Cách nhét búi trĩ vào trong hậu môn không đau, an toàn tại nhà

2023-10-23 14:18:59

Trong một số trường hợp bị sa búi trĩ, nhiều người có thói quen đẩy búi búi trĩ vào phía bên trong của hậu môn nhằm giảm cảm giác khó chịu. Vậy nhưng, không phải trường hợp nào bệnh nhân bị trĩ cũng có thể thực hiện hành động này.

I - Có nên đẩy búi trĩ vào trong hậu môn hay không?

Thông thường trĩ ở giai đoạn 2 sẽ bắt đầu sa ra ngoài hậu môn nhưng ở giai đoạn này búi trĩ có thể tự co lên sau đó. Tuy nhiên, khi sang đến trĩ giai đoạn 3 búi trĩ sẽ không tự co lên nữa. Lúc này người bệnh nên cố gắng đẩy búi trĩ trở lại vị trí ban đầu để tránh bị viêm nhiễm, kích ứng.

Việc đẩy búi trĩ lên là việc cần làm, điều này sẽ giúp:  

  • Giảm cảm giác khó chịu, vướng víu, hạn chế nhiễm trùng do ma sát với quần áo.
  • Bảo vệ cơ vòng hậu môn và các mạch máu, ngăn ngừa tình trạng tắc mạch tạo ra cục máu đông do búi trĩ chèn ép gây ra.
  • Tránh việc búi trĩ sa xuống lâu ngày làm suy yếu cơ nâng, khiến trĩ nặng hơn.

Nhét búi trĩ vào trong có sao không?

Chỉ nên nhét búi trĩ vào trong trong trường hợp trĩ nội nhẹ

Lưu ý:

  • Việc đẩy búi trĩ lên chỉ áp dụng cho người bị trĩ nội vì vị trí ban đầu của búi trĩ là bên trong hậu môn (phía trên đường lược) nên cần đẩy về vị trí ban đầu.
  • Đối với trường hợp bị trĩ ngoại thì không nên cố gắng đẩy lên vì trị trĩ búi trĩ hình thành ở bên ngoài hậu môn. Việc cố chấp đẩy lên có thể gây tổn thương búi trĩ, tăng đau đớn và khả năng viêm nhiễm hậu môn.
  • Trường bị trĩ độ 4, trĩ đã trở nên nghiêm trọng thì không nên cố tình nhét trở lại hậu môn vì rất dễ gây nhiễm trùng, sưng và đau nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Uống gì để búi trĩ co lại?

II - Hướng dẫn các bước nhét búi trĩ vào trong hậu môn an toàn tại nhà

Theo các chuyên gia việc nhét búi trĩ chỉ nên thực hiện khi búi trĩ có kích thước nhỏ và chưa bị biến chứng như viêm nhiễm. Nếu vẫn cố gắng nhét búi trĩ có kích thước vào bên trong có thể gây ra tắc nghẽn hậu môn, viêm hoặc thậm chí là hoại tử.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nhét búi trĩ vào trong an toàn, hiệu quả:

  • Bước 1: Cần rửa sạch sẽ tay và hậu môn. Tốt nhất nên rửa bằng nước muối sau đó lau khô. Nếu móng tay dài cần cắt ngắn để tránh gây trầy xước búi trĩ. 
  • Bước 2: Ngâm hậu môn trong 1 chậu nước muối ấm khoảng 20 phút sau đó lau khô bằng khăn mềm. Nếu có thể nên dùng bao tay y tế và chuẩn bị dầu dừa bôi trơn để nhét búi trĩ.
  • Bước 3: Nằm nghiêng người hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó nhẹ nhàng tách 2 chân ra rồi dùng tay đẩy từ từ búi trĩ lên.
  • Bước 4: Sau khi đẩy búi trĩ lên cần nhanh chóng rút tay ra và khép chặt hậu môn trong vài phút. Sau khi thực hiện xong nên đứng dậy đi lại một lúc để tránh búi trĩ tiếp tục sa xuống.

Cách nhét búi trĩ vào trong chính xác, an toàn

Lưu ý nên rửa sạch tay trước và sau khi thực hiện

III - Vì nguyên nhân nào mà búi trĩ bị lòi ra ngoài?

Trĩ là căn bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến và thường gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Đặc biệt là khi búi trĩ đã lòi ra ngoài búi trĩ sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ. Có một số nguyên nhân khiến búi trĩ lòi ra ngoài, chẳng hạn như:

  • Hậu môn chịu áp lực lớn: Một số yếu tố khiến hậu môn gặp áp lực lớn như: Cân nặng, áp lực từ thai nhi trong quá trình mang thai hay đứng lâu hoặc ngồi lâu khiến hậu môn chịu một áp lực lớn, các tĩnh mạch bị căng phồng từ đó làm tăng kích thước của búi trĩ và khiến trĩ lòi ra ngoài. 
  • Táo bón trong thời gian dài: Chế độ ăn uống ít chất xơ, lười uống nước… khiến người bệnh bị táo bón trong thời gian dài. Khi bị táo bón người bệnh sẽ phải dùng nhiều sức hơn trong khi đi đại tiện cộng thêm phân cứng ma sát lên thành tĩnh mạch hậu môn khiến thành tĩnh mạch bị giãn ra, suy yếu. Các búi trĩ cũng vì thế mà dễ dàng lòi ra ngoài. 
  • Bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng: Để trĩ trong thời gian dài không điều trị hoặc trị sai cách… khiến trĩ chuyển sang các giai đoạn nặng hơn, mô trực tràng, hậu môn cũng yếu dần đi theo thời gian. Thông thường người bệnh sẽ thấy búi trĩ lòi ra ngoài bắt đầu từ giai đoạn trĩ nội độ 2 trở đi.
Tìm hiểu thêm: Búi trĩ lòi ra nhưng không đau, không chảy máu có sao không?

Tại sao búi trĩ bị sa ra ngoài

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

IV - Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày có nguy hiểm không?

Trĩ nếu ở giai đoạn đầu, mức độ sa nhẹ thì thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá lớn. Người bệnh chủ yếu gặp bất tiện trong lúc đi vệ sinh. Nhưng khi trĩ đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, việc sa búi trĩ nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

  • Gây ra nhiều đau đớn, bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vì khi này búi trĩ đã lòi ra ngoài. 
  • Đại tiện ra máu thường xuyên và ra nhiều máu khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược, có nguy cơ cao bị thiếu máu.
  • Búi trĩ phát triển kích thước lớn chèn ép các mạch máu gây tắc mạch khiến máu không lưu thông được. Các tế bào, niêm mạc ở hậu môn không được cung cấp đủ oxy từ máu. Lâu ngày có thể gây hoại tử hậu môn. 
  • Ngoài ra, trĩ để lâu ngày còn có thể gây nhiễm trùng hậu môn nặng hơn có thể tạo ra các ổ áp xe, nhiễm trùng vào máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm của trĩ

V - Nên làm gì để giảm tình trạng sa búi trĩ?

Việc dùng tay đẩy búi trĩ lên chỉ là biện pháp tạm thời, bạn nên tìm đến các phương pháp điều trị để giảm các triệu chứng, giảm tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, giúp búi trĩ teo dần đi.  

Có thể điều trị trĩ bằng một số cách dưới đây:

1. Dùng Đông y thế hệ 2

Đông y thế hệ 2 là những sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ cao, được sử dụng để điều trị chủ đạo, hiệu quả vượt trội, cạnh tranh với tân dược trong nhiều trường hợp. 

Viên trĩ Ngự y mật phương đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 giúp giảm nhanh các triệu chứng của trĩ như: Chảy máu, sưng tấy, đau rát, giảm tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, giúp co và teo búi trĩ. Đặc biệt, sau khi dùng đủ liệu trình giúp người bệnh thay đổi cơ địa, thành tĩnh mạch hậu môn bền vững, hạn chế tối đa trĩ tái phát.

Ngự y mật phương 15

Viên trĩ ngự y mật phương 15

2. Dùng thuốc Tây y

Trong Tây y thường điều trị trĩ bằng các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc mỡ giúp giảm các triệu chứng của trĩ như chảy máu, giảm đau rát, sưng tấy, ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số loại thuốc thường hay được dùng như thuốc giảm đau, kháng viêm như paracetamol, ibuprofen, thuốc mỡ giúp giảm tình trạng đau rát, khó chịu như: Hametum, preparation, rapeher…

3. Dùng mẹo dân gian chữa bệnh trĩ

  • Hoa thiên lý: Dùng hoa thiên lý đã rửa sạch rồi sau đó đem giã nát cùng 1 chút muối trắng, cho thêm nước cốt chanh và pha với nước lọc để uống hàng ngày.  
  • Rau diếp cá: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy phần nước cốt. Pha nước cốt lá diếp cá với nước ấm rồi ngâm hậu môn trong khoảng 20-30 phút. Tiếp tục đắp hậu môn bằng phần bã rau diếp cá trước đó, có thể quấn băng gạc cố định trong 30 phút rồi gỡ ra rửa sạch lại hậu môn với nước ấm. 
  • Đu đủ xanh: Nhựa đu đủ giúp làm co mạch máu từ đó hỗ trợ co búi trĩ. Bạn nên tìm những quả có nhiều nhựa. Thực hiện bằng cách bổ đôi quả đu đủ sau đó úp mỗi nửa đu đủ lên 2 bên cẳng chân, dùng băng gạc cố định lại và để qua đêm. 
  • Lá vông nem: Đem rửa sạch rồi đun lấy nước để xông hậu môn trong khoảng 20-30 phút. Hoặc bạn cũng có thể đem lá vông nem hơ qua lửa cho nóng rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Xem thêm: Ngâm lá gì để co búi trĩ?

Dùng nguyên liệu dân gian để giảm tình trạng sa trĩ

Lá vông nem có thể dùng để ngâm, rửa búi trĩ

4. Áp dụng biện pháp phòng ngừa tại nhà

Ngoài những cách điều trị ở trên bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt để việc điều trị có hiệu quả tốt nhất cũng như phòng ngừa búi trĩ sa xuống.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sa búi tĩ tại nhà:

  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặt biệt sau khi đi đại tiện. Cách tốt nhất là rửa hậu môn với nước muối ấm rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm khô.
  • Có chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, rau củ quả tươi, ăn các món ăn dễ tiêu như súp, canh, món luộc. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu. 
  • Không sử dụng đồ uống gây kích thích như rượu, bia, cà phê, cô ca… để tránh gây kích ứng niêm mạc hậu môn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 
  • Luyện tập thể thao thường xuyên, nên tập các bài tập phù hợp với người bị trị như đi bộ, tập yoga, bơi lội…điều này giúp hỗ trợ co búi trĩ và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
  • Trong quá trình nhét búi trĩ nếu gặp khó khăn có thể ngâm hậu môn với nước ấm để giúp hậu môn ấm nên và các mạch máu giãn nở ra. Chú ý không nên ngâm nước quá nóng và ngâm quá lâu. 
  • Bệnh trĩ rất dễ nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng, vậy nên khi nghi ngờ mắc bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra để có kết luận chính xác nhất. Từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi: Nhét búi trĩ vào trong có sao không? Và hướng dẫn cách nhét thế nào là an toàn? Có thể thấy quá trình nhét vào trong không quá phức tạp và hầu như ai cũng có thể tự thực hiện được. Tuy nhiên, thay vì tìm cách nhét lên hãy tìm đến các phương pháp điều trị chuyên biệt để loại bỏ búi trĩ, tránh để lâu khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Lên đầu trang
Loading