6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi SIÊU HAY - Bạn không nên bỏ qua

2023-08-18 16:27:18

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh theo phương pháp dân gian với tỏi giúp nhanh phục hồi và cải thiện các triệu chứng. Cùng tìm hiểu 6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi qua bài viết sau đây.

I. Tác dụng của tỏi với bệnh viêm mũi dị ứng

Trong tỏi có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tự nhiên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: vitamin E, vitamin C, B1, magie, sắt… có thể cải thiện được nhiều chứng bệnh lý, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Một số tác dụng của tỏi đối với bệnh viêm mũi dị ứng gồm có:

  • Kháng khuẩn, chống viêm: Hợp chất allicin có trong tỏi được ví như “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng chống lại vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, thành phần này cũng có tính kháng viêm, giảm sưng phù nề niêm mạc mũi.
  • Giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng: Tỏi có chứa glycogen, fitonxit có khả năng làm giảm nhẹ đi các triệu chứng khó chịu của bệnh như: sổ mũi, tắc nghẹt mũi, sưng viêm phù nề niêm mạc mũi.
  • Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi bệnh: Dưỡng chất vitamin C, magie, sắt… cũng góp phần kích hoạt và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này giúp cho người bệnh có sức chống đỡ lại các tác nhân gây viêm mũi dị ứng, rút ngắn thời gian chữa bệnh. 

chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi có tác dụng cải thiện nhiều triệu chứng bệnh lý trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng

>>> XEM THÊM: [Mách bạn] Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao

II. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách phổ biến dưới đây:

1. Ăn tỏi sống

Ản tỏi sống là biện pháp hiệu quả giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất, giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Khi nhai tép tỏi, các enzym trong tỏi sẽ kích hoạt allin chuyển hóa thành allicin có khả năng ức chế, chống lại các phản ứng viêm, dị ứng của cơ thể. Tuy nhiên, tỏi sống là loại thực phẩm dễ gây hôi miệng và có mùi hăng. Do vậy, người bệnh chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày.

Ăn tỏi sống - Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách ăn tỏi sống 

2. Tỏi kết hợp mật ong chữa viêm mũi dị ứng

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có thể dùng cho người mắc viêm mũi dị ứng, trong mật ong có chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn cao giúp khắc phục nguyên nhân gây dị ứng mũi. Ngoài ra, mật ong còn có thể bổ sung độ ẩm cần thiết cho lớp niêm mạc mũi.

Dùng đồng thời cả mật ong và tỏi có thể đem lại tác dụng vượt trội trong việc cải thiện triệu chứng cho người viêm mũi dị ứng. Cách dùng mật ong kết hợp cùng với tỏi để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng như sau:

  • Chuẩn bị 3-5 thìa cà phê mật ong, 1 tép tỏi.
  • Bóc sạch vỏ tỏi, đập dập tỏi và cho tỏi và bát.
  • Thêm mật ong vào bát đựng tỏi, đem đi đun cách thủy trong khoảng 10 phút.
  • Khi chín tỏi, bạn tắt bếp và có thể sử dụng. 

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi kết hợp mật ong

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi kết hợp mật ong

3. Nhỏ nước mũi cốt tỏi trị viêm mũi dị ứng

Ngoài việc dùng tỏi theo đường ăn uống để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng, bạn có thể dùng nước cốt từ tỏi để giải quyết triệu chứng bệnh. Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm có trong nước tỏi có thể thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi xoang, giúp khơi thông đường thở, ngăn tiết dịch nhầy mũi và ngăn bệnh tiến triển. 

Chú ý rằng, việc sử dụng nước cốt tỏi quá đậm đặc có thể gây ra nhiều tổn thương niêm mạc mũi xoang, làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho khu vực mũi xoang, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 3-5 tép tỏi tươi, tăm bông và nước lọc.
  • Cho một chút nước vào máy xay và xay nhuyễn tỏi. Bỏ bã, tách lấy phần nước cốt.
  • Cho tăm bông thấm vào nước cốt tỏi, sau đó thoa đều vào niêm mạc bên trong mũi.
  • Để yên hỗn hợp 20 phút, sau đó rửa mũi bằng nước sạch.

Không nên sử dụng biện pháp này cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vì có thể gây ra bỏng rát niêm mạc mũi xoang, hoặc những tổn thương nguy hiểm khác.

4. Tỏi và dầu mè chữa viêm mũi dị ứng

Dầu mè là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, các loại vitamin (vitamin E, vitamin B) giúp ức chế hoạt động của gốc tự do gây kích ứng niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ gây ra viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn và chống viêm giúp thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.

Sự kết hợp tỏi và dầu mè giúp tăng khả năng cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cách kết hợp tỏi và dầu mè đen trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Dầu mè đen, tỏi tươi, bông gòn.
  • Bóc sạch vỏ tỏi, sau đó giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt tỏi. Trộn nước cốt tỏi với dầu mè đen với lượng tương đương nhau.
  • Rửa sạch 2 bên mũi với nước muối sinh lý.
  • Dùng bông gòn thấm vào hỗn hợp dung dịch dầu mè đen và tỏi, sau đó bôi thoa lên niêm mạc mũi bên trong.
  • Để yên hỗn hợp trong mũi khoảng 10-15 phút. Tiếp đó, vệ sinh mũi bằng nước ấm lại một lần nữa.

chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè 

>>> XEM THÊM: 5 cách phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

5. Xông hơi tỏi

Xông hơi tỏi là một trong những biện pháp chữa viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu nghiệm, giúp cho các mao mạch ở mũi được giãn nở, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông đến niêm mạc mũi. Từ đó, giảm tiết dịch nhầy ở mũi, thông tắc mũi và giảm ngay triệu chứng viêm mũi dị ứng. Dưới đây là hướng dẫn xông hơi tỏi chữa viêm mũi dị ứng như sau:

Nguyên liệu:

  • 1 củ tỏi
  • 1 ít muối trắng
  • 1 bát nước sôi.
Các bước thực hiện:
  • Bóc vỏ tỏi, xay nhuyễn và thêm vào bát nước sôi.
  • Tiếp tục thêm muối và dùng đũa khuấy đều.
  • Đưa mặt vào gần bát nước, lấy khăn trùm lên đầu và xông hơi trong khoảng 10-15 phút.
  • Khi xông hơi, dịch nước mũi sẽ chảy ra bên ngoài nên bạn cần vệ sinh sạch lại mũi bằng nước muối sinh lý.

Trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng, nên áp dụng biện pháp này thường xuyên và liên tục, ít nhất 1 lần/tuần.

6. Ngâm rượu tỏi trị viêm mũi dị ứng

Thêm một biện pháp khác chữa viêm mũi dị ứng đó là dùng rượu ngâm với tỏi, giúp kháng viêm mạnh mẽ và giảm triệu chứng viêm sổ mũi.

Cách ngâm tỏi cùng với rượu được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi (700gam), rượu trắng (1.5 lít) và bình thủy tinh.
  • Bóc sạch vỏ tỏi, xay nhuyễn hoặc giã nát tỏi.
  • Rót rượu và bình thủy tinh, tiếp tục thêm tỏi vào bình thủy tinh để ngâm cùng rượu trắng.
  • Để bình rượu ngâm vào vào nơi bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Ngâm rượu cùng với tỏi trong thời gian khoảng 7-10 ngày, sau đó lấy rượu ra sử dụng.

Mỗi ngày uống rượu tỏi khoảng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 10-15ml. Ngoài ra, bạn có thể dùng rượu tỏi để nhỏ vào mũi hàng ngày, mỗi ngày sử dụng khoảng 2-3 lần.

Chữa viêm mũi dị ứng với rượu tỏi

Chữa viêm mũi dị ứng với rượu tỏi

III. Những lưu ý khi sử dụng tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Để giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi không phải là cách điều trị bệnh chủ đạo, chính vì thế bạn cần kết hợp biện pháp dân gian này với các phương pháp chữa trị khác (sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi…).
  • Chọn mua tỏi đảm bảo chất lượng, không dập nát, hư hỏng.
  • Thường xuyên vệ sinh đường mũi họng để loại bỏ bụi bẩn và dịch nhầy ở mũi, đào thải mầm bệnh ra khỏi khoang xoang mũi. Điều này giúp giảm nhẹ triệu chứng của người viêm mũi dị ứng.
  • Tránh hít phải các sản phẩm hóa mỹ phẩm có chất tạo mùi hương nhân tạo như sáp, nước hoa, nước xả vải, xà phòng…
  • Không nên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: Phấn hoa, khói bụi, phấn hoa…
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học: Tích cực ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ ăn khó tiêu…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Thăm khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ.

 

thông tin tư vấn

Viên xoang Nhất Nhất 34
 
Viên xoang Nhất Nhất 34

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ