Cảm cúm nên ăn, kiêng ăn gì? 9 thực phẩm trị cúm nhanh chóng

2023-10-10 11:07:02

Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh cảm cúm sẽ chi phối đến tốc độ hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng bệnh. Vậy người cảm cúm nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm nhanh biểu hiện bệnh cảm? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây để tìm ra đáp án chi tiết nhé!

I - Cảm cúm nên ăn gì giải cảm nhanh chóng?

Khi xuất hiện các biểu hiện cúm người bệnh cần gia tăng dinh dưỡng để nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe toàn diện. Cơ thể khỏe mạnh là điều kiện lý tưởng để đẩy lùi bệnh cảm nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây là gợi ý cho việc người cảm cúm nên ăn gì tốt cho cơ thể.

1. Thực phẩm giàu chất kẽm

Để có một sức đề kháng tốt giúp nhanh khỏi cảm cúm thì nhất định bạn không thể bỏ qua thực phẩm giàu kẽm. Ngoài ra, kẽm hỗ trợ ổn định vị giác cho người đang cảm cúm từ đó hạn chế việc người bị cảm cúm chán ăn hay không hứng thú trong chuyện ăn uống.

Người bệnh có biểu hiện cúm nên tăng cường nhóm nguyên liệu giàu chất kẽm như:

  • Các loại động vật có vỏ: Tôm, cua, hàu, sò…
  • Trứng.
  • Các loại thịt: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu…
  • Sữa.
cảm cúm nên ăn thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu chất kẽm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Hoa quả giàu vitamin C

Cảm cúm nên ăn gì tốt thì chắc chắn không thể bỏ qua các loại hoa quả chứa vitamin C. Đây là hoạt chất thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhằm ngăn chặn hoạt động của virus gây cảm cúm. Mặt khác, vitamin C giúp phục hồi tổn thương do virus cúm gây ra và hỗ trợ cơ thể nhanh khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, vitamin C hoạt động năng nổ giúp chặn đứng các triệu chứng cúm như: sổ mũi, hắt hơi, tắc nghẹt mũi. Người bệnh cảm cúm hãy ưu tiên lựa chọn loại trái cây chứa vitamin C như: Cam, dâu tây, bưởi, ổi, dứa…

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) được xếp vào trong danh sách những loại thực phẩm mà người bệnh cảm cúm nên ăn. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bông cải xanh có khả năng cải thiện sức đề kháng, giảm chứng mệt mỏi ở người đang cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Trong bông cải xanh chứa hợp chất sulforaphane - chất chống oxy hóa và ức chế sự tấn công của gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy súp lơ xanh giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa bệnh nguy hiểm (thoái hóa xương khớp do tuổi tác, ung thư, lão hóa da…).

cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏe

Bông cải xanh chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế phát triển của yếu tố gây bệnh

4. Các nhóm hạt ngũ cốc

Cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏe, bổ sung đủ chất thì chắc chắn đó là các nhóm hạt. Theo đó, các loại hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng… gia tăng năng lượng để người cảm cúm nhanh hồi phục thể trạng.

Ngoài ra, các thành phần vitamin E, magie và selen từ các loại hạt giúp người bệnh tránh suy kiệt sức khỏe. Lượng dưỡng chất từ nhóm hạt đủ lớn mang đến cảm giác no bụng, cải thiện trạng thái tinh thanh nhanh chóng.

5. Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm quan trọng dành cho người đang có biểu hiện bệnh cảm. Rau xanh nhiều chất xơ và vitamin giúp hấp thu dinh dưỡng ở ruột non và tích cực đào thải chất cặn bã ở ruột già.

Cơ chế hoạt động đặc thù của rau xanh giúp hệ tiêu hóa ở người bệnh khỏe mạnh, nâng cao đề kháng để sớm khỏi cảm cúm. Nhóm rau xanh mà người bệnh nên chọn trong thực đơn ăn uống gồm: cải xoăn, rau cải bó xôi, rau ngót, bắp cải...

6. Gừng

Người cảm cúm nên ăn gì thì không thể thiếu gia vị gừng hoặc tỏi - đáp án khiến nhiều người ngạc nhiên. Theo đó, gừng hoặc tỏi với vị cay tự nhiên giúp làm ấm cơ thể, loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng.

Ngoài ra, tính cay ở gừng kích thích cơ thể tạo ra tế bào miễn dịch nhằm chống lại tác động của yếu tố gây cảm cúm. Các chất chống oxy và kháng viêm ở gừng hạn chế nhiễm khuẩn do biến chứng bệnh lý đồng thời loại bỏ cảm giác buồn nôn, sổ mũi trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên khi sử dụng gừng người bệnh cần dùng với liều lượng khoa học, hợp lý để không tác động đến dạ dày. Gừng có thể dùng kết hợp trong các muốn ăn hoặc pha trà sẽ dễ sử dụng và đạt hiệu quả cao.

cảm cúm nên ăn gia vị có tính cay

Gừng, tỏi có vị cay nóng với nhiều hoạt chất kháng viêm có lợi cho sức khỏe

7. Sữa chua

Sữa chua là món ăn phù hợp với người mắc cảm cúm, rối loạn tiêu hóa (đặc biệt là tiêu chuẩn) do loạn khuẩn gây ra. Sữa chua gia tăng lượng lớn các lợi khuẩn nhằm tái thiết lập cân bằng tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Sữa chua là sản phẩm phù hợp cho nhiều bệnh nhân ở mỗi độ tuổi khác nhau. Người mắc cúm sử dụng sữa chua trong chế độ ăn uống hàng ngày có thời gian điều trị bệnh rút ngắn hơn những người không ăn sữa chua.

8. Cháo, súp gà

Cháo, súp gà có kết cấu dạng lỏng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa nên là ưu tiên hàng đầu cho câu hỏi "cảm cúm nên ăn gì". Khi thưởng thức bát cháo gà nóng hổi làm cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi, đào thải các chất độc hoặc tác nhân gây cảm cúm.

Bên cạnh đó, thịt gà chứa nhiều chất đạm với khả năng nâng cao thể trạng, bù đắp năng lượng thiếu hụt. Cháo hoặc súp gà còn gia tăng lượng lớn nước, chất điện giải nên phù hợp với người mất nước do các nguyên nhân: đi lỏng kéo dài, sốt cao, nôn mửa…

cảm cúm nên ăn gì

Người mắc cảm cúm có thể sử dụng cháo gà để hồi phục sức khỏe

9. Yến mạch

Nếu bạn đang cảm thấy người kiệt sức, chán ăn do cảm cúm thì hãy thử ăn cháo yến mạch để lấy lại sức khỏe. Lý do là vì trong yến mạch có chứa nhiều loại vitamin (nhất là vitamin E) có tác dụng xây dựng vững chắc hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại mạnh mẽ các loại virus và yếu tố gây bệnh.

Lưu ý rằng, yến mạch nguyên cám sở hữu lượng lớn dưỡng chất so với nhóm yến mạch bình thường. Vì nên người mắc bệnh cảm cúm nên sử dụng yến mạch nguyên hạt để chế biến các món ăn.

10. Dầu oliu nguyên chất

Cảm cúm nên ăn gì thì không thể thiếu dầu oliu - loại dầu lành tính, cung cấp nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu oliu là nguyên liệu hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng cho chu trình vận động của cơ thể.

Người mắc bệnh cảm khi dùng dầu oliu sẽ phản ứng cảm cúm và tránh mắc biến chứng viêm mũi, viêm xoang. Mọi người có thể dùng dầu oliu để chế biến món ăn nhằm cải thiện sức khỏe khi đang cảm lạnh, cảm cúm.

II - Người bị cảm cúm kiêng ăn gì?

Không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho người cảm cúm bởi có nhiều thực phẩm khiến sức khỏe suy giảm, bệnh lâu khỏi hơn. Vậy người bị cảm cúm không nên ăn gì, hãy đọc thông tin bên dưới để biết chi tiết bạn nhé.

1. Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ ngon miệng, hợp khẩu vị của nhiều người nhưng khó tiêu kèm đầy hơi, táo bón và khiến người bệnh cảm cúm càng thêm mệt mỏi. Vì vậy bạn nên chọn các món ăn dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất để có đề kháng tốt như món luộc, hấp, canh, súp…

cảm cúm không nên ăn gì

Không nên sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

2. Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa

Cảm cúm thường có biểu hiện đau rát cổ họng, khó nuốt nên ăn đồ cứng sẽ gây trở ngại lớn cho quá trình ăn uống. Mặt khác, đồ ăn cứng khó tiêu hóa, giảm khả năng thu nạp dưỡng chất. Thời gian dài khiến người bệnh thiếu năng lượng, cạn kiệt sức khỏe vì thiếu chất.

3. Thực phẩm chứa nhiều đường

Các nghiên cứu đã cho thấy, tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường dễ gây biến chứng cho người đang cảm cúm. Đường là thủ phạm “cản bước” tế bào bạch cầu bắt giữ và tiêu diệt kháng nguyên của virus gây cảm cúm.

Chính vì thế, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, hoa quả chứa nhiều đường (chuối chín quá, xoài, dưa hấu, quả mâm xôi…), kem, sữa nhiều đường…

cảm cúm nên kiêng ăn gì

Người mắc bệnh cảm cúm nên tránh dùng sản phẩm nhiều đường

4. Rượu, bia

Người khỏe mạnh sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Đối với người cảm cúm thì việc dùng nhiều đồ uống này sẽ gây cản trở đến quá trình điều trị bệnh.

Đồ uống chứa cồn có đại diện là rượu bia sẽ gây hại tới hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của người bệnh. Từ đó làm cho biểu hiện của người cảm cúm diễn biến nghiêm trọng, sức khỏe giảm sút rõ rệt và lâu khỏi bệnh.

5. Đồ uống có chứa đường và caffein

Cà phê hoặc nước trà đặc đều là “kẻ thù” của giấc ngủ, vấn đề cảm xúc của người bệnh. Nếu sử dụng loại đồ uống này nhiều quá mức dễ gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ trầm trọng và làm cho hệ miễn dịch suy giảm.

Nếu như sử dụng nước trà đặc hoặc cà phê sau bữa ăn giàu protein thì tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Lúc này cơ thể không thể tiêu thụ và chuyển hóa chất đạm khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm. Những điều này khiến cho sức khỏe đi xuống, càng khó chữa trị bệnh cảm cúm.

6. Các sản phẩm từ sữa

Nhiều người bệnh cảm cúm lầm tưởng việc sử dụng các chế phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sữa có khả năng tăng sản xuất dịch nhầy ở trong phổi khiến vùng ngực bị tắc nghẽn, hô hấp khó khăn. Do đó bạn cần tránh uống sửa hoặc ăn, uống chế phẩn từ sữa vì gây khó thở, tăng triệu chứng bệnh cảm.

Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: Cảm cúm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe. Chúng tôi tin rằng những thông tin đó sẽ cung cấp đến bạn nhiều gợi ý tốt về các loại thực phẩm để giảm mức độ bệnh và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading