I - Người bị sốt ăn nho có được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, nho là loại hoa quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, ví dụ như: protein, chất béo, chất xơ, đồng, vitamin K, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin E, C, mangan, kali…
Nho là thuộc nhóm quả nhiều chất xơ cùng dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể cải thiện chức năng miễn dịch hiệu quả. Theo chuyên gia, nho có thể sản sinh nhóm tế bào chữa bệnh (gamma và delta T). Vì vậy nho là loại quả đẩy lùi cơn sốt, điều hòa thân nhiệt nhanh chóng.
Người bị sốt có nên ăn nho nhằm gia tăng khả năng chống lại yếu tố gây sốt bên trong cơ thể. Ngoài ra, chất xơ của nho thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa từ đó gia tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho người bị sốt. Từ đó cơ thể người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và sớm trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Ngoài khả năng điều chỉnh thân nhiệt thì nho còn là loại quả mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời như:
- Hạ huyết áp: Kali có trong nho ngừa huyết áp tăng cao bằng cách làm giãn mạch máu (động mạch và tĩnh mạch) và tăng quá trình đào thải natri để huyết áp về mức bình thường.
- Giảm cholesterol: Nho làm giảm LDL cholesterol trong cơ thể từ đó bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến cố về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột tử…
- Hạn chế bệnh mạn tính: Để phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, động kinh, gout, hen suyễn… bạn nên sử dụng nho trong thực đơn dinh dưỡng.
- Phòng ngừa ung thư: nho có chứa resveratrol - chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm ức chế phản ứng viêm, ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, nho còn chứa quercetin, catechin, anthocyanin cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư.
- Tăng cường hoạt động não bộ: Một số hoạt chất có tính chống oxy hóa giúp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến thoái hóa hệ thần kinh và não bộ như: Alzheimer, parkinson…
Nho là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
II - Người bị sốt khi ăn nho cần chú ý gì?
Người bị sốt có nên ăn nho không thì đáp án chính là Có. Nho có nhiều dưỡng chất giúp cơ thể hạ sốt, đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên để nho phát huy tối đa hiệu quả với người bệnh thì khi ăn nho bạn nên chú ý điều sau:
1. Chọn thời điểm ăn nho phù hợp
Nho phát huy công dụng tốt nhất là khi thưởng thức sau bữa ăn khoảng 30 phút. Người bệnh không nên ăn nho ngay sau bữa ăn bởi vì điều này có thể làm cho dạ dày bị quá tải, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, cũng không nên ăn nho vào ngay trước lúc đi ngủ vào buổi tối. Bởi vì loại hoa quả này chứa rất nhiều đường, có thể gây cản trở hoạt động hệ tiêu hóa. Từ đó, các biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu… tăng lên và làm người bệnh khó ngủ hơn.
2. Ăn lượng nho hợp lý
Người bị sốt có nên ăn ăn nho nhưng cần sử dụng với mức độ hợp lý. Bạn chỉ nên ăn nho với một hàm lượng vừa phải khoảng 100mg/ngà. Không nên ăn nho quá nhiều kẻo nồng độ axit từ nho gây tổn hại đến niêm mạc đường tiêu hóa.
Người bị sốt nên ăn nho với lượng vừa đủ
3. Chọn nho chất lượng tốt, an toàn
Người bệnh ưu tiên ăn các loại nho tươi, đảm bảo chất lượng và không chứa hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản thực vật…). Ngoài ra, mua và sử dụng những loại nho đã chín, không nên ăn nho quá nhanh vì chúng chứa hàm lượng axit cao và có thể gây hại cho dạ dày.
Nên mua nho tại các cơ sở kinh doanh hoa quả uy tín, cơ sở đã được cấp phép chứng nhận chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền như: siêu thị, cửa hàng trái cây…
4. Không nên ăn nho với nhóm thực phẩm
Bị sốt có nên ăn nho để cân đối thân nhiệt cơ thể về mức ổn định nhất. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng nho bạn không nên ăn kèm với thực phẩm dưới đây:
- Hải sản: Axit citric (trong nho) có thể tương tác với protein và canxi (trong hải sản) làm giảm tác dụng của protein và canxi đối với cơ thể. Ngoài ra, ăn nho cùng với hải sản còn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Sữa: Một số axit có trong nho có thể làm kết tủa protein trong sữa, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng khác của cơ thể và làm rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi hoặc nôn mửa).
- Thuốc kháng sinh tetracyclin: Nếu người bệnh đang uống tetracyclin khi đang bị sốt thì không nên ăn nho. Bởi loại hoa quả này có thể tương tác với tetracyclin và làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
- Nhân sâm: Nếu ăn nho cùng với nhân sâm thì có thể khiến cho quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nhân sâm bị ngừng trệ, làm giảm hiệu quả của nhân sâm mang lại.
- Thực phẩm giàu kali: Nho là loại hoa quả chứa rất nhiều kali, nếu sử dụng kết hợp cùng với nho thì có thể làm tăng vọt hàm lượng kali trong máu. Và điều này có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng bất thường cho cơ thể như: rối loạn nhịp tim, đầy hơi. Một số ví dụ về thực phẩm giàu kali bao gồm: chuối, rong biển, hạnh nhân, tảo biển, các loại đậu…
Không ăn nho kèm với hải sản để tránh gây tương tác
III - Một số đối tượng không nên sử dụng nho
Một số trường hợp bị sốt không nên ăn nho, đặc biệt là mắc một số bệnh lý đi kèm. Bởi khi đó, nếu ăn quá nhiều nho có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Có thể kể đến các trường hợp không nên ăn nho như sau:
Người mắc bệnh đường ruột
Nho có chứa rất nhiều chất xơ, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ gia tăng trong hệ tiêu hóa và khó đào thải hết ra được. Từ đó làm tăng nguy cơ bị táo bón, đặc biệt với những người đang mắc bệnh đường ruột thì táo bón có thể nặng hơn khi ăn nhiều nho.
Đang uống thuốc chữa bệnh huyết áp cao
Bị sốt có nên ăn nho vì tốt cho sức khỏe nhưng chúng không phù hợp với người đang dùng thuốc amlodipine, felodipine, nifedipine. Các thành phần trong nho ức chế tác dụng của thuốc khiến công hiệu giảm đi nhanh chóng. Ngoài ra, nho còn phản ứng với thuốc ức chế men chuyển (diltiazem, verapamil). Vì thế, bạn cần thận trọng khi tiêu thụ nho để không làm giảm kết quả điều trị huyết áp cao.
Mắc bệnh viêm loét dạ dày
Những người đang bị viêm loét dạ dày và cũng đang bị sốt thì không nên ăn quá nhiều nho. Giống quả này có hàm lượng vitamin C lớn có thể gây ra nhiều tác động xấu cho niêm mạc dạ dày.
Người mắc viêm loét dạ dày kèm sốt nên hạn chế ăn nho
Mắc bệnh tiểu đường
Nho là loại hoa quả có chứa hàm lượng đường khá cao, do vậy nếu ăn quá nhiều nho có thể làm cho lượng đường huyết tăng cao trong máu và nặng thêm tình trạng bệnh tiểu đường. Do vậy, người bị sốt kèm tiền sử bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế sử dụng loại trái cây này.
Người mắc bệnh liên quan đến răng miệng
Đối tượng có bệnh về răng miệng như: sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi… nên hạn chế ăn nho. Bởi trong nho chứa hàm lượng đường rất cao làm ăn mòn răng và tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng phát triển. Từ đó làm hỏng men răng, làm nặng thêm tình trạng sâu răng và các vấn đề khác về răng miệng.
Đáp án cho câu hỏi: Người bị sốt có nên ăn nho không và những lưu ý khi ăn nho đã được chia sẻ cụ thể ở bài viết. Hy vọng rằng khách hàng trong thời gian bị sốt sẽ lựa chọn và xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Đừng quên thận trọng khi dùng nho với các trường hợp đặc biệt kẻo rước họa vào thân.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-nguoi-bi-sot-co-nen-an-nho-khong-n22488.html