Bật mí 7+ cách trị đau đầu bằng gừng (sinh khương) hiệu quả

2023-10-16 16:46:21

Có một cách tự nhiên, không cần dùng đến thuốc giúp giảm đau đầu hiệu quả, đó chính là sử dụng gừng - một loại gia vị quen thuộc trong bếp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm đau đầu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 7 cách trị đau đầu bằng gừng một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

I - Dùng gừng chữa đau đầu có thật sự hiệu quả không?

Cơn đau đầu có thể xuất hiện từ nhẹ cho đến nặng, thậm chí lan xuống đến vùng vai và gáy, gây ra sự khó chịu vô cùng, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của bạn.

Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bếp mà còn là một "siêu thực phẩm" với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt giúp cải thiện chứng đau đầu hiệu quả, cụ thể gừng:

  • Có tính ấm và vị cay nồng, giúp gừng tán hàn, giảm đau và long đờm, đặc biệt là trong trường hợp đau đầu do nhiễm lạnh.
  • Chứa gingerol và shogaol, hai chất có khả năng giảm viêm nhiễm và giảm đau, giúp giảm triệu chứng đau đầu.
  • Chứa một hợp chất có khả năng giảm căng thẳng và tạo tinh thần sảng khoái có tên là Cineole.
  • Có thể tăng mức độ serotonin trong cơ thể, một chất giúp giảm viêm và co thắt mạch máu, việc cải thiện tình trạng đau đầu.
  • Có khả năng mở thông xoang, làm giảm căng thẳng trong khu vực đầu, giúp giảm đau đầu do vấn đề về xoang.
  • Có thể giúp giảm triệu chứng buồn nôn, thường xuất hiện khi bị đau đầu.
  • Đặc biệt, gừng giúp giảm đau đầu an toàn, không gây ra tác dụng phụ.
Xem thêm: Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

Chữa đau đầu bằng gừng có hiệu quả không?

Rất nhiều hoạt chất trong gừng có thể giúp giảm đau đầu, chóng mặt hiệu quả

II - Những cách trị đau đầu bằng gừng hiệu quả nhanh chóng

1. Ngậm gừng tươi

Một cách đơn giản nhất để giảm cơn buồn nôn và kiểm soát triệu chứng buồn nôn do đau nửa đầu đó chính là là sử dụng trực tiếp gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi sạch. 
  • Rửa gừng kỹ, sau đó cắt lát thành từng miếng nhỏ, mỏng.
  • Đặt một miếng gừng vào miệng và ngậm nó ít nhất trong vòng 30 phút. Nếu triệu chứng đau đầu vẫn còn, bạn có thể tiếp tục ngậm thêm đến khi cơn đau được cải thiện.

Ngậm gừng tươi trị đau đầu

Ngậm một lát gừng tươi trong miệng để giảm đau đầu

2. Uống trà gừng

Trà gừng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và nhẹ nhàng hơn, từ đó làm giảm đau đầu một cách tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 - 3 lát gừng tươi, đường, quả chanh, nước sôi và 1 loại trà mà bạn yêu thích.
  • Đun nước sôi rồi cho gừng đã thái vào, đun tiếp trong khoảng 10 - 20 phút rồi cho trà vào, lưu ý đun nhỏ lửa.
  • Sau khi trà đã được đun xong, đợi nguội rồi sau đó lọc ra để loại bỏ bã trà và lát gừng.
  • Thêm một ít nước chanh và đường, khuấy đều để hòa quyện hương vị rồi bắt đầu tận hưởng.

3. Ngâm chân nước gừng và muối

Đây là phương pháp giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm mất ngủ và đau đầu. Đặc biệt trong trường hợp đau đầu khi thời tiết lạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng tươi, muối hạt, nước. 
  • Cho gừng tươi vào nồi và đổ vào 2 lít nước rồi đun. Lưu ý không nên đun sôi để tránh làm mất tinh dầu và giảm đi tính chất của gừng.
  • Hòa thêm một ít muối vào và tắt bếp. Đợi nước gừng nguội một chút, sau đó đổ nó vào một chậu lớn.
  • Ngồi và đặt cả hai chân vào nước gừng ấm để thư giãn.
  • Khi nước bắt đầu nguội, bạn có thể cho thêm một ít nước ấm để duy trì nhiệt độ.

Ngâm chân trong nước gừng để thư giãn, giảm đau đầu

Gừng và nước ấm có thể cải thiện lưu thông máu lên não, giúp giảm nhức đầu

4. Xoa bóp bằng tinh dầu gừng

Dầu gừng là một dạng chiết xuất từ gừng thông qua chưng cất, tạo ra một tinh dầu đặc biệt. Với mùi thơm đặc trưng, vị cay và rất đặc, dầu gừng với đặc tính ấm thường được ưa chuộng trong việc trị liệu và giảm đau đầu bằng cách sử dụng hương thơm. 

Cách thực hiện:

  • Hãy bắt đầu bằng việc rửa sạch tay để đảm bảo vệ sinh. Sau đó, lấy một ít dầu gừng và nhẹ nhàng thoa lên vùng thái dương hoặc khu vực cảm thấy đau, mát - xa từ 5 đến 10 phút để giúp cải thiện triệu chứng đau đầu.

5. Dùng gừng và mật ong

Sự kết hợp giữa gừng và mật ong mang lại một biện pháp tốt để cải thiện lưu lượng máu đến não bằng cách làm giãn mạch máu. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mật ong nguyên chất.
  • Gọt vỏ và rửa sạch củ gừng tươi, sau đó thành sợi.
  • Để gừng sợi vào một bình thủy, sau đó đổ mật ong vào cho đến khi gừng được ngập hết.
  • Khi muốn dùng, đơn giản chỉ cần đổ hỗn hợp gừng và mật ong đã ngâm vào một ly nước ấm và khuấy đều.

Uống trà gừng mật ong để giảm đau đầu

Một tách trà gừng mật ong giúp tạo cảm giác thư thái, giảm đau đầu, mệt mỏi

6. Ăn kẹo gừng hoặc mứt gừng

Nếu không có gừng tươi như đã đề cập ở trên, bạn cũng có thể dùng kẹo gừng hoặc mứt gừng. Hãy chọn loại kẹo hoặc mứt mà bạn cảm thấy phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân, bởi trên thị trường có sẵn rất nhiều loại sản phẩm này.

7. Thêm gừng vào các món ăn

Việc cho gừng vào khẩu phần ăn hàng ngày là thêm nó vào các món ăn không chỉ làm tăng hương vị cho nhiều món ăn mà còn cải thiện hiệu quả tình trạng. 

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh kết hợp gừng với các loại thực phẩm kỵ như thịt chó, thịt thỏ, hoặc thịt ngựa.

III - Chữa đau đầu bằng gừng cần lưu ý điều gì?

Gừng tuy là một loại thảo dược lành tính, có thể sử dụng để giảm đau đầu tại nhà, nhưng cần thận trọng trong việc sử dụng để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 

Dưới đây là một số lưu ý:

  • Không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng gây khô miệng, khát nước và làm tăng nhiệt độ trong cơ thể.
  • Hạn chế dùng chung với các loại thực phẩm như thịt chó, ngựa, thỏ…
  • Không nên sử dụng gừng nếu bạn là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bị sỏi mật, mắc tiểu đường hoặc sử dụng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Gừng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, đầy hơi, kích ứng miệng, buồn nôn, khó tiêu…
  • Để tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng đau đầu, hãy kết hợp việc sử dụng gừng với một chế độ ăn uống lành mạnh và giấc ngủ đủ.
  • Trong trường hợp đang dùng thuốc Tây y hoặc có vấn đề về huyết áp cao, khi muốn sử dụng gừng tốt nhất người bệnh hãy tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Để giảm triệu chứng đau đầu nhanh chóng hơn, bạn có thể kết hợp cách sử dụng gừng với xoa bóp và bấm huyệt.
  • Không nên dùng gừng bị mốc, bị khô héo vì có thể ẩn chứa mầm bệnh.

Chữa đau đầu bằng gừng cần lưu ý gì?

Gừng khô héo có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi

Cuối cùng, cần lưu ý rằng các cách sử dụng gừng để giảm đau đầu thường chỉ phù hợp với trường hợp đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu. Trong trường hợp bạn gặp cơn đau đầu nghiêm trọng hoặc có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào, hãy thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lên đầu trang
Loading