9 món canh - súp giải cảm cực hiệu quả khi thời tiết chuyển mùa

2024-01-24 13:59:55

Dinh dưỡng tốt là “liều thuốc” giúp cho người bệnh nhanh chóng vượt qua các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh cảm. Vậy nên các món canh giải cảm được nhiều người sử dụng với mục đích loại bỏ nhanh chứng bệnh và cải thiện sức khỏe toàn diện. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn các món canh hấp dẫn để người bệnh nhanh ổn định sức khỏe.

I - Ăn canh gì giải cảm nhanh chóng, hiệu quả?

Trong giai đoạn mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh thì người bệnh có vị giác thay đổi nên không hứng thú với việc ăn uống. Vì vậy các món canh bổ dưỡng, dễ sử dụng là lựa chọn hàng đầu dành cho người bệnh cảm. Dưới đây là món canh giải cảm hiệu quả, kích thích vị giác cho người bệnh nên lựa chọn:

1. Canh trứng với tía tô giải cảm

Theo các nghiên cứu, lá tía tô có chứa axit rosmarinic, luteolin, axit alpha linolenic với tác dụng khơi thông mũi xoang do tắc nghẹt mũi, cải thiện chức năng hô hấp. Không chỉ vậy, trứng cung cấp protein, đẩy nhanh hoạt động sản xuất năng lượng từ đó ổn định sức khỏe người bệnh.

Cách làm món canh giải cảm từ trứng với tía tô như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Tía tô 1 nắm, trứng gà 3 quả, đậu 200gr, cà chua 2 quả, hành lá 1 - 2 nhánh và các loại gia vị (đường, nước mắm, bột ngọt).
  • Vệ sinh cẩn thận các nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Dùng dao thái hành lá, tía tô, đậu và cà chua theo kích thích thước phù hợp.
  • Tách trứng vào bát nhỏ sau đó dùng đũa hoặc phới đánh trứng đều tay.
  • Cho cà chua vào trong nồi, xào lẫn cùng với dầu ăn trong khoảng 5 phút. Đổ nước vào hỗn hợp vừa xào thơm sau đó điều chỉnh gia vị mắm, hạt nêm phù hợp.
  • Khi nước sôi thì đổ trứng vào nồi, khuấy trứng đều tay để tránh đông vón.
  • Cuối cùng cho phần đậu đã cắt miếng vào đun từ 3 - 5 phút. Trước khi tắt bếp cho thêm tía tô, hành lá đã chuẩn bị trước đó vào nồi canh.
canh trứng tía tô giải cảm

Các nguyên liệu để nấu canh trứng cùng với tía tô để chữa bệnh cảm

2. Canh cải bẹ xanh với gừng giải cảm

Theo Đông Y, gừng có tính ấm giúp loại bỏ nhanh các biểu hiện bệnh cảm do thời tiết lạnh gây ra. Ngoài ra, gừng có tính kháng khuẩn giúp giảm nhanh sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Mặt khác, rau cải bẹ xanh cung cấp nhiều loại vitamin (vitamin A, C, K, nhóm B) và protein giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự gây hại của mầm bệnh, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.

Sự kết hợp giữa rau cải bẹ xanh và gừng đem lại khả năng giải cảm hiệu quả để người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh. Bạn nấu canh giải cảm sốt từ rau cải bẹ xanh và gừng thành món ăn lạ miệng như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: gừng tươi, rau cải bẹ xanh, gia vị (hạt nêm, muối).
  • Rửa sạch cải bẹ tách thành từng tàu nhỏ sau đó rửa sạch, thái thành đoạn nhỏ vừa ăn. Gừng tươi cạo bỏ vỏ, rửa sạch đất bám xung quanh gừng rồi thái thành sợi dài.
  • Phi thơm hành cùng dầu ăn sau đó cho lượng nước vừa đủ vào đun sôi.
  • Khi nước sôi đều cho phần cải bẹ xanh đã thái vào nấu đến khi chín mềm.
  • Trước khi tắt bếp thì cho gừng tươi, nêm nếm phù hợp với khẩu vị.
  • Múc canh ra tô rồi sử dụng khi còn ấm để có hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

3. Canh bầu tôm tươi trị cảm cúm

Tôm là hải sản có chứa nhiều canxi, kẽm giúp cải thiện sức đề kháng và tăng khả năng chống lại các mầm bệnh. Không những vậy, bầu là thực phẩm phù hợp với người đang bị cảm vì sở hữu lượng canxi, magie, nhiều loại vitamin, chất xơ giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục.

Chế biến món canh giải cảm từ bầu và tôm tươi giúp người bệnh dễ dàng vượt qua các triệu chứng của bệnh, Cách nấu canh bầu tôm tươi để hỗ trợ điều trị các bệnh cảm như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Tôm tươi 100 gam, bầu 600gr, hành tím 2 củ, hành lá vài nhánh, rau mùi một nắm, gia vị (bột ngọt, nước mắm, đường).
  • Tôm loại bỏ phần đầu, tách bỏ vỏ và chỉ lưng sau đó sơ chế để loại bỏ chất bẩn, mùi tanh.
  • Bầu làm sạch sau đó bào mỏng dài (có thể để nguyên vỏ) hoặc cắt thành lát theo sở thích.
  • Bóc vỏ hành tím còn hành lá và rau mùi nhặt bỏ rễ.
  • Cho hành tím vào nồi phi thơm cùng với dầu ăn sau đó cho tôm vào xào để thịt săn lại.
  • Đổ nước vào đun sôi rồi cho bầu vào nấu nhỏ lửa từ 5 - 7 phút. Tiếp tục cho thêm hành lá, rau mùi vào nồi và đun trong khoảng 2 phút.
  • Cuối cùng cho thêm nước mắm, bột ngọt, hạt nêm cho vừa miệng.
  • Tắt bếp, để nguội và múc ra bát cùng thưởng thức.
món canh giải cảm sốt

Canh bầu nấu với tôm tươi giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe

4. Nấu canh gà giải cảm lạnh

Món canh giải cảm sốt với nguyên liệu chính từ thịt gà cung cấp cho cơ thể protein để tái tạo năng lượng, xua tan mệt mỏi nhanh chóng. Ngoài ra, gà chứa nhiều loại vitamin C, A, PP, sắt, photpho… giúp ổn định hệ miễn dịch, kìm hãm sự sinh sôi của virus gây bệnh cảm lạnh.

Cách nấu canh gà giải cảm lạnh như sau:

  • Chuẩn bị: Thịt gà, gừng tươi, hành tím, rau mùi, tỏi, gia vị (đường, muối, hạt nêm, hạt tiêu).
  • Gọt vỏ gừng, hành tím, tỏi sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Thịt gà rửa qua với muối để khử mùi hôi sau đó thái thành miếng mỏng vừa ăn.
  • Dùng nguyên liệu như gừng, hành, tỏi vào xoong phi vàng rồi cho thịt gà vào xào để ngấm đều gia vị.
  • Tiếp đó thêm nước lọc vào cùng 1 - 2 lát gừng vào nồi thịt gà đun nhỏ lửa.
  • Sau 10 - 12 phút bạn thêm rau mùi và gia vị phù hợp vào rồi tắt bếp để sử dụng.

5. Canh sườn củ cải

Sườn heo là thực phẩm chứa nhiều protein với khả năng tái tạo năng lượng để người bệnh cảm nhanh chóng bình phục, xua tan mệt mỏi. Củ cải là loại thực vật giàu vitamin C - “vũ khí” nâng cao hệ miễn dịch có thể tiêu diệt virus gây bệnh cảm.

Sự kết hợp giữa sườn heo và củ cải sẽ đem tới nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh cảm. Cách nấu món canh giải cảm từ củ cải với sườn được thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Sườn heo 500 gam, củ cải trắng 2 củ, su su 2 củ, hành lá, tỏi, rượu trắng, gia vị (hạt tiêu, nước mắm, muối).
  • Sườn heo chặt thành khúc nhỏ dài khoảng 4cm rồi đem đi trần qua với nước nóng. Vớt sườn heo đã trần sau đó rửa lại với nước để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.
  • Gọt sạch vỏ su su, củ cải dưới vòi nước để không dính nhựa sau đó cắt thành miếng nhỏ.
  • Tỏi băm nhuyễn còn hành lá nhặt sạch sẽ rồi rửa cẩn thận, cắt khúc vừa ăn.
  • Cho tỏi vào chảo và phi thơm rồi cho sườn heo và hạt tiêu, muối vào xào cùng. Khi sườn săn lại thì đổ vào nước ngập mặt sườn heo rồi đun nhỏ lửa từ 20 - 30 phút.
  • Cuối cùng đổ phần củ cải, su su vào nồi đun khoảng 5 phút rồi điều chỉnh gia vị phù hợp.
  • Đợi canh sườn bớt nóng thì múc ra bát để sử dụng.
cảm nấu món canh gì

Canh sườn kết hợp với củ cải thanh mát, giàu dưỡng chất

6. Canh mướp nấu nấm rơm

Khi đang mệt mỏi, tắc nghẹt mũi thì không thể bỏ qua món canh giải cảm sốt mướp nấu nấm. Theo chuyên gia dinh dưỡng, mướp chứa nhiều beta-caroten, cellulose, lipid, sắt… giúp chống viêm mạnh mẽ, giảm triệu chứng của bệnh cảm như sổ mũi, ho…

Ngoài ra, các chất ergothioneine, nấm rơm có công dụng giảm nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn, loại bỏ tác nhân gây bệnh cảm. Sử dụng mướp và nấm rơm có khả năng ngăn chặn thiếu máu, bồi bổ khí huyết hiệu quả.

Để nấu được canh mướp nấm hấp dẫn và nhanh chóng thì bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Nấm rơm, mướp, rau mùi, hành lá, tỏi, gia vị (hạt tiêu, hạt nêm, đường).
  • Loại bỏ phần chân của nấm rơm, ngâm rửa nấm rơm, cắt nấm rơm làm đôi.
  • Gọt vỏ mướp, thái vát thành từng miếng.
  • Tỏi băm nhuyễn còn rau mùi, hành lá thì làm sạch rồi cắt nhỏ.
  • Phi tỏi kèm với dầu ăn, sau đó cho nấm vào đảo đều tay. Tiếp tục cho thêm mướp và gia vị vào xào cùng.
  • Thêm nước vào chảo đun sôi sau đó cho thêm rau mùi, hành lá vào chảo cùng gia vị phù hợp.

7. Canh khổ qua nấu tôm

Khi bị cảm thì vị giác thay đổi khiến người bệnh không muốn ăn uống dẫn đến sức khỏe suy kiệt nhanh. Vậy nên canh khổ qua nấu tôm là lựa chọn tốt cho người bệnh nhờ hương vị hấp dẫn, giàu chất dinh dưỡng.

Khổ qua hay mướp đắng có chứa nhiều vitamin C giúp ổn định đề kháng, hỗ trợ tiêu diệt các loại virus gây bệnh. Sử dụng tôm và khổ giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, tăng khả năng chống đỡ mầm bệnh và ngăn biến chứng của bệnh.

Cách chế biến món canh giải cảm sốt từ khổ qua và tôm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Tôm 150 gam, khổ qua (mướp đắng) 2 quả, hành lá, tỏi, hành tím và gia vị (hạt tiêu, bột ngọt, đường, muối).
  • Rửa sạch tôm, loại bỏ phần đầu tôm, rút chỉ đen và bóc vỏ tôm bên ngoài sau đó cắt thành miếng nhỏ.
  • Mướp đắng tách bỏ phần hạt và thái nhỏ, ướp cùng với muối sau đó rửa lại cẩn thận với nước.
  • Bóc vỏ hành tím và tỏi rồi băm nhỏ; hành lá vệ sinh cẩn thận rồi cắt nhỏ.
  • Cho tỏi và hành tím cùng dầu ăn vào chảo phi vàng rồi cho tôm vào xào đều tay đến khi thịt tôm chín tới.
  • Cuối cùng đổ phần khổ qua vào chảo để xào lẫn với tôm và đổ thêm nước đun sôi từ 3 - 5 phút.
  • Cho hành lá vào chảo đun tiếp tục 1 - 2 phút và điều chỉnh gia vị hợp lý rồi tắt bếp.
canh khổ qua giải cảm

Khổ qua nấu tôm cung cấp các dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe

8. Canh thịt heo táo lê giảm cảm sốt

Thịt heo (thịt lợn) cung cấp nhiều loại vitamin nhóm B (B6, B3, B12, B1), kẽm, sắt… giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, phục hồi tổn thương và tăng quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, táo và lê là loại quả có chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ đó hấp thu tối đa các hợp chất để ổn định thể trạng cho người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn nấu món canh giải cảm từ thịt heo và táo lê như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Thịt gân lợn 300 gam, táo 1 quả, lê 1 quả, gừng, hạnh nhân, táo đỏ, muối, sung khô.
  • Rửa sạch thịt gân lợn, cho thịt vào chần với nước sôi cùng rượu trắng khoảng 3 phút và để ráo nước.
  • Rửa sạch táo đỏ và lê, loại bỏ phần hạt và thái thành miếng hợp lý.
  • Xào gân lợn gần chín thì cho thêm hạnh nhân, táo, lê, sung khô vào nồi và đổ thêm chút nước.
  • Đun sôi canh sôi và ninh nhỏ lửa khoảng 1 tiếng sau đó thêm gia vị vào nấu phù hợp.

9. Súp tổ yến

Yến là thực phẩm quý giá với tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích cảm giác thèm ăn. Yến có chứa nhiều axit amin, magie, canxi, axit sialic… hỗ trợ tế bào miễn dịch tiêu diệt virus cảm cúm, ngăn chặn cảm cúm và các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus khác.

Ngoài ra, người bệnh cảm có triệu chứng ho nên sử dụng yến vì chúng làm giảm nhiễm trùng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh công dụng trên, yến còn tăng cường sức mạnh của xương khớp và cải thiện làn da sáng mịn rạng ngời.

Cách nấu súp tổ yến như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 - 2 cái Tổ yến, 2 cái nấm đông cô tươi, 25 gam nấm kim châm, 300 gam ức gà, 1 nắm lá rau mùi, gia vị (hạt tiêu, muối, bột ngọt).
  • Ức gà sơ chế sạch rồi đặt vào nồi luộc hoặc hấp chín sau đó vớt ra và xé thành từng sợi nhỏ.
  • Ngâm tổ yến trong nước khoảng 6 tiếng để mềm rồi nhặt sạch lông tơ, buoj bẩn sau đó xé thành từng sợi.
  • Làm sạch các nguyên liệu nấm kim châm, rau mùi, nấm đông cô tươi và sau đó cắt nhỏ.
  • Hầm ức gà, nấm kim châm, nấm đông cô tươi trong cùng một nồi trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó cho tổ yến vào bát sứ cùng với ức gà, nấm kim châm, nấm đông cô tươ và rau mùi vào hấp cách thủy trong khoảng 25 phút.
món canh giải cảm hạ sốt

Tổ yến kết hợp với các loại nấm tạo nên món súp đậm đà

II - Nấu món canh giải cảm cần chú ý gì?

Để nấu canh ăn giải cảm hấp dẫn, ngon miệng đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất thì bạn nên chú ý các vấn đề như sau:

Chọn nguyên liệu tươi ngon, phù hợp với sức khỏe

Món ăn có an toàn và hương vị thơm ngon hay không thì cần sử dụng nguyên liệu có chất lượng tốt. Người bệnh nên khéo léo chọn ra các thực phẩm có xuất xứ cụ thể, chất lượng tốt để không gây hại đến sức khỏe. Ngoài ra, nguyên liệu nấu món canh giải cảm sốt cần phù hợp với sức khỏe của người bệnh.

Chẳng hạn như nếu bạn bị cảm do lạnh thì nên chọn các loại thực phẩm có tính ấm nóng để khắc phục trạng thái cảm lạnh. Nếu người bệnh bị cảm từ yếu tố nhiệt nóng thì khéo léo kết hợp các nguyên liệu tính hàn để bệnh thuyên giảm nhiệt nóng thì nên sử dụng các loại thực phẩm có tính hàn.

Nếu người bệnh bị cảm do các loại vi khuẩn thì nên sử dụng các loại thực phẩm có tính chất kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, giảm triệu chứng bệnh (ho, đờm, sốt). Có thể kể đến một số loại gia vị (tỏi, gừng, hành) hoặc một số loại rau củ quả (cà chua, cần tây, dâu tây, bưởi, cam, cà rốt).

nguyên liệu nấu canh giảm cảm sốt

Cần khéo léo lựa chọn các nguyên liệu chất lượng tốt để nấu canh

Tăng thêm hương vị cho nước dùng

Nước dùng có thể quyết định đến sự hấp dẫn của các món canh giải cảm sốt. Bạn có thể gia tăng hương vị của món nước dùng bằng cách thêm gia vị (hạt tiêu, muối, nước tương…) hoặc sử dụng nước hầm từ thịt gà hoặc xương heo nước cạnh ngọt đậm đà.

Hạn chế cho nhiều muối vào món canh

Ăn canh quá mặn khiến huyết áp tặng, vùng họ bị khô từ đố gây nguy hiểm cho sức khỏe đặc biệt là đối với người bệnh cao tuổi. Vậy nên khi bị cảm nên ưu tiên nấu canh với vị thanh đạm, ngọt dịu để các hệ cơ quan đang suy yếu không phải làm việc vất vả.

Kiểm soát lượng chất béo trong các món canh

Tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể khiến cho một số triệu chứng bệnh cảm ngày càng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nôn mửa nhiều, người mệt mỏi. Vậy nên các nguyên liệu nấu canh nên chứa ít chất béo có hại để cơ thể từ từ thích nghi và thu nhận các dưỡng chất tốt nhất.

Trên đây là các gợi ý về các món canh giải cảm sốt giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, nâng cao sức đề kháng và hạn chế các biến chứng của bệnh cảm. Hy vọng dựa trên những thông tin đó người bệnh khéo léo lựa chọn nguyên liệu để tạo nên món canh chất lượng, tốt cho sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading