:

Ăn các món ăn giải cảm

Trong lúc bị cảm thì cơ thể có xu hướng mệt mỏi, thiếu sức sống. Vì vậy bạn có thể ăn các món ăn để giảm triệu chứng bệnh và nạp thêm dinh dưỡng để có sức “chiến đấu” với bệnh tật. Các món ăn tốt cho người mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh là: Cháo gà, súp thịt băm, canh trứng cà chua, canh rau củ hầm…

Bổ sung đầy đủ nước

Việc uống đủ nước giúp đào thải virus gây cảm cúm qua đường nước tiểu và giảm nhanh chứng cảm cúm, cảm lạnh. Người bệnh nên uống nước ép hoa quả hoặc sữa - 2 loại đồ uống có khả năng tăng đề kháng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm

Giấc ngủ tốt có thể cải thiện được nhiều triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng, cải thiện tâm trạng và cảm xúc theo hướng tích cực.

cách giải cảm cúm nhanh nhất

Người bệnh nên ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ

Giữ phòng ngủ và không gian sinh hoạt có độ ẩm tốt

Không khí khô là cơ hội lý tưởng để các loại vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi và tấn công mạnh mẽ đến cơ thể. Vì vậy, hãy giữ không gian sinh sống của bạn với độ ẩm hợp lý bằng cách dùng máy tạo độ ẩm để tránh không khí bị khô.

Vệ sinh mũi họng

Người cảm cúm, cảm lạnh có triệu chứng viêm mũi hoặc viêm họng do vi khuẩn, virus tấn công. Để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh ở mũi họng và tránh biến chứng thì cần vệ sinh mũi họng khoa học.

Bạn hãy dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn vùng mũi họng để khơi thông đường thở. Cách thực hiện nhằm tránh cho mầm bệnh di chuyển sâu tới phổi và các cơ quan hô hấp khác.

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ

Nhiều người có thói quen bị cảm là đi mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Một số bệnh không liên quan đến vi khuẩn nhưng lại dùng kháng sinh bừa bãi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên đi khám bệnh và uống thuốc theo quy định của bác sĩ để nhanh hồi phục thể trạng.

dùng thuốc theo đơn từ bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ

Dùng mẹo dân gian

Trường hợp người bệnh có sức khỏe tổng thể ổn định, cảm ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để khắc phục cảm cúm. Chẳng hạn như: dùng gia vị có tính cay ấm như gừng tỏi, hoặc ăn cháo hành, cháo tía tô, xông hơi…

Bài viết đã giúp khách hàng giải đáp vấn đề "bị cảm có nên tắm không" và cách tắm cho người đang bị cảm như thế nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến người đọc những kiến thức để làm vệ sinh cơ thể đúng cách trong lúc cảm cúm, cảm lạnh. Đừng quên tuân thủ chế độ dinh dưỡng cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi nhanh chứng bệnh.

Lên đầu trang
Loading