Cảm cúm xông hơi có tốt không?

2024-08-16 17:07:26

Có nhiều mẹo dân gian được truyền miệng để chữa cảm cúm, trong đó có xông hơi. Vậy người mắc bệnh cảm cúm xông hơi có tốt không? Và biện pháp này có thật sự mang lại hiệu quả? Những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

I. Triệu chứng của bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh do vi rút gây ra, tác nhân này gây hại trực tiếp cho niêm mạc đường hô hấp trên. Người mắc bệnh cảm cúm thường có các biểu hiện như: sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu, ớn lạnh, tiêu chảy…

Đa số người mắc bệnh cảm cúm đều có thể tự khỏi chỉ trong khoảng 1 tuần. Thế nhưng vẫn có một số người bệnh diễn biến nặng, sốt cao liên tục trong nhiều ngày và có thể gặp biến chứng. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Cảm cúm xông hơi có tốt không

II. Cảm cúm xông hơi có tốt không?

Xông hơi là phương pháp sử dụng hơi nước nóng để tiếp xúc với làn da, hoặc niêm mạc của cơ thể nhằm cải thiện triệu chứng, hoặc tăng khả năng đào thải mầm bệnh. Phương pháp này có thể mang lại một số tác dụng nhất định cho người bệnh cảm cúm. Điển hình là xông hơi có thể loãng dịch nhầy trong xoang mũi, và dẫn đến khơi thông đường thở cho người bệnh. Và công dụng này có thể giúp làm triệu chứng của bệnh (sổ mũi, nghẹt mũi). Không chỉ có vậy, xông hơi còn giúp đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người mắc bệnh cảm cúm.

Tuy nhiên, mức độ tác dụng của phương pháp xông hơi đem lại có thể phụ thuộc cơ địa của từng người bệnh, hoặc độ nặng hay nhẹ của triệu chứng. Vì vậy, người bệnh không nên chỉ áp dụng biện pháp này trong điều trị cảm cúm, mà cần kết hợp thêm nhiều biện pháp khác. Chú ý, không nên lạm dụng xông hơi vì có thể làm cho sức khỏe suy giảm, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp bệnh cảm cúm diễn biến nặng, diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị đúng cách và ngăn chặn hậu quả của bệnh để lại.

III. Hiệu quả của xông hơi với cảm cúm

Xông hơi có thể cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể áp dụng biện pháp để đối phó với cảm cúm. Các tác dụng cụ thể của xông hơi với cảm cúm bao gồm:

  • Giảm tắc nghẹt mũi, khó thở: Xông hơi có thể làm tăng tốc độ phục hồi niêm mạc mũi xoang đang bị sưng viêm, loãng dịch nhầy trong mũi xoang. Từ đó giúp hạn chế tắc nghẹt mũi, giúp đường thở khơi thông dễ dàng hơn.
  • Chặn đứng cơn ho, giảm ngứa họng: Hơi nước nóng có thể giảm triệu chứng đau rát, ngứa họng, bổ sung độ ẩm cho niêm mạc họng. Và nhờ vậy, xông hơi có thể giúp giảm tình trạng ngứa rát họng, giảm cơn ho cho người bệnh cảm cúm.
  • Giảm đau nhức, giúp thư giãn cơ thể: Nhờ có hơi nước nóng, xông hơi có thể làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết và hạn chế đau nhức cơ bắp.
  • Giảm căng thẳng: Người bệnh cảm cúm thường có trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Và triệu chứng này có thể được cải thiện nhờ phương pháp xông hơi. Biện pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, và cải thiện khả năng đào thải qua tuyến mồ hôi. Nhờ vậy giúp đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng: Xông hơi có thể kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch, làm tăng khả năng tiêu diệt mầm bệnh của hệ miễn dịch. Từ đó giúp người bệnh sớm khỏi bệnh, hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt hơn.
  • Tăng cường hiệu quả điều trị bệnh: Việc kết hợp xông hơi cùng với các loại thảo dược (gừng, sả, lá bưởi, hương nhu, lá chanh) có thể giúp ích rất nhiều trong cải thiện biểu hiện bệnh, giảm viêm, đem lại sự thư giãn cho cơ thể người bệnh.
cảm cúm xông hơi có tốt không

Cảm cúm xông hơi có tốt không? Xông hơi giúp giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, giảm căng thẳng...

IV. Các bước thực hiện xông hơi giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xông hơi để cải thiện cảm cúm hiệu quả, và an toàn cho sức khỏe như sau:

  • Trước tiên bạn cần có các nguyên liệu như: lá kinh giới, gừng, bạc hà, hương nhu, sả, húng…
  • Rửa thật sạch các loại thảo dược này, cắt thành đoạn nhỏ. Cho chúng vào nồi, thêm lượng nước vừa phải và đun sôi trong vài phút.
  • Nên mở vung một vài phút để cho nồi nước bớt nóng, sau đó đặt nồi nước lên một chiếc bàn nhỏ.
  • Cho khăn trùm lên đầu và ngồi trước nồi nước, hít thở sâu để hơi nước nóng thấm sâu vào đường hô hấp trên. Nên thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi.
  • Tiến hành xông hơi trong khoảng 10 phút, hạn chế xông quá lâu vì có thể tác động không tốt tới sức khỏe.
  • Lau khô người, thư giãn cơ thể trong phòng kín ấm áp.

V. Một số lưu ý khi thực hiện xông hơi trị cảm cúm

Trong quá trình xông hơi để chữa trị cảm cúm, người bệnh cần lưu ý những điều như sau:

  • Trước và sau khi xông hơi: Trước khi tiến hành biện pháp này thì bạn nên vệ sinh thân thể thật sạch sẽ, việc giúp hạn chế các loại mầm bệnh hoặc bụi bẩn có thể đi vào cơ thể. Sau khi hoàn thành xong biện pháp này, bạn không nên tắm ngay, mà nên lau khô người. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả bài tiết mồ hôi, giúp tống đẩy mầm bệnh ra ngoài tối đa.
  • Điều chỉnh nhiệt độ nước xông hơi: Nhiệt độ của nước dùng để xông hơi không nên quá cao, vì nếu nước quá nóng có thể làm tổn thương da, gây khô da. Nước dùng để xông hơi chỉ trong khoảng 44 - 45 độ C.
  • Thời gian xông hơi: Người bệnh cảm cúm chỉ nên xông hơi trong vòng nửa tiếng, nếu thực hiện biện pháp này kéo dài có thể gây khô da, làm người bệnh uể oải hơn.
  • Bổ sung nước đầy đủ sau khi xông hơi: Phương pháp này có thể làm cho cơ thể bị thiếu nước, mất nước. Do vậy, sau khi xông hơi thì người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước, cần dùng nước ấm thay vì nước lạnh để đảm bảo thân nhiệt luôn ổn định.
  • Không xông hơi quá nhiều: Nếu thực hiện biện pháp này nhiều quá mức thì có thể làm cho cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và gây cản trở cho sự phục hồi sức khỏe.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc người bệnh cảm cúm xông hơi có tốt không và những lưu ý cần biết. Hy vọng bạn và người thân sẽ thực hiện phương pháp này có hiệu quả, sớm khỏe mạnh trở lại nhé.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ