I - Đánh cảm bằng dầu gió có hiệu quả thế nào?
Theo quan niệm dân gian, khi bị nhiễm “gió độc” thì sức khỏe bị suy giảm với các biểu hiện như sau: sốt cao, đau nhức đầu, chảy nước mũi, buồn nôn, đau bụng… Để loại bỏ nhanh yếu tố gây hại đối với cơ thể thì biện pháp cạo gió (đánh cảm, đánh gió) được tiến hành thực hiện.
Để tiến hành đánh cảm thì mọi người nên sử dụng các đồ vật như vòng tay, vòng cổ hoặc nhẫn bằng bạc, thìa bằng kim loại… Đồng thời, để đánh cảm thành công thì các dược liệu bình dân trong đời sống như gừng, dầu gió, ngải cứu… được sử dụng.
Trong đó cách đánh cảm bằng dầu gió là phương thức được nhiều người áp dụng tạo chuyển biến tích cực khi mắc bệnh. Sử dụng dầu gió cùng với các dụng cụ chuyên dụng mang đến hiệu quả vượt trội như:
- Hỗ trợ đào thải chất độc, khí độc và mầm bệnh qua da, giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh cảm cúm.
- Giúp cơ thể được thư giãn, hệ cơ được thư giãn thoải mái giúp xua tan mệt mỏi nhanh chóng.
- Loại bỏ hiệu quả các dấu hiệu của chứng cảm như: ho, sốt, đau nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.
- Thời gian mắc bệnh rút ngắn, người bệnh nhanh chóng duy trì sinh hoạt bình thường.
Cạo gió bằng dầu gió giúp loại bỏ khí độc ra ngoài cơ thể nhanh chóng
II - Cách đánh cảm bằng dầu gió nên thực hiện
Để việc cạo gió bằng dầu gió tiến hành hiệu quả thì người bệnh cần chuẩn bị 1 trong các vật dụng như chén sứ, đồng tiền, nhẫn, thìa, sừng trâu… Trước khi đánh cảm thì người bệnh cần khử khuẩn, vệ sinh cẩn thận để tránh tổn hại đến bề mặt da.
Các vị trí phù hợp để cạo gió bằng dầu gió gồm:
- Cánh tay: Cạo lần lượt từ trên và xuống phía dưới, phần phía trước và phía sau của cánh tay (tính theo lòng bàn tay).
- Xương mỏ trước ngực: Đánh cảm ở vị trí này được áp dụng cho các trường hợp viêm họng, họng đau rát, ho do cảm cúm gây ra.
- Lưng: Đánh cảm lần lượt từ vai xuống vùng thắt lưng, thêm cả phần cột sống và mạn sườn.
Sau khi xác định vị trí đánh cảm bằng dầu gió thì nên thực hiện như sau:
Cường độ lực tác động cần phải phù hợp với vị trí cần đánh gió, chẳng hạn như ở khu vực cánh tay và ngực thì lực cạo gió nhẹ hơn so với lưng. Quá trình cạo gió cần tiến hành theo 1 hướng nhất định đó là từ trên xuống dưới.
Không gian lý tưởng nhất để tiến hành cạo gió là trong phòng kín đáo, không có gió lùa. Sau đó, cần giúp cho người bệnh nằm trong tư thế thoải mái nhất có thể, thoa dầu gió lên chỗ cần đánh cảm.
Lấy vật dụng chuẩn bị để cạo gió đặt nằm nghiêng một góc khoảng 40-50 độ. Tiếp đó cạo từ từ vào da cho tới khi da ửng đỏ thì dừng lại. Thời gian cho mỗi lần cạo gió bằng dầu gió là khoảng 2 - 5 phút, không cạo quá lâu vì có thể gây hại cho da.
Cách cạo giò bằng dầu gió giúp cải thiện bệnh nhanh chóng
III - Đánh cảm bằng dầu gió chú ý điều gì
Khi thực hiện cách đánh cảm bằng dầu gió thì người bệnh nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Không nên cạo gió cho các đối tượng như trẻ em, mẹ bầu hoặc người mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó, tránh cạo gió cho người đang mắc các bệnh lý về da như nhiễm trùng da, da đang bị kích ứng, viêm da…
- Tránh đánh gió với lực tác động mạnh mẽ hoặc tiến hành liên tục trong thời gian dài bởi dễ gây tổn thương da, làm cho da trầy xước, chảy máu hoặc đau rát.
- Khi kết thúc cạo gió, không nên đưa người bệnh ra ngoài gió lạnh hoặc dùng nước lạnh để vệ sinh vùng da đã vừa tác động để tránh bệnh quay trở lại.
- Tránh cầm nghiêng vật dụng dùng để cạo gió mà cầm theo phương thẳng để tránh gây chảy máu trên da.
- Khoảng cách giữa các lần đánh gió bằng dầu gió từ 6 - 7 ngày/lần, việc này giúp các vết cạo gió trước đó phục hồi tổn thương, tránh cho vết cạo gió mới chồng lên vết cũ.
- Không đánh gió vào vùng da có tổn thương, bị trầy xước hoặc sưng viêm, chảy máu khiến sức khỏe bị tổn hại.
Sau khi cạo gió nên tránh đi ra ngoài gió ngay lập tức kẻo khiến bệnh trở nặng
Bài viết đã cập nhật đến người bệnh cách đánh cảm bằng dầu gió chi tiết cùng những vấn đề bạn cần lưu tâm. Hy vọng dựa trên những thông tin hữu ích đã chia sẻ đó thì người bệnh nắm được biện phải giải cảm an toàn, nhanh chóng.