I - Tại sao người mệt mỏi khi thức dậy sớm?
Thức dậy sớm luôn đi kèm với trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống khiến sức khỏe và nếp sinh hoạt bị tác động lớn. Vậy nên để biết cách dậy sớm không mệt mỏi, uể oải bạn nên tìm ra nhân tố gây nên hiện tượng đó gồm:
1. Cơ thể suy nhược
Hội chứng suy nhược cơ thể là tổ hợp các biểu hiện suy kiệt toàn thân và mệt mỏi kéo dài trong nhiều tháng (khoảng từ 6 tháng trở lên). Ngay cả khi đã được nghỉ ngơi đầy đủ, thì hội chứng suy nhược cơ thể cũng sẽ “hành hạ” cơ thể, khiến người luôn mệt mỏi, không còn sức lực để làm việc gì.
Lúc dậy sớm, người bệnh vẫn mệt mỏi kèm theo đau nhức đầu hoặc mất thăng bằng, không tỉnh táo. Các triệu chứng người mắc bệnh suy nhược cơ thể có nhiều nét tương đồng với một số bệnh lý mạn tính. Vậy nên người bệnh cần có kế hoạch thăm khám để điều chỉnh bệnh lý kịp thời.
Cơ thể suy kiệt sức khỏe dẫn đến ngủ dậy mệt mỏi
2. Giấc ngủ bị rối loạn
Người có chất lượng giấc ngủ kém thường có các đặc điểm như sau: trằn trọc mãi không ngủ được, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy nhiều lần, ngủ dậy quá sớm so với bình thường. Những biểu hiện này sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe khiến người bệnh mệt mỏi khi thức dậy.
- Rối loạn chuyển động khi ngủ: khi bạn đã nằm trên giường để chuẩn bị ngủ thì chân tay vẫn cử động, không chịu nằm yên. Hiện tượng này còn có thể làm cho chân tay bị giật hoặc co gập khiến cho cơ thể rất khó chìm vào giấc ngủ.
- Ngưng thở trong lúc ngủ: hội chứng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng với biểu hiện như: nhịp thở gián đoạn bất thường khi ngủ, khó thở hoặc không thở trong lúc ngủ. Bệnh diễn ra một lần hoặc lặp lại nhiều lần, làm suy giảm lượng oxy lên não bộ và khiến cho người mệt khi tỉnh giấc.
- Mất ngủ: khi thời gian giấc ngủ ngắn chỉ kéo dài 3 - 4 giờ mỗi đêm. Điều này khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút, dễ mệt mỏi, khó tập trung và hành động thiếu chính xác gây nguy hiểm cho bản thân (đặc biệt là khi lái xe, lao động chân tay ngoài trời…).
3. Môi trường ngủ không tốt
Nếu điều kiện môi trường ngủ không tốt khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc giấc ngủ chập chờn. Các yếu tố đó phải nhắc đến gồm:
- Phòng ngủ bật đèn quá sáng hoặc không có rèm cửa khiến phòng ngủ không kín đáo cũng làm bạn khó ngủ.
- Phòng ngủ có tiếng ồn quá lớn (tiếng ồn có xuất phát từ không gian xung quanh, hoặc từ chính ngôi nhà của bạn).
- Phòng ẩm thấp, bí bách, mùa hè thì nóng quá, mùa đông thì lạnh quá cũng gây cản trở giấc ngủ.
Không gian nghỉ ngơi ồn ào khiến giấc ngủ bị tác động
4. Ăn uống thiếu khoa học
Nguồn thực phẩm sử dụng mỗi ngày sẽ tác động tới giấc ngủ của mọi người. Nếu thực hiện thực đơn dinh dưỡng thiếu khoa học khiến mọi người mệt mỏi vào sáng sớm hôm sau. Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh gồm:
- Ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ: Lúc này thức ăn trong dạ dày chưa tiêu hóa hết dẫn đến chứng khó tiêu, làm cho bạn thao thức mãi không đi vào giấc ngủ.
- Uống quá nhiều nước trước khi ngủ: Cơ thể sẽ thực hiện chuyển hóa để đào thải các chất ra ngoài nên bạn phải tỉnh giấc nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh.
- Thực phẩm gây hại đến sức khỏe: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống nhiều caffein, rượu bia, đồ tái chín, món nướng… cũng khiến cho tiêu hóa hoạt động kém, kích thích não bộ hưng phấn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
XEM THÊM: Đổ mồ hôi nhiều thiếu chất gì?
II - Làm sao để thức khuya ngủ dậy sớm mà không mệt mỏi?
Giấc ngủ chịu chi phối từ các nhân tố chủ quan, khách quan khiến mọi người có cảm giác ngủ dậy mệt mỏi, thiếu sức sống. Vậy nên cách dậy sớm không mệt hãy thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
1. Đọc sách trước khi vào giấc ngủ
Đọc sách báo là một trong những cách ngủ dậy không mệt vì mọi người được giải tỏa căng thẳng trước khi đi ngủ. Đọc sách giúp tinh thần thư giãn để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc.
Khi đã có chất lượng giấc ngủ tốt thì sáng dậy sẽ không mệt mỏi mà còn tràn đầy sức sống, tinh thần sảng khoái. Bạn có thể đọc thể loại sách báo mà mình yêu thích, truyện hài hước để cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn.
Đọc sách trước khi đi ngủ là cách thức dậy không mệt mỏi
2. Tránh dùng thiết bị điện tử trước lúc ngủ
Thiết bị điện tử thu hút sự tập trung của não bộ, tạo hưng phấn tới hệ thần kinh trung ương gây mất cảm giác buồn ngủ. Không những vậy, việc sử dụng các loại thiết bị điện tử còn làm cho giấc ngủ kém khiến người mệt mỏi mỗi khi thức dậy.
Sử dụng thiết bị điện tử lâu ngày có thể gây biến đổi nhanh về cảm xúc tạo ra trạng thái mệt mỏi, chán chường cho người dùng. Vì thế cách dậy sớm không mệt và có sức khỏe tốt thì điều cần thiết là tránh xa các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
3. Không dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích
Rượu bia hoặc các loại đồ uống chứa chất kích thích vốn là “kẻ thù” hàng đầu của giấc ngủ. Một số hợp chất có trong rượu, bia ngăn cản cơ thể đi vào giấc ngủ sâu vì chi phối mạnh hoạt động của hệ thần kinh.
Ngoài ra, rượu, bia cùng đồ uống chứa chất kích thích làm cho bạn dễ tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm. Điều này khiến cho giấc ngủ không trọn vẹn và khi tỉnh dậy vào buổi sáng sớm người sẽ thấy mệt mỏi.
Một số trường hợp nghiện rượu nặng dễ gây rối loạn về mặt tâm lý và làm cho sức khỏe đi xuống trầm trọng. Khi tỉnh dậy, người nghiện rượu nặng thường thấy rất mệt mỏi, đầu óc choáng váng và không còn sức lực để làm gì. Vì thế cách thức dậy không mệt là loại bỏ rượu bia càng sớm càng tốt.
Tránh xa rượu bia để ngủ dậy không mệt mỏi
THAM KHẢO THÊM: Viên suy nhược Ngự y Mật Phương Nhất Nhất 17
4. Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái
Người bệnh sẽ khó đi vào giấc ngủ khi sinh hoạt ở không gian bừa bộn, thiếu không khí hoặc quá ồn ào. Không chỉ vậy, môi trường phòng ngủ không tốt gây gián đoạn giấc ngủ - lý do khiến bạn dậy sớm cảm thấy mệt mỏi.
Do đó cách dậy sớm không mệt đó là thiết kế không gian ngủ thoải mái, bố trí nội thất ngăn nắp, thoáng khí, ánh sáng ở mức vừa phải. Ngoài ra, không gian nghỉ ngơi tốt giúp cải thiện tâm trạng để bạn cảm thấy lạc quan hơn, có năng lượng mỗi khi dậy sớm.
Một mẹo nhỏ trong bố trí không gian ngủ đó là nên lựa chọn các đồ vật có màu sắc tươi mát như xanh lá hoặc xanh lam. Nội thất phòng bố trí theo hướng tối giản, kết hợp ánh sáng từ thiên nhiên và điện để phòng ấm cúng hơn.
5. Tránh để báo thức liên tục
Hiện nay phần lớn mọi người thường đặt chuông báo thức liên tục (chẳng hạn như đặt chuông báo thức cách nhau khoảng 5 phút, hoặc 10 phút). Điều này khiến cho giấc ngủ bị ngắt quãng, làm cho lúc tỉnh dậy vừa mệt mỏi, vừa cảm giác thiếu ngủ.
Vì vậy cách ngủ muộn dậy sớm không mệt là cần xác định chính xác khung giờ bạn tỉnh dậy để đặt báo thức một lần. Tránh hiện tượng tắt báo thức đi rồi ngủ tiếp, khiến bạn phải tỉnh dậy nhiều lần gây cảm giác uể oải.
Không nên đặt báo thức liên tục để có tránh gián đoạn giấc ngủ
6. Uống nước ngay khi vừa ngủ dậy
Trong quá trình ngủ vào ban đêm, cơ thể đã huy động nước để tham gia vào quá trình chuyển hóa hoặc bài tiết khiến lượng nước trong cơ thể thấp. Dễ hiểu khi buổi sáng ngủ dậy mọi người có hiện tượng háo nước, cơ thể thiếu sức sống.
Do vậy, cách dậy sớm không mệt mỏi chính là uống ngay một cốc nước khoảng 300ml. Khi uống nước lúc ngủ dậy giúp cho não bộ được tỉnh táo, thể trạng khỏe mạnh.
Ngoài ra, uống nước ngay khi vừa ngủ dậy cũng là biện pháp để tăng cường nhu động ruột. Từ đó hạn chế táo bón và giúp cho quá trình đào thải độc tố tốt hơn.
7. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng
Cách ngủ dậy không mệt hiệu quả đó là việc bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ bắp sau giấc ngủ dài. Việc vận động nhẹ hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu khắp cơ thể đặc biệt não bộ để “dẹp tan” mệt mỏi giúp tâm trạng tích cực hơn.
Bạn có thể thực hiện một số bài tập thể dục, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền vào buổi sáng để có một ngày mới tràn đầy hứng khởi và tích cực. Mặt khác, mỗi ngày dành từ 20 - 30 phút để luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Vận động nhẹ nhàng để có thể trạng khỏe mạnh vào ngày mới
8. Lên mục tiêu, kế hoạch cho ngày mới
Cơ thể sẽ mệt mỏi nếu như bạn không biết bắt đầu ngày mới mình cần làm gì, hoàn thành những công việc gì. Vì thế cách dậy sớm không mệt mỏi hữu hiệu nhất chính là viết ra sổ những kế hoạch cần thực hiện ngay vào buổi sáng .
Khi đã xây dựng kế hoạch tốt bạn dễ dàng sắp xếp thời gian và tiến hành công việc khoa học nhất. Việc lên mục tiêu và kế hoạch cho ngày mới giúp bạn tránh căng thẳng mệt mỏi, chủ động thời gian nghỉ ngơi.
9. Chuẩn bị bữa sáng đủ chất, hấp dẫn
Sau khi trải qua một giấc ngủ dài vào ban đêm thì cơ thể đã tiêu hao rất nhiều năng lượng nên người mệt mỏi. Chính vì thế, việc ăn uống đầy đủ vào buổi sáng là điều cần thiết để gia tăng năng lượng cho cơ thể hoạt động ngày mới.
Buổi sáng bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, hoặc các loại ngũ cốc chứa tinh bột và một chút trái cây ít đường để đảm bảo cơ thể vẫn tràn đầy sinh lực mà không mệt mỏi.
Ngoài ra, việc ăn bữa sáng còn giúp bạn phòng ngừa viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý khác về đường tiêu hóa khi dạ dày bị trống rỗng.
Hãy chuẩn bị bữa sáng hấp dẫn và đủ chất để tăng hứng khởi cho ngày mới
ĐỌC THÊM: Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị
Bạn thấy đấy, buổi sáng là khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng của ngày mới. Nếu có sức khỏe tốt thì chúng ta có thể làm được nhiều việc có ích, ý nghĩa. Mong rằng bài viết đã giúp bạn biết cách dậy sớm không mệt để nâng cao hiệu suất công việc, có được cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và niềm vui nhé.