Hướng dẫn 11 cách trị nám khi mang thai cho bà bầu hiệu quả

2024-01-03 09:39:37

Nám da trong giai đoạn mang thai đều là do có sự thay đổi về hàm lượng giữa các hormone nội tiết tố, hay được gọi với cái tên là nám nội tiết. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 10+ cách trị nám cho bà bầu hiệu quả và dễ áp dụng nhất nhé.

I - Tại sao bà bầu thường bị nám da khi mang thai?

Nám da khi mang thai hay còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”, là một tình trạng da cực kỳ phổ biến ở thai phụ. Từ một thống kê năm 2020 cho thấy, trong số các trường hợp nám da thì có từ 50 - 70% người bị nám là phụ nữ mang thai. Trong số đó 90% là phụ nữ thuộc độ tuổi từ 20 - 40 tuổi.

Lý giải cho tình trạng này, các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố estrogen và progesterone tập trung cho thai nhi nhiều hơn, không đủ khả năng kiểm soát sắc tố da khiến melanin tăng sinh nhanh chóng nên dẫn tới hình thành nám.

Bên cạnh đó, estrogen có tác động xấu lên các thụ thể melanocortin khiến tế bào da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với UV. Từ đó tạo điều kiện khiến các hắc sắc tố xuất hiện nhiều hơn, hình thành các đốm nâu rõ rệt trên da.

Nám da có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, nhưng thường thấy nhiều hơn là trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba (khi hai hormone estrogen và progesterone tăng lên cao nhất). Đặc biệt, ở phụ nữ đã bị nám trước khi mang thai, tình trạng nám có thể trở nên đậm và nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.

II - Cách trị nám cho bà bầu hiệu quả tại nhà theo dân gian

Các mẹo dân gian trị nám với nhiều ưu điểm như nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, ít gây tác dụng phụ mà lại tiết kiệm chi phí nên thường được các mẹ bầu sử dụng để làm mờ nám khi đang mang thai.

Trong trường hợp các phương pháp này không đạt hiệu quả như ý, bà bầu có thể tham khảo việc dùng thuốc được bác sĩ chuyên môn cho phép như vitamin C, axit azelaic, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ da tại nhà.

Dưới đây là một số cách phổ biến nhất bạn có thể tham khảo.

1. Thoa giấm táo

Giấm táo được coi như một phương thức kỳ diệu cho các vấn đề liên quan đến da và tóc. Axit axetic trong giấm táo được ví như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên, có khả năng loại bỏ các đốm nâu, giúp làn da trở nên sáng mịn hơn.

Cách thực hiện: Thấm giấm táo vào bông sạch rồi chấm đều đặn 1 - 2 lần mỗi ngày vào vùng da nám.

Lưu ý: Giấm táo không phù hợp với tất cả các loại da, hầu như chỉ phù hợp với người da dầu bị nám. Người da nhạy cảm hoặc da không thì không nên sử dụng. Ngoài ra, mẹ bầu phải pha loãng bớt trước khi bôi trực tiếp vì đôi khi chúng có thể gây bỏng hóa học cho da.

Trị nám cho bà bầu bằng giấm táo

2. Thoa nước cốt chanh

Nước chanh không chỉ có tác dụng làm sáng, mà còn có khả năng lột bỏ lớp da chết xỉn màu, do đó cũng có thể làm mờ các đốm nám cho mẹ bầu.

Cách thực hiện: Dùng nước cốt chanh thấm nhẹ nhàng lên vùng da nám trong 2 phút rồi nghỉ chừng 15p mới rửa sạch bằng nước ấm. Nên duy trì đều đặn 1 ngày 2 lần và liên tục trong vài tuần bạn nhé.

3. Đắp mặt nạ lòng đỏ trứng gà

Cách thực hiện: Bóc lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ thêm ít mật ong rồi đánh tan hỗn hợp. Tiếp theo đó thoa lên mặt khoảng 25 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên sử dụng 1-2 lần/tuần. Nếu dùng nhiều hơn có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

Trị nám khi mang thai bằng trứng gà

4. Dùng mặt nạ mật ong và nghệ

Cả 2 nguyên liệu này đều có khả năng chống viêm và tái tạo da tốt, đều được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp.

Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp này lên rồi đắp lên da, duy trì 2 - 3 lần/tuần để cảm nhận được hiệu quả.

5. Đắp dưa chuột

Dưa chuột lành tính, lại có tác dụng thư giãn và se khít lỗ chân lông. Cách thực hiện rất đơn giản, chị em có thể thái lát và đắp hàng ngày là được.

6. Thoa gel nha đam

Hai hoạt chất là aloin và aloesin có nhiều trong nha đam cho thấy khả năng phá hủy melanin trên da, ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase nên có thể loại bỏ đốm nám trên da hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, lột bỏ vỏ. Sau đó tiến hành rửa sạch mặt và thoa đều phần thịt nha đam lên vùng da bị sạm, nám.

Thoa gel nha đam

7. Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Những tác động của vitamin C có thể làm giảm hoạt động của enzyme tyrosinase, qua đó sẽ hạn chế được sự hình thành của các mảng nám sạm trên da khi đang mang thai. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chế phẩm liên quan đến vitamin C như: dạng bôi thoa, dạng uống… Hoặc bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, súp lơ xanh, ớt chuông…

8. Dùng thuốc bôi chứa axit azelaic

Nếu mẹ bầu lo lắng về các tác dụng phụ của việc dùng thuốc bôi làm sáng da khi đang mang thai thì có thể tham khảo các sản phẩm chứa axit azelaic. Đây là thành phần duy nhất được công nhận là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bà bầu dùng thuốc chứa axit azelaic để trị nám

9. Sử dụng kem chống nắng cho da

Kem chống nắng là sản phẩm cần thiết, hạn chế tối đa tác động tia UV từ ánh nắng mặt trời lên da. Nên thoa hàng ngày kể cả khi trời mưa và thoa nhắc lại để hiệu quả kem được duy trì tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, kem chống nắng có chỉ số SPF 30, 50+ là phù hợp với làn da người Việt.

10. Bảo vệ, che chắn da khi ra ngoài

Không chỉ kem chống nắng, bà bầu cũng cần bảo vệ cả cơ thể bằng các dụng cụ che chắn: Mũ nón, quần áo chống nắng (có khả năng chống tia UV), đeo khẩu trang, kính râm…

11. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đúng thực phẩm không chỉ có lợi cho thai nhi mà còn kèm theo tác dụng mờ nám tuyệt vời:

  • Rau xanh và hoa quả: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin tốt cho da, làm đều sắc tố.
  • Các loại trà chống oxy hoá như trà xanh, nước ép rau củ, trái cây.
  • Thịt nạc, omega 3 từ cá, trứng hay các loại thảo mộc.

Bên cạnh đó cũng cần tránh:

  • Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đường muối.
  • Đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Nếu được hãy hạn chế tinh bột trong chế độ ăn.

Giữ chế độ ăn lành mạnh

III - Những phương pháp trị nám KHÔNG nên dùng khi mang thai

Một điều cần lưu ý rằng, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm. Vì vậy không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng, thậm chí các chuyên gia còn khuyến cáo không được sử dụng các phương pháp sau:

  • Thuốc bôi, mỹ phẩm: Cụ thể hơn là các loại kem bôi có chứa thành phần làm trắng da hydroquinone đều không được phép sử dụng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra cũng nên tránh các loại mỹ phẩm khác có chứa acid acetic, acid kojic, monophenol…
  • Bắn laser: Laser dùng các tia năng lượng bắn trực tiếp lên da, chúng không chỉ có thể gây kích ứng da mà còn gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
  • Peel da hóa học: Các sản phẩm liên quan đến hoá học đều không thực sự an toàn trong thai kỳ vì chúng có thể ngấm dần vào máu của bạn, sau đó đi vào cơ thể bé. Cụ thể các loại acid alpha hydroxy, acid salicylic hay retinol… đều có hại.

Không nên peel da hóa học khi đang mang bầu

IV - Nám khi mang thai có tự hết sau sinh không?

Các mảng nám thường có xu hướng tự mờ dần rồi hết hẳn sau khi mẹ bầu sinh con. Tuy nhiên các vết nám không thể nào biến mất trong “ngày một ngày hai”. Quá trình đó thường đi liền với khả năng ổn định nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, thường sau khoảng vài tháng thì các vết nám sẽ hoàn toàn biến mất.

Tuy vậy, với những người đã có tình trạng nám trước đó, các vết nám chỉ có thể mờ bớt đi chứ không thể biến mất hoàn toàn cho đến khi có sự can thiệp về điều trị.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng nám da chỉ là một trong nhiều biểu hiện thông thường khi mang thai, nám chỉ xảy ra ở vùng biểu bì bên trên và hoàn toàn không gây hại đến thai nhi.

V - Bà bầu trị nám da khi mang thai cần lưu ý những gì?

Cơ thể mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm, vì vậy bên cạnh các phương pháp trị nám thì bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

  • Luôn giữ cho bản thân tâm trạng thoải mái, thư giãn nhất.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng các chất thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
  • Ưu tiên sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên để trị nám.
  • Trong trường hợp sạm nám sau sinh vẫn không hết, có thể tham khảo sang các sản phẩm khác không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ (ưu tiên các sản phẩm lành tình từ dược liệu thiên nhiên).
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, điều này không chỉ gây hại đến bản thân mà còn khiến da trở nên tệ hơn.
  • Không sử dụng hoá chất, sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh lên da.

Mặc dù hầu hết các trường hợp nám da trong thai kỳ đều mờ dần sau khi sinh, tuy nhiên không hẳn là không có ngoại lệ. Vì vậy bạn có thể thử dùng sớm các các trị nám da cho bà bầu trên đây để chuẩn bị từ sớm, ngăn tình trạng da trở nên mỏng hơn.

Lên đầu trang
Loading