[Mách bạn] 6 cách dùng cây cỏ mực chữa viêm xoang

2023-12-11 17:26:38

Dùng cây cỏ mực chữa viêm xoang vốn dĩ là bài thuốc dân gian được lưu truyền rất rộng rãi, được đại bộ phận từ cha ông xa xưa cho đến nay ưa chuộng. Không chỉ đem lại hiệu quả tốt mà chi phí chữa bệnh bằng thảo dược cũng giúp tiết kiệm nhiều. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 6 cách dùng cây cỏ mực chữa viêm xoang trong bài viết sau nhé!

I. Hiệu quả cây cỏ mực (nhọ nồi) chữa viêm xoang

Cỏ mực còn được gọi với cái tên khác như nhọ nồi, cây hàn liên thảo. Cây phổ biến mọc hoang ở những vùng râm mát và ẩm ướt ở nơi khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Loại cây này không chỉ có ở Việt Nam mà xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như ở các lục địa châu Mỹ, Châu Á, Âu, Phi, Australia.

Cây cỏ mực mọc đứng có chiều cao trung bình khoảng 30 - 40cm nhưng cũng có khi vươn cao đến 80cm. Lá cây cỏ mực mọc đối xứng và có lông ở cả hai mặt lá với chiều dài lá khoảng từ 3-7 cm, rộng 6-16mm. Cánh hoa của cây cỏ mực có màu trắng. Ở nước ta cây có tên gọi dân giã là cỏ mực vì khi vò nát cỏ mực chiết nước cốt ra có màu đen như mực.

Trong y học cổ truyền nước ta, cỏ mực có những đặc tính dược liệu như vị chua, ngọt, tính hàn có hiệu quả tác động vào Thận và Can nghĩa là có hiệu quả trong bổ huyết (tác dụng cầm máu, mát máu), tốt cho thận âm, thanh can nhiệt... Do vậy mà cỏ mực thường dùng chúng để chữa các bệnh lở loét, nội tạng bị xuất huyết, viêm gan hoặc các bệnh về nhiễm khuẩn trong đó có viêm xoang

Y học cổ truyền Ấn Độ đã chỉ ra rất nhiều công dụng của cây cỏ mực cho sức khỏe gồm có:

  • Tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn dạ dày, đầy bụng không tiêu hoặc táo bón.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng gan.
  • Khả năng chống khuẩn, khử trùng, có công dụng giảm nhiễm trùng ở đường hô hấp và tiết niệu.
  • Lượng caretene lớn có trong cỏ mực có công dụng làm sáng mắt.
  • Các hoạt chất phân tử tích cực có trong cỏ mực có khả năng kiểm soát và hạ nồng độ glucoso trong cơ thể người.
  • Công dụng cầm máu, chữa đau nhức răng.
  • Chữa trị tốt viêm xoang, ho, hen suyễn...

Với y học cổ truyền Trung Quốc thì cỏ mực còn xuất hiện nhiều trong các thành phần bài thuốc chữa trị bệnh ung thư.

Còn từ các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy trong cỏ mực có chứa hàng loạt các hoạt chất quý như saponin, flavonoid, dimethyl wedelolactone, thiophene, tanin, luteolin, ecliptine, glycosides, luteolin-7-O-glucosides, vitamin A… với đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, đặc biệt phải kể đến tác dụng chống viêm, sát khuẩn, tiêu sưng - rất phù hợp để hỗ trợ điều trị giảm nhẹ hiệu quả các triệu chứng viêm xoang như: Nghẹt mũi, tắc cứng mũi, sổ mũi, sưng nề niêm mạc... 

Nhờ những đặc tính ưu việt nêu trên mà cây cỏ mực thường được sử dụng chữa trị bệnh viêm xoang. Tuy nhiên đây là những bài thuốc lưu truyền trong dân gian mặc dù được phản hồi với những kết quả tích cực nhưng hiện chưa có chứng minh lâm sàng nào cho hiệu quả trị viêm xoang của cây cỏ mực. Bên cạnh đó do hiệu quả chữa trị của cỏ mực cần có thời gian, tác dụng chậm nên quá trình chữa trị viêm xoang sử dụng cây cỏ mực cần kiên nhẫn thực hiện mới thấy được hiệu quả.

cây cỏ mực chữa viêm xoang

Nhờ có nhiều hoạt chất và đặc tính quý như kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy... cây cỏ mực chữa viêm xoang, giảm nhẹ các triệu chứng hiệu quả

>>> XEM THÊM: Viêm xoang bướm có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

II. 6 cách dùng cây cỏ mực chữa viêm xoang

1. Nhỏ mũi với nước cốt lá nhọ nồi

Bằng cách nhỏ nước cốt nhọ nồi này, dịch nhầy trong hốc xoang được đào tiết ra ngoài, cải thiện lưu thông đường thở từ đó người bệnh cảm nhận tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu… giảm nhẹ đi rõ rệt. Bên cạnh đó các hoạt chất saponin, alkaloids, tanin... cũng có tác dụng sát khuẩn tiêu sưng viêm giảm đau nhức tổn thương niêm mạc mũi. Bài thuốc thu nước cốt lá nhọ nồi nhỏ mũi thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu

  • Lá cỏ mực: khoảng một nắm.
  • Muối hạt: Vài hạt.
Cách thực hiện
  • Lá cỏ mực đem rửa với nước sạch pha một chút muối, sau đó vớt lá ra để cho ráo nước.
  • Đem lá giã nát sau đó chắt lọc thu lấy phần nước cốt. 
  • Cho nước cốt thu được vào một lọ xịt mũi nhỏ, nhỏ trực tiếp vào mũi mỗi bên khoảng 2 giọt. 
  • Thực hiện đều đặn khoảng 1 tuần sẽ bắt đầu thấy có kết quả chuyển biến giảm nhẹ triệu chứng.
Nhỏ mũi với nước cốt lá nhọ nồi trị viêm xoang

Nhỏ mũi với nước cốt lá nhọ nồi trị viêm xoang

2. Xông hơi lá cỏ mực

Xông hơi cây cỏ mực chữa viêm xoang là cách giúp các dược chất từ cỏ mực được thẩm thấu nhanh nhất vào các hốc xoang, niêm mạc mũi xoang tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm, vi rút gây bệnh. Từ đó cải thiện tình trạng phù nề, sưng viêm niêm mạc, giảm đi các triệu chứng khó chịu ngạt mũi, chảy nước mũi, nặng nhức mặt, đau đầu... do viêm xoang gây ra. 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Lá cỏ mực: khoảng một nắm.
  • Nước lọc: 1 lít.
  • Muối biển: Vài hạt.

Cách tiến hành 

  • Cỏ mực đã làm sạch bụi bẩn, rửa với nước sạch pha chút muối loãng sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Sau đó đem lượng thảo dược này đi đun sôi với 1 lít nước. 
  • Thực hiện chùm mặt xông 10 - 15 phút, kiên trì 2 - 3 lần/tuần để thấy kết quả. 
  Lưu ý: Để khoảng cách vừa phải mặt với nồi xông để tránh bị bỏng mặt.

3. Nước thuốc sắc lá cỏ mực - bài thuốc từ Ấn Độ

Bạn có thể học cách chữa viêm xoang từ bài thuốc Ấn Độ cũng rất hiệu quả, bằng cách làm theo các bước sau: 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Lá cỏ mực: khoảng một nắm.
  • Hạt tiêu đã xay thô: một nhúm.
  • Bột nghệ: Khoảng 1 thìa.
  • Nước lọc: 1 lít.
  • Muối biển: Vài hạt.
Cách làm
  • Lá dược liệu sau khi rửa sạch với nước pha chút muối loãng thì vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho cỏ mực vào nước đun sắc chung với hạt tiêu, bột nghệ.
  • Sau đó chỉ chắt lấy nước để uống. 
  • Cách này có thể dùng cho trẻ em, nhưng hãy giảm lượng hạt tiêu đi. 

cây cỏ mực chữa viêm xoang

Bài thuốc Ấn Độ dùng cây cỏ mực, tiêu xay thô và bột nghệ chữa viêm xoang

>>> XEM THÊM: Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm & cách điều trị

4. Sắc cỏ mực kết hợp với các loại thảo dược khác

Công thức uống bài thuốc nước sắc lá cỏ mực cùng các dược liệu khác này không chỉ tận dụng được công năng của nhiều dược liệu tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện dịch xoang mũi thông thoáng hơn... mà còn giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, phòng chữa viêm nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan hô hấp khác như đau rát họng, viêm họng...

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại 20g: Cỏ mực, bồ công anh.
  • Mỗi loại 16g: Rễ cam thảo, Kim ngân hoa. 
  • 12g củ xạ can. 
  • Nước lọc: 1 - 1,5 lít

Các bước tiến hành: 

  • Làm sạch tất cả các dược liệu: Đem rửa sạch với nước sau đó vớt ra để ráo.
  • Sau đó, đem các dược liệu phơi khô rồi cho vào sắc với nước.
  • Tiếp đến lọc bỏ bã, chắt lấy nước thuốc uống.
  • Uống liên tục trong khoảng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả. 

5. Uống nước sắc lá cỏ mực

Chuẩn bị: 

  • Lá cỏ mực: khoảng một nắm 15g.
  • Nước lọc: 1 lít.
  • Muối biển: Vài hạt.

Cách thực hiện

  • Lá cỏ mực sau khi đem rửa sạch với nước pha chút muối loãng, bạn vớt ra để cho lá ráo nước.
  • Tiếp đến cho lá vào nồi đun sắc với nước trong khoảng 25-30 phút.
  • Chắt lấy nước uống thay trà hoặc nước lọc.
  • Có thể uống nhiều lần trong ngày.

Uống nước sắc cây cỏ mực chữa viêm xoang

Uống nước sắc cây cỏ mực chữa viêm xoang

6. Uống nước ép lá nhọ nồi

Nếu bạn không đủ thời gian để sắc thuốc uống thì có thể thực hiện theo cách đơn giản sau với công thức nước ép lá nhọ nồi cũng có công dụng trong điều trị bệnh viêm xoang.

Nguyên liệu:

  • Lá cỏ mực: khoảng một nắm 15g.
  • Nước lọc: 500ml - 1 lít.
Cách làm
  • Làm sạch cỏ mực, rửa ngâm với nước pha chút muối loãng sau đó vớt rồi để ráo nước.
  • Cho thảo dược đem giã, bỏ bã và chắt lấy phần nước cốt. 
  • Đem nước cốt này pha với một ít nước lọc, chia các phần và uống trong ngày.
  • Thực hiện hàng ngày đều đặn và khoảng nửa tháng sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh giảm triệu chứng.

Phương pháp uống nước ép lá nhọ nồi chữa viêm xoang này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, mới khởi phát vì vậy người bệnh nên lưu ý trước khi thực hiện. Để đạt hiệu quả tốt hơn bạn cũng có thể kết hợp dùng loại nước uống này với biện pháp xông hơi. 

III. Lưu ý khi trị viêm xoang bằng cây cỏ mực

Vì bài thuốc từ cỏ mực hiện tại chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào nên người bệnh cần lưu ý một số vấn đề: 

  • Các phương pháp trị viêm xoang từ dược liệu cỏ mực này chỉ có tính chất hỗ trợ, không thể thay thế thuốc hay phương pháp điều trị đã được chỉ định từ bác sĩ. 
  • Do việc dùng thuốc thảo dược chữa trị hàng ngày trong thời gian dài nên cần tuân thủ đúng liều lượng với liều dùng tối đa là 1 - 2 lần.ngày, nếu lạm dụng có thể gây ra phản ứng phụ. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc thảo dược, nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng… cần ngưng thuốc và liên hệ bác sĩ. 
  • Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người bị bệnh nền như rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính... thì không nên sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này.
  • Cần thực hiện đồng thời chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi và tập luyện khoa học để việc điều trị đạt được hiệu quả tối đa. 

Dùng cây cỏ mực chữa viêm xoang mang lại hiệu quả tốt theo kinh nghiệm người xưa, tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu và chọn lọc thông tin. Nếu không có quá nhiều thời gian sắc thuốc, bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác cũng lấy chiết xuất từ dược liệu để sử dụng. Do chỉ là phương pháp hỗ trọ không thể thay thế được các phương pháp điều trị chính chỉ định từ người có chuyên môn nên bệnh nhân cũng nên tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng. 

Lên đầu trang
Loading