10 cách để hết chảy nước mũi ngay tại nhà

2023-12-15 10:13:06

Chảy nước mũi nhiều gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, đây cũng là triệu chứng của bệnh lý. Lúc này, cách để hết chảy nước mũi ngay lập tức, nhanh và hiệu quả nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng khám phá các biện pháp khắc phục chảy nước mũi trong phần dưới đây.

I. Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Trước khi tìm hiểu về các cách để hết chảy nước mũi, chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Bình thường trong niêm mạc mũi xoang có tiết ra một lượng dịch nhầy nhất định để làm ẩm niêm mạc hoặc để bảo vệ và ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài có thể gây hại đến mũi xoang. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chảy nước mũi quá nhiều có thể liên quan đến bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy nước mũi:

1. Cảm cúm

Bệnh nhân cảm cúm thường có biểu hiện chảy nước mũi nhiều kèm theo các biểu hiện như sốt cao, ho, đau họng… Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút cúm tấn công. Người bệnh mắc cảm cúm chảy nhiều nước mũi thường có thể tự khỏi khi có thể tiêu diệt được vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, vi rút cúm lại rất đa dạng, luôn thay đổi và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh cúm cũng có thể kéo dài và gây nguy hiểm cho những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi. Hiện nay, biện pháp phòng cúm tốt nhất đó chính là tiêm chủng cúm. 

2. Cảm lạnh

Chảy nhiều nước mũi cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị cảm lạnh. Bệnh thường gặp vào thời điểm khi có sự giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh. Bên cạnh biểu hiện sổ mũi chảy nước mũi, cảm lạnh còn có một số biểu hiện khác như: nghẹt mũi, sốt, nhức đầu, đau cơ…

“Thủ phạm” gây ra cảm lạnh phổ biến nhất là do vi rút thuộc nhóm Enterovirus hoặc Rhinovirus. Loại vi rút này có thể xâm nhập vào cơ thể theo các con đường niêm mạc mắt, miệng, mũi.

3. Viêm xoang

Một trong những triệu chứng hay gặp ở người bệnh viêm xoang là chảy nước mũi. Khi bị viêm xoang, niêm mạc xoang sẽ tăng tiết dịch nhầy và có biểu hiện sưng tấy. Trong nhiều trường hợp viêm xoang nặng, nước mũi chảy quá nhiều có thể trôi xuống cổ họng và gây viêm họng.

Không những vậy, người bệnh viêm xoang còn có một số triệu chứng ảnh hưởng tới các khu vực lân cận như: Đau nhức mũi, ngạt mũi, ù tai, khó thở, suy giảm khứu giác…

Chảy nước mũi là một trong những triệu chứng điển hình của người bệnh viêm xoang

Chảy nước mũi là một trong những triệu chứng điển hình của người bệnh viêm xoang

>>> XEM THÊM: 7+ triệu chứng viêm xoang nặng bạn cần lưu tâm

4. Dị ứng

Nếu bạn chảy nhiều nước mũi thì rất có thể bạn đang tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng ví dụ như: bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất… Dị ứng gây ra triệu chứng chảy nước mũi trong nhiều ngày liên tục như một cách phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, kèm theo hắt hơi, ù tai, mũi khó ngửi thấy mùi…

5. Viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch cũng là nguyên nhân gây chảy nước mũi có liên quan đến rối loạn hệ thần kinh phó giao cảm. Không chỉ có vậy, viêm mũi vận mạch còn xuất hiện các triệu chứng như: Hắt xì hơi, tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau nặng vùng mặt…

6. Polyp mũi

Người mắc polyp mũi cũng thường xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi, điều này là do tế bào miễn dịch nhận diện nhầm polyp mũi là “đối tượng dị vật”, nên kích thích niêm mạc mũi xoang tăng tiết quá mức dịch nhầy để phản ứng lại.

Polyp mũi là những u mềm lành tính, không đau hình thành lên ở lớp niêm mạc mũi.

7. Viêm amidan

Tình trạng viêm nhiễm trùng amidan cũng có biểu hiện thường thấy là nước mũi tiết ra nhiều, đặc biệt rất hay gặp ở trẻ nhỏ. 

8. U nang mũi

Khi mắc u nang mũi, người bệnh sẽ có biểu hiện chảy nước mũi nhiều do khối u chèn ép và kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều dịch nhầy. U nang mũi thường không phổ biến, có thể ở dạng u lành hoặc u ác tính.

9. Có dị vật trong mũi

Trong một số trường hợp, mũi có thể bị dị vật chui vào, thường gặp ở trẻ nhỏ hay nghịch ngợm. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng tiết nhiều dịch nước mũi, nhưng thường là chỉ ở một bên mũi để bảo vệ cấu trúc mũi tránh khỏi tổn thương.

10. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng chảy nước mũi còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: Sự thay đổi của cơ thể phụ nữ mang thai, mũi bị lệch vách ngăn, hoặc mắc bệnh thủy đậu…

Cách để hết chảy nước mũi

Cách để hết chảy nước mũi là gì?

>>> XEM THÊM: Nước mũi có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh gì?

II. Tại sao nước mũi của bạn không ngừng chảy?

Theo các chuyên gia, mũi là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh cho phép cảm nhận môi trường xung quanh, điều chỉnh lượng sản xuất chất nhầy cũng như tốc độ di chuyển của chất nhầy. 

Vì vậy, trong các trường hợp nước mũi chảy nhiều, chảy không ngừng là do các nguyên nhân như đã kể trên đã tác động đến dây thần kinh. Từ đó làm tăng sản sinh dịch chất nhầy, khiến cho chúng chuyển động nhanh hơn để loại bỏ yếu tố gây hại cho mũi xoang hoặc để bảo vệ cơ quan này. Và như vậy, sẽ xảy ra hiện tượng nước mũi chảy không ngừng.

Đôi khi người bệnh còn xuất hiện triệu chứng hắt hơi để loại bỏ chất nhầy và yếu tố gây hại ra bên ngoài mũi nhanh hơn.

III. 10 cách để hết chảy nước mũi ngay tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn hết chảy nước mũi, bạn có thể tham khảo như sau:

1. Uống nhiều nước

Khi đang chảy nước mũi nhiều, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy mũi, và đồng thời giúp tăng cường đào thải vi khuẩn, vi rút gây bệnh về mũi xoang ra ngoài cơ thể. Nếu uống không đủ nước, sẽ khiến dịch nhầy mũi xoang đặc lại và khó tống đẩy ra ngoài.

Bạn có thể bổ sung nước từ nguồn nước lọc, nước canh, nước ép trái cây, hoặc các loại đồ uống thể thao nếu khi chơi thể thao. Đồng thời không nên sử dụng các loại đồ uống có hại, làm giảm sức đề kháng và làm tăng nguy cơ mất nước cho cơ thể như: rượu bia, nước có gas, cà phê…

Uống nhiều nước là cách đơn giản giúp hết chảy nước mũi

Uống nhiều nước là cách đơn giản giúp hết chảy nước mũi 

2. Xông hơi mũi

Xông hơi mũi có thể giúp cho tăng lưu thông tuần hoàn máu quanh khu vực mũi xoang, khơi thông đường thở, làm loãng dịch nhầy trong mũi. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn xông hơi mũi đúng cách như sau:

  • Rót nước nóng vào trong chậu hoặc một chiếc bát sứ cỡ lớn.
  • Cho mặt vào gần bát nước ấm, nhưng không được gần sát quá mức vì có thể làm khô da hoặc bỏng da. 
  • Trong quá trình xông hơi, bạn cần hít sâu, và xì mũi để loại bỏ chất nhầy càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại tinh dầu để thông tắc ngạt mũi, các loại tinh dầu phù hợp với những người đang chảy nước mũi bao gồm: bạc hà, xô thơm, bạch đàn, húng tây, hương thảo…

3. Uống trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược có thể khắc phục được tình trạng niêm mạc mũi xoang tiết quá nhiều dịch, giảm phản ứng viêm và có thể sử dụng cho người bị dị ứng. Ngoài ra, nếu người chảy nhiều nước mũi gặp thêm tình trạng đau vùng hầu họng do dịch mũi chảy xuống họng gây viêm rát họng thì hoàn toàn có thể dùng các loại trà thảo dược để khắc phục.

Có thể liệt kê một số loại trà thảo dược phù hợp với người chảy nhiều nước mũi có chứa chất kháng histamine và nhiều hoạt chất chống viêm như:

  • Trà gừng
  • Trà tầm ma
  • Trà hoa cúc
  • Trà bạc hà
Trà thảo dược giúp cải thiện và giảm nhẹ chảy nước mũi kèm đau rát họng

Trà thảo dược giúp cải thiện và giảm nhẹ chảy nước mũi kèm đau rát họng

4. Tắm bằng nước ấm

Tắm bằng nước ấm cũng đem lại tác dụng tương tự như biện pháp xông hơi, giúp người bệnh đỡ ngạt mũi và loại bỏ dịch nhầy mũi dễ hơn.

Bạn nên tắm dưới vòi hoa sen với nhiệt độ ấm từ 40-45 độ C, và duy trì thường xuyên để đạt hiệu quả cao.

5. Vệ sinh mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Khi chảy nhiều nước mũi thì đừng quên việc rửa mũi thường xuyên, biện pháp này giúp loại bỏ các chất bẩn hoặc vi khuẩn, vi rút xuất hiện trên niêm mạc mũi xoang. Không chỉ có vậy, vệ sinh mũi thường xuyên còn giúp cho niêm mạc mũi không bị khô, giúp tái tạo và phục hồi tổn thương niêm mạc mũi xoang.

6. Chườm ấm vùng mặt

Chườm ấm vùng mặt là biện pháp giúp làm loãng dịch nhầy xoang mũi, hỗ trợ giảm chảy nước mũi và giảm đau vùng xoang mũi. Bạn có thể dùng khăn ấm để chườm lên vùng mũi xoang, hai bên má, trán… Khi khăn đã nguội thì có thể nhúng vào chậu nước ấm và tiếp tục chườm tiếp.

Chườm ấm vùng mặt làm giảm đau nhức vùng mũi xoang và cải thiện tình trạng sổ mũi

Chườm ấm vùng mặt làm giảm đau nhức vùng mũi xoang và cải thiện tình trạng sổ mũi

7. Tăng độ ẩm không khí

Không khí khô, thiếu độ ẩm có thể làm cho niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ tiết dịch nhầy và chảy nước mũi. Để cải thiện điều này, bạn hãy thử áp dụng một số cách như sau:

  • Sử dụng thiết bị tạo độ ẩm, trên thị trường hiện có hai loại như: máy cung cấp hơi ẩm, máy cung cấp sương lạnh.
  • Sắp xếp đặt cây trong nhà, mở cửa phòng tắm, thường xuyên lau nhà.
  • Sử dụng điều hòa có chức năng điều chỉnh độ ẩm.

8. Kê gối cao khi ngủ

Nếu bạn muốn nước mũi không tồn đọng lâu trong mũi xoang, và giúp xì ra ngoài dễ dàng hơn thì khi đi ngủ, bạn nên kê cao gối để tạo góc nghiêng giữa mũi và mặt giường.

9. Ngâm chân với nước ấm

Bên cạnh các phương pháp như xông hơi, tắm bằng nước ấm, bạn cũng có thể thực hiện ngâm chân với nước thảo dược ấm như nước ấm pha với sả, vỏ bưởi, muối hoặc gừng... cũng là một cách để hết chảy nước mũi hiệu quả.

10. Thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn cũng như nhiều loại mầm bệnh gây tổn thương cho niêm mạc mũi xoang. Bạn nên tích cực tiêu thụ các loại rau xanh, trái cây tươi như: Cam, bưởi, dưa hấu, rau ngót, dâu tây, rau cải xanh… Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu protein như: Thịt lợn, thịt gà, cá hồi, cá thu…

Nên chú ý rằng dù có hay không triệu chứng chảy nước mũi, bạn cũng cần hạn chế và tránh sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe, suy giảm sức đề kháng, khiến gia tăng khả năng nhiễm bệnh hoặc triệu chứng chảy nước mũi ngày càng nặng hơn. Những loại thực phẩm cần hạn chế bao gồm: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, các món nướng, đồ uống có cồn, chất kích thích...

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhẹ nhanh triệu chứng khó chịu chảy nước mũi

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhẹ nhanh triệu chứng khó chịu chảy nước mũi

11. Vệ sinh, giữ gìn không gian sống sạch sẽ

Không gian sinh sống sạch sẽ sẽ hạn chế tình trạng chảy nước mũi diễn ra nặng nề hơn, chúng ta hầu hết đều tiếp xúc với không gian sinh sống trong thời gian dài và vì thế bạn hãy cố gắng làm sạch ngôi nhà của mình. Bạn có thể tham khảo những biện pháp như sau:

  • Thường xuyên lau chùi nền nhà và các đồ vật trong gia đình để loại bỏ bụi bẩn, chất gây kích ứng, nấm mốc có thể (những chất làm cho niêm mạc mũi xoang bị kích ứng). Nếu nhà bạn lắp đặt máy lọc không khí thì cần thường xuyên thay màng lọc hoặc lưới lọc để tránh làm giảm hiệu suất của máy.
  • Thường xuyên đổ rác, hay loại bỏ rác thải trong gia đình để tránh cho vi sinh vật gây hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh về xoang mũi.
  • Nên trồng cây xung quanh nhà để tạo môi trường trong lành xung quanh ngôi nhà của bạn.

12. Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Môi trường bên ngoài luôn tiềm ẩn bụi bẩn, vi khuẩn, các loại vi rút, hoặc độ ẩm quá thấp và nếu như tiếp xúc thường xuyên với kiểu môi trường như vậy thì rất có thể làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương và dẫn đến chảy nước mũi. Do vậy, khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi hanh khô, bạn nên trang bị cho bản thân và gia đình sử dụng khẩu trang để bảo vệ niêm mạc mũi họng.

Mong rằng với những cách để hết chảy nước mũi mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều bí quyết để vượt qua cảm giác khó chịu này. Bên cạnh các biện pháp nêu trên, bạn cũng có thể thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và sử dụng thuốc điều trị như thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn gây chảy nước mũi...

Lên đầu trang
Loading