[Mách bạn] 5 cách chữa viêm mũi dị ứng nhanh bằng gừng

2024-04-15 15:55:40

Viêm mũi dị ứng dai dẳng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi thường xuyên? Gừng từ xa xưa đã được biết đến như là một phương pháp dân gian chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả lại rất tiện lợi, nguyên liệu dễ kiếm. Bạn đã biết cách thực hiện chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

I. Hiệu quả của gừng trong chữa trị viêm mũi dị ứng

1. Viêm mũi dị ứng là gì? 

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc của mũi bị viêm nhiễm, là phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch cơ thể với một số chất gây dị ứng (dị nguyên) do người bệnh không may hít phải như lông động vật, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, các loại côn trùng… qua đường mũi hoặc miệng. Lúc này theo như phản xạ tự nhiên, người bệnh thường có một số những biểu hiện khá đặc trưng như: 

  • Hắt hơi liên tục thành tràng dài. 
  • Sổ mũi, ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi dạng lỏng. 
  • Ho và có cảm giác có đờm vướng trong cổ họng. 
  • Cay mắt, ngứa mắt, nước mắt chảy ra nhiều, xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt. 
  • Người bệnh có thể phát ban, da khô, ngứa da, đau đầu, mệt mỏi. 
  • Ù tai, mất khứu giác.

2. Tác dụng của gừng chữa viêm mũi dị ứng

Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, gừng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh như viêm nhiễm dị ứng, chữa đầy chướng bụng khó tiêu, ốm nghén, cảm cúm… 

Theo y học cổ truyền, gừng có tên gọi là xuyên khung có mùi vị cay nồng thơm rất đặc trưng. Gừng có nhiều công dụng quý như ôn trung tán phong hàn, sát trùng, kháng viêm, thông mạch, ôn phế, lưu thông khí huyết giảm đau, tăng cường sức đề kháng... an toàn và hiệu quả trong chữa trị viêm mũi dị ứng được nhiều nghiên cứu công nhận. 

Theo nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại chỉ ra sở dĩ gừng có được tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu nghiệm là nhờ hoạt chất có tên gingerol khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều các tế bào chống lại viêm nhiễm, kháng virus mạnh mẽ. Bên cạnh đó hoạt chất này còn có thể kết hợp với nhiều hoạt chất sinh học khác trong củ gừng như kali, magie, vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Khi sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giống như một bức tường rào vững chãi chống lại được các dị nguyên từ bên ngoài, dễ dàng tiêu diệt được những loại vi khuẩn, virus gây tổn thương trong mũi hay vùng hầu họng. 

Với những tác dụng đa dạng như trên, nếu biết cách dùng đúng từng bộ phận của gừng như lá, vỏ, thân với một liều lượng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong phòng trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, bệnh nhiễm lạnh. Tuy nhiên cần lưu ý là do gừng có tính nóng cao nên những người bị nóng trong, hay bị táo bón, nhiệt miệng, hay đổ mồ hôi thì không nên ăn nhiều gừng. 

chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đã được nghiên cứu công nhận về độ an toàn, tính hiệu quả

>>> XEM THÊM: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Phòng ngừa và điều trị

II. 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản tại nhà

Gợi ý bạn phần dưới đây một số cách sử dụng gừng chữa trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả: 

1. Ngậm lát gừng tươi

Ngậm trực tiếp lát gừng là cách làm đơn giản nhất để chữa viêm mũi dị ứng:

  • Chọn lấy những củ gừng còn non, ít mùi hăng nồng dễ ăn. 
  • Đem rửa sạch gừng, có thể ngâm qua cùng với nước muối ấm. Sau đó thái thành sợi mảnh hoặc lát mỏng. 
  • Khi cần dùng thì lấy ra ngậm trong miệng một vài lát, nhâm nhi từ từ cùng với một chút muối hột.

Những lát gừng tươi này rất tốt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn gây hại cho cơ thể chính vì thế mà giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, gừng tươi còn có tác dụng chống viêm, giảm viêm niêm mạc mũi do dị ứng, giảm nghẹt mũi, làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết từ đó giúp thông thoáng đường thở, giảm hắt hơi, sổ mũi. 

Ngậm lát gừng tươi cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng

Ngậm lát gừng tươi cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng

2. Uống trà gừng tươi

Uống trà gừng tươi giúp làm ấm cơ thể và giảm nhẹ được các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi của viêm mũi dị ứng. Đây cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản, dễ thực hiện mà còn giữ được có hương vị thơm đặc trưng dễ chịu của gừng. Cách pha trà gừng được thực hiện như sau: 

  • Chọn vài nhánh gừng tươi rồi đem cạo vỏ sạch, sau đó rửa sạch sẽ cho hết cát bụi, vi trùng, vi khuẩn. 
  • Thái gừng thành từng lát mỏng hoặc đập dập, giã nhuyễn ra cũng được. 
  • Cho gừng vào một bình thủy tinh chuyên dụng để pha trà, rót nước sôi vào và đậy kín nắp lại. 
  • Chờ trong khoảng 5 - 7 phút cho trà ngấm rồi sau đó có thể thêm một chút đường hoặc mật ong vào để thưởng thức. Nếu không uống hết có thể để ngăn mát tủ lạnh và hâm nóng lại mỗi khi dùng. Dùng đều đặn thường xuyên giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi do dị ứng. 

Lưu ý: Nên pha với lượng gừng vừa đủ, khi hãm nước sôi để khoảng 10 - 15 phút cần uống luôn để hương vị trà thơm ngon, trà không có vị cay và đắng khó uống. Trong một ngày thì chúng ta không nên uống quá hai ly trà gừng bởi dùng nhiều có thể gây ợ nóng, tụt huyết áp… 

3. Dùng trà gừng kết hợp mật ong

Thêm một chút mật ong vào trà gừng sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon và hiệu quả chữa trị viêm mũi dị ứng cũng tốt lên nhiều phần. Do trong mật ong có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, chất chống viêm và oxy hóa có tác dụng kháng viêm rất tốt. Khi kết hợp cùng với nhau sẽ tăng cường đề kháng tốt lên rất nhiều. 

  • Chọn lấy những củ gừng tươi, không bị dập nát, sâu bệnh rồi rửa sạch. 
  • Pha trà gừng theo đúng công thức như công thức số 1 ở trên, thời gian hãm được khoảng từ 5 - 10 phút thì vớt gừng ra. 
  • Tiếp theo đó khi trà còn ấm thì cho thêm chút mật ong nguyên chất vào, lượng nhiều hay ít sẽ tùy theo khẩu vị của từng người. Sau đó, khuấy đều lên và thưởng thức khi trà còn ấm. 
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng kết hợp với giấm

Trà gừng kết hợp mật ong trị viêm mũi dị ứng

>>> XEM THÊM: 8 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

4. Xông hơi gừng kết hợp giấm chữa viêm mũi dị ứng

Giấm trắng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, nhất là với đặc tính kháng khuẩn ứng dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vô cùng tốt trong đó có viêm mũi dị ứng. Có thể dùng bài thuốc gừng khô kết hợp với giấm để tạo thành một dung dịch xông mũi chống viêm nhiễm hiệu quả nhất. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị gừng tươi đem bóc vỏ hoặc cạo vỏ rồi rửa sạch để cho ráo nước. Tiếp theo đó đập dập ra rồi đun sôi cùng với khoảng 200 - 300 ml nước. 
  • Khi nước sôi thì thêm một ít giấm nuôi vào nồi nước để tiến hành xông mũi giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Trước khi xông mũi nên vệ sinh mũi sạch sẽ. Hít vào thật từ từ và sâu nhất bằng mũi, thở ra bằng đường miệng trong vòng một vài phút. Khoảng thời gian cho mỗi lần xông kéo dài từ 10 - 15 phút là hợp lý. 
  • Trong khi xông hơi, không khí ẩm sẽ làm lỏng đi dịch nhầy, giảm đi kích ứng, sưng viêm, tắc nghẽn trong đường mũi. 
  • Thực hiện mỗi ngày từ 3 - 4 lần để cải thiện các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi…

5. Sử dụng gừng tươi trong nấu ăn

Dùng gừng làm gia vị vừa ngon miệng, ấm bụng lại vừa chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể cho thêm gừng vào thực đơn hằng ngày để giảm bớt đi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Một số món ăn được chế biến với gừng từ những công thức khác nhau như: Món cá kho gừng, trứng vịt lộn ăn cùng gừng thái sợi, bò kho cùng gừng, mứt gừng, gà kho gừng…

III. Những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng nhanh bằng gừng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng cần thực hiện đúng cách để có thể phát huy tốt nhất công dụng của bài thuốc cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh. Để đạt được hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh tối ưu, bạn nên lưu ý:

  • Cần thận trọng khi dùng gừng cho những đối tượng như: phụ nữ mang bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, bệnh tim mạch, người hay bị xuất huyết đang dùng thuốc chống đông máu, bệnh dạ dày, bệnh gan, tiểu đường. 
  • Chỉ nên dùng gừng sau khi đã ăn no, không nên dùng khi bụng rỗng và buổi tối vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe, khó ngủ hơn. 
  • Dùng với hàm lượng phù hợp để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nóng trong và khó chịu trong người, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy… 
  • Dùng gừng tươi, gừng khô hay bột gừng sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn so với những loại đồ uống công nghiệp như bia gừng, soda gừng, trà gừng… 
  • Mẹo dân gian chỉ có tác dụng đối với những trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, ở giai đoạn mới chớm. Còn đối với những trường hợp nặng hơn, cần đi khám chuyên khoa và  dùng thuốc điều trị phù hợp. 

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt để giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng tại nhà: 

  • Tránh xa các tác nhân kích hoạt triệu chứng gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất… 
  • Giữ gìn vệ sinh mũi họng thật sạch sẽ không chỉ giúp đường mũi thở thông thoáng, không có dịch nhầy tắc nghẽn bên trọng. Súc miệng bằng nước muối giúp bảo vệ họng tốt, tránh khỏi các tác nhân viêm nhiễm. 
  • Khi làm việc hoặc ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí kém chất lượng, những nơi có chứa nhiều hóa chất độc hại. 
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm ướt.  Trong nhà hay xung quanh cũng nên hạn chế trồng hoa, không nuôi nhiều động vật có lông. Ngoài ra chăn, ga, gối, đệm cũng cần giặt giũ định kỳ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. 

Bài viết trên đây đã tổng hợp chia sẻ tới bạn những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản, hiệu quả có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh ngay tại nhà. Gừng là một nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về các sử dụng gừng sao cho đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với các dược sĩ để được hỗ trợ. 

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ