Cảm cúm nên ăn cháo gì? 7 món cháo giải cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả

2023-09-06 11:24:34

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bị cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì để mau khỏi? Tại sao khi bị cảm người bệnh được các chuyên gia khuyến khích ăn cháo? Món cháo nào phát huy hiệu quả cao trong việc giải cảm và tăng dưỡng chất cho cơ thể. Những câu hỏi xoay quanh vấn đề này sẽ được chúng tôi bật mí cụ thể ở nội dung dưới đây.

I - Tại sao ăn cháo giúp giải cảm hiệu quả?

Cháo là món ăn bình dân được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Việc ăn cháo giải cảm có tác dụng hiệu quả nhờ làm sạch và chống viêm nhiễm đường hô hấp. Từ đó hiện tượng nghẹt mũi, hắt hơi, người lâng lâng được cải thiện nhanh chóng.

Đối với người bị cảm cúm, cảm lạnh thì món cháo mềm lỏng, bổ dưỡng, nóng hổi, dễ tiêu hóa cải thiện một số tình trạng như:

  • Loại bỏ cảm giác chán ăn: Khi bị ốm thì vị giác thay đổi, nhạt miệng và khô khiến người bệnh không có nhu cầu ăn uống. Lúc này cháo được coi như là một sự lựa chọn tốt vì vừa dễ ăn, dễ hấp thụ chất và cải thiện tiêu hóa. Từ đó giúp người bệnh tăng cảm giác thèm ăn, bồi bổ sức khỏe mau nhanh phục hồi.
  • Cải thiện tình trạng ho khan, ho đờm: Người bị cúm thường có cảm giác bị ngứa họng, ho khan nhiều rất khó chịu. Cháo khi ăn nóng sẽ bảo vệ vùng họng không bị nhiễm lạnh và tấn công từ vi khuẩn.
  • Hạn chế hiện tượng táo bón: Khi bị cảm người bệnh lười ăn canh rau, vận động ít nên rất dễ bị táo bón, nhất là với trẻ nhỏ. Trong khi đó, cháo được chế biến dạng lỏng, gạo và nguyên liệu ăn kèm được ninh nhừ hoặc xay nhuyễn giúp cơ thể bổ sung đủ nước, dưỡng chất để ngăn ngừa táo bón.

Vậy nên với những lợi ích tuyệt vời kể trên thì cháo được coi như là món ăn thích hợp cho người bị cảm cúm, cảm lạnh. Vì thế hãy khéo léo lựa chọn và phối hợp các nguyên liệu để có món cháo thơm ngon giúp cơ thể nhanh hồi phục.

người bị cảm cúm nên ăn cháo

Món cháo giúp hạn chế táo bón và bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể

II - Cách nấu các món cháo giải cảm cúm, cảm lạnh nhanh chóng

Có rất nhiều loại cháo thơm ngon, bổ dưỡng giúp giải cảm cúm, cảm lạnh mau chóng. Khi nấu cháo nên phối hợp cùng với rau củ, hạt thô hay thịt băm… để tăng cường dưỡng chất mà còn làm hương vị thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Vậy cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì để tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. Dưới đây là 7 món cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà bạn nên vận dụng:

1. Nấu cháo hành, tiêu giải cảm

Hành lá có chứa tinh dầu là một kháng sinh mạnh và các hoạt chất hóa học khác như chất béo, chất xơ, protein, vitamin, sắt và chất chống oxy hóa…

Các chất này có nhiệm vụ ức chế hoạt động của virus cúm, hạ sốt, tăng tiết mồ hôi, cân bằng huyết áp… Do vậy hành là một gợi ý để chế biến nên món cháo chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, chán ăn giúp phục hồi sức khỏe mùa cúm.

Ngoài ra trong hành còn chứa polysaccharide - thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại virus.

Dưới góc nhìn Đông y, hành lá có vị cay, tính ôn có công dụng giải biểu, hòa trung làm thoáng lỗ chân lông, ăn uống dễ tiêu hơn, giảm cảm giác mệt mỏi của cơ thể. Vì thế cháo hành là câu trả lời hoàn hảo nhất cho thắc mắc cảm cúm nên ăn cháo gì?

Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt băm, hành lá cùng một số gia vị nêm phù hợp.

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ vo cẩn thận để lọc bụi, hành lá làm sạch sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Dùng đầu hành lá phi vàng lên với dầu ăn và xào chín cùng với thịt băm.
  • Đặt nồi nước lên bếp, đổ gạo vào đun cho đến khi hạt gạo nở mềm.
  • Tiếp theo cho thêm thịt băm vào và hành lá xong khuấy đều cháo lên thêm khoảng 3 - 4 phút là hoàn thành.
  • Nấu xong để cháo nguội ở nhiệt độ khoảng 35 - 40 độ rồi cho thêm tiêu bắc vào ăn vừa phải.
cháo hành giải cảm cúm, cảm lạnh

Món cháo hành trị hiệu quả chứng cảm cúm, cảm lạnh

2. Cháo đậu xanh tốt cho sức khỏe

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, vị ngọt tính hàn, chữa chứng nóng sốt, cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Theo Tây y, đậu xanh thuộc nhóm hạt giàu tinh bột, chất béo, chất xơ, protein cùng các loại vitamin, chất chống oxy hóa giúp cải thiện miễn dịch mạnh mẽ, chống viêm cực tốt.

Cháo đậu xanh dễ tiêu hóa, thơm ngon giúp cho người bị cảm cúm, cảm lạnh mau khỏi. Ngoài ra đậu xanh còn có nhiều các axit amin tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người ốm ngon miệng, hấp thụ tốt, mau chóng phục hồi.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Gạo tẻ, đậu xanh, hành lá và một chút gia vị.

Các bước chế biến:

  • Đậu xanh ngâm với nước lạnh từ 3 - 5 tiếng để tách bỏ rồi thực hiện đãi sạch phần vỏ.
  • Gạo vo sạch, hành lá loại bỏ rễ sau đó chia thành từng khúc nhỏ.
  • Cho gạo tẻ vào nồi, đổ nước vào nấu cho tới khi cháo chín mềm thì cho đậu xanh vào.
  • Điều chỉnh gia vị vừa đủ sau đó thêm hành lá vào cho thơm.
  • Đun sôi tiếp 1 - 2 phút sau đó múc ra bát để độ ấm vừa phải thì sử dụng.
  • Người bệnh nên ăn cháo đậu xanh liên tục trong vài ngày để bệnh chuyển biến nhanh.

Lưu ý một chút như sau: Đối với những người thể hàn, chân tay lạnh hay bị đi ngoài thường xuyên nên hạn chế món cháo đậu xanh.

cách nấu cháo giải cảm

Món cháo đậu xanh thơm ngon, giàu dưỡng chất giúp hồi phục sức khỏe

3. Món cháo trứng tía tô

Người bị cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì tốt thì chắc chắn không thể bỏ qua cháo trứng tía tô.

Tía tô có vị cay, tính ấm giảm sốt, giúp bổ khí huyết, chống viêm tiêu đờm giảm nhanh các triệu chứng ho, viêm họng do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Trứng giàu protein nên khi kết hợp với tía tô tạo ra món cháo thơm ngon, giải cảm tốt

Chuẩn bị các nguyên liệu: Gạo tẻ, lá tía tô, trứng gà quả, hành lá, hành tím, gừng, gia vị.

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, các nguyên liệu như tía tô, gừng, hành lá rửa sạch rồi thái chỉ.
  • Trứng gà tách vào bát khuấy đều để lòng trắng, lòng đỏ kết hợp với nhau.
  • Đặt nồi nước trên bếp sau đó cho gạo vào nấu cùng đến khi mềm nhừ.
  • Lần lượt cho lá tía tô, gừng và hành lá vào đảo đều đến khi hòa quyện.
  • Cuối cùng điều chỉnh gia vị vừa đủ và đun thêm khoảng 5 - 6 phút thì thực hiện tắt bếp.
  • Món cháo tía tô nên ăn vào lúc nóng để trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
cảm cúm ăn cháo gì

Cháo trứng tía tô trị cảm cúm hiệu quả, nhanh chóng

4. Cháo thịt bò cà rốt

Cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì thì không thể không nhắc đến món cháo thịt bò cà rốt. Thịt bò có chứa nhiều protein cùng các vi chất, khoáng chất và năng lượng cần thiết với cơ thể.

Khi dùng thịt bò phối hợp với cà rốt tạo nên món ăn giàu vitamin, chất xơ để nâng cao miễn dịch và chống chọi với các virus cảm cúm.

Chuẩn bị nguyên liệu: gạo tẻ, thịt bò, cà rốt, hành tím, hành lá, gia vị nấu.

Cách nấu cháo thịt bò cà rốt:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, hành lá rửa sạch, cắt khúc; cà rốt loại bỏ vỏ, thái hạt lựu.
  • Thịt bò đem băm nhuyễn, xào chín cùng với hành tím phi thơm lên.
  • Cho gạo vào nồi cùng với nước sau đó nấu chín nhừ.
  • Cuối cùng bỏ cà rốt và thịt bò vào nồi khuấy đều đến khi chín mềm thì thêm hành lá vào.

Lưu ý đối với những người có hệ tiêu hóa kém; mắc bệnh thận, gout hay các vấn đề liên quan đến huyết áp, rối loạn mỡ máu thì nên kiêng ăn cháo thịt bò cà rốt.

5. Cháo gà dễ ăn, thanh nhiệt

Món cháo gà là ưu tiên hàng đầu dành cho người mắc chứng cảm cúm, cảm lạnh. Theo đó, thịt gà là nguyên liệu có lượng đạm cao cùng amino axit để phục hồi sức khỏe, giảm viêm nhiễm trong thời gian nhắn.

Các nghiên cứu chứng minh, ăn cháo gà giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn gây hại đồng thời làm dịu cổ họng nhanh. Cháo gà có đặc tính kháng viêm giúp giảm dịch nhầy trong mũi nhanh chóng. Do đó cảm cúm nên ăn cháo gì thì không thể bỏ qua món cháo gà hấp dẫn.

Các nguyên liệu: gạo, lườn gà, hành lá, gia vị.

Cách nấu cháo gà giải cảm:

  • Thịt gà nên chọn lấy phần lườn rồi rửa sạch bớt hôi và ướp cùng một chút muối.
  • Gạo tẻ lấy lượng vừa đủ sau đó mang đi vo sạch.
  • Lấy thịt gà đã ướp băm nhuyễn rồi xào lẫn với dầu, nước mắm ngon để dậy mùi thơm.
  • Cho gạo vào nồi nước ninh xương gà nấu đến khi gạo nở mềm.
  • Cháo đã chín nhừ thì cho phần thịt gà đã xào chín vào nồi đảo khoảng 5 - 10 phút.
  • Điều chỉnh gia vị và thêm hành lá đã thái nhỏ vào đun sôi 1 phút rồi tắt bếp.
  • Bắc nồi cháo ra ngoài, chờ cho cháo nguội bớt và ăn từ từ để trị bệnh.
cảm lạnh nên ăn cháo gì

Cháo gà bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện đề kháng

6. Cháo táo đỏ bí ngô

Cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì thì cháo táo đỏ bí ngô là gợi ý tốt nhất cho người bệnh. Táo đỏ kết hợp với bí ngô tạo ra món cháo giàu đủ dinh dưỡng đồng thời có tác dụng kiện tỳ giúp người ốm ăn uống ngon miệng.

Các nghiên cứu chỉ rõ, táo đỏ bao gồm các chất Phenolic, Flavonoid có khả năng tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn lớn. Ngoài ra trong táo xuất hiện các chất giúp thư giãn tinh thần, ngủ ngon giấc.

Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo tẻ, bí ngô, táo đỏ cùng một chút gia vị như đường nâu, muối ăn.

Cách chế biến món cháo:

  • Bí ngô loại bỏ vỏ, hạt sau đó chia thành từng khúc nhỏ cho dễ chế biến.
  • Táo đỏ rửa sạch, gạo tẻ đem vo sạch.
  • Lần lượt cho gạo, bí ngô kèm với táo đỏ cùng lượng nước vừa đủ.
  • Nấu chín các nguyên liệu đến khi mềm nhừ thì điều chỉnh gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

7. Cháo thịt băm gừng tươi

Đối với những người bị cảm cúm, cảm lạnh thì ăn món cháo thịt băm với gừng là một lựa chọn tốt. Tinh dầu trong gừng giúp gia tăng lưu thông máu huyết, giảm đau, chống viêm nhiễm và ức chế các virus gây bệnh đường hô hấp.

Khi gừng kết hợp với thịt băm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi, phục hồi sức khỏe rất tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt băm, gừng tươi, hành tím hành lá và chút gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

  • Gạo vo sạch, gừng vệ sinh sạch sẽ sau đó thái sợi mỏng; hành lá cắt thành khúc nhỏ.
  • Thịt băm xào cùng với nước mắm ngon, hành tím rồi cho thêm chút hạt nêm.
  • Cho gạo vào nồi nước đem nấu đến khi hạt gạo chín mềm.
  • Sau đó thêm chút thịt băm và gừng vào đảo đều rồi đun tiếp khoảng 5 - 6 phút.
  • Trước khi múc cho ra bát cho chút hành lá vào nồi cháo để có mùi thơm đặc trưng.

Các đối tượng bị nóng trong người, đầy bụng hay có vấn đề liên quan đến tiêu hóa nên tránh dùng món cháo này.

cảm lạnh nên ăn cháo gì

Cháo thịt băm với gừng thơm ngon, loại bỏ virus ở đường hô hấp

III - Ăn cháo giải cảm cần chú ý điều gì?

Các món cháo giải cảm khi được chế biến đúng cách sẽ giảm các biểu hiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên không phải món cháo nào cũng đem lại lợi ích lớn đến sức khỏe người bệnh. Do đó khi ăn cháo bạn nên chú ý đến các vấn đề sau.

  • Không nên sử dụng cháo trắng vì ít dưỡng chất hay các món cháo nhiều Cholesterol gây đầy hơi như cháo lòng.
  • Tránh ăn cháo khi quá nóng vì gây tổn hại niêm mạc thực quản hoặc bỏng miệng.
  • Tuyệt đối không ăn cháo với dưa chua vì sẽ tăng tiết axit trong dạ dày gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
  • Ưu tiên các món cháo nấu với các loại thịt, rau củ để gia tăng nhiều năng lượng và dưỡng chất cho giai đoạn phục hồi sức khỏe.
  • Không nên ăn cháo loãng liên tục vì khiến cơ thể không đủ chất và tác động xấu đến chức năng tiêu hóa.

Người bị cảm lạnh, cảm cúm nên ăn cháo gì đã được chúng tôi gợi ý chi tiết ở bài viết. Do đó khi trị cảm thì cần chú trọng đến các món ăn giúp tăng đề kháng, tiêu viêm để đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Chúng tôi tin rằng 7 món cháo bổ dưỡng ở bài viết sẽ đẩy lùi chứng cảm nhanh chóng.

Bài viết liên quan

  • Người già có nên ăn yến không?
    Người già có nên ăn yến không?

    Dinh dưỡng tốt là yếu tố nền tảng giúp người cao tuổi bồi bổ, phục hồi thể trạng. Nhiều người truyền tai nhau người già ăn yến mang lại công dụng thần kỳ cho sức khỏe. Vậy điều này thực hư r...

  • Ăn yến có tăng sức đề kháng không?
    Ăn yến có tăng sức đề kháng không?

    Là một món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, yến sào là sự lựa chọn của nhiều người mỗi khi muốn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Vậy ăn yến có làm tăng sức đề kháng không...

  • Ăn tỏi có thực sự tăng sức đề kháng?
    Ăn tỏi có thực sự tăng sức đề kháng?

    Nhiều người thường truyền tai nhau ăn những tép tỏi sống giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt và giúp phòng ngừa bệnh tật. Vậy điều này có thực sự đúng hay không?

  • Suy nhược thần kinh nên ăn gì?
    Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

    Khi bị suy nhược thần kinh việc ăn uống khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, vừa giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lại tốt cho sức khỏe. Vậy suy nhược thần kinh nên ăn gì? Cùng tìm hiểu qua bài viế...

  • 7 bài tập chữa suy nhược thần kinh hiệu quả
    7 bài tập chữa suy nhược thần kinh hiệu quả

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống trở nên khoa học hơn, việc luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp người bệnh suy nhược thần kinh cải thiện hiệu quả tì...

  • Bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh: Thực hiện như thế nào?
    Bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh: Thực hiện như thế nào?

    Suy nhược thần kinh là căn bệnh tinh thần ngày càng nhiều người mắc phải ở xã hội hiện đại, không xử lý kịp thời gây tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần người bệnh. Rất nhiều trường hợp thự...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ