Cây rau mương: 3 bài thuốc chữa bệnh dạ dày, diệt HP hiệu quả

2023-11-24 08:38:45

Cây rau mương là thực vật xuất hiện trong tự nhiên với nhiều công dụng trị bệnh, cải thiện sức khỏe. Trong đó cây rau mương chữa dạ dày là bài thuốc dân gian được sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Vậy nên bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng rau mương để điều trị bệnh dạ dày nhé!

I - Tìm hiểu về cây rau mương

Cây rau mương (Ludwigia Prostrate) thuộc nhóm rau dừa nước có tên gọi khác là rau mương đất, rau lục, hoặc là rau mương non. Giống cây rau mương mọc chủ yếu ở khu vực ẩm ướt, bờ mương và tập trung chủ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh...

Trong tự nhiên, cây rau mương sẽ phát triển thẳng đứng, cao từ 25 - 50cm và trên thân cây được chia thành nhiều nhánh. Để nhận biết cây rau mương, bạn có thể dựa trên các đặc tính lá cây có màu màu xanh lục, phiến lá thuôn dài và hình mũi nhọn.

Hoa của cây rau mương thì có màu trắng, khi nở sẽ quy tụ thành từng chùm với số lượng tương ứng từ 1 - 8 bông. Quả cây rau mương khi trưởng thành có hình trụ, dài khoảng 2 - 3cm với phần vỏ trơn nhẵn.

Cây rau mương được sử dụng phần thân kèm lá để điều trị các loại bệnh liên quan. Để rau mương phát huy công dung hiệu quả thì người dân địa phương sẽ thu hái cây vào mùa hè. Sau đó, cây rau mương được vệ sinh cẩn thận, phơi khô sau đó sắc nước uống.

tác dụng của cây rau mương

Cây rau mương mọc chủ yếu ở khu vực bờ kè, bờ ao ẩm ướt

II - Công dụng của cây rau mương đối với dạ dày

Theo Đông y, cây rau mương được xếp vào nhóm dược liệu có vị ngọt, thanh mát với công hiệu tiêu thương, ngăn chặn tiêu chảy và làm mát cơ thể cực tốt.

Các nghiên cứu Y học đã chỉ ra, trong cây rau mương chứa các như alkaloids, saponin, glycoside, flavonoid, tanin. Đây là nhóm chất có hiệu quả cao trong việc chữa trị các bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là dạ dày.

Rau mương chữa bệnh dạ dày thông qua việc kiểm soát ổ loét ở niêm mạc phát triển, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn HP. Ngoài ra, nhóm chất chống oxy ở rau mương bảo vệ lớp niêm mạc đồng thời tăng tiết dịch vị để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, rau mương chứa lượng lớn chất đạm, chất xơ, chất béo hữu ích giúp cải thiện bệnh đau khớp, ho gà, đau răng, tiểu đường và hồi phục sức khỏe, chăm sóc da hiệu quả. Vì vậy cây rau mương được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị bệnh và ổn định thể trạng.

Tuy nhiên việc sử dụng cây rau mương chữa dạ dày còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh nhân. Do đó trước khi vận dụng bài thuốc dân gian để chữa bệnh thì nên cân nhắc, tham khảo thông tin từ nguồn uy tín để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

cây rau mương chữa bệnh dạ dày

Rau mương phơi khô để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

III - Cách dùng cây rau mương chữa đau, trào ngược dạ dày

Nếu bạn tin tưởng những kinh nghiệm trong Đông y do ông cha ta truyền lại và đang tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu giảm đau dạ dày, hãy thử dùng cây rau mương theo 3 cách sau:

1. Sắc nước rau mương trị trào ngược dạ dày

Để giảm nồng độ axit dư thừa ở dạ dày đẩy ngược lên thực quản, khoang miệng thì người bệnh nên chọn cây rau mương có hoa vàng để sắc nước uống. Cách sắc nước uống gồm các bước đầy đủ như sau:

  • Sơ chế những nhánh rau mương tươi bằng cách đem chúng đi rửa lại với nước để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá rau.
  • Bắc chảo lên bếp làm nóng chảo rồi thêm rau mương đã chuẩn bị vào để xào tới khi nhận thấy phần rau này chuyển màu vàng nâu.
  • Lấy phần rau mương đã xào xếp vào ấm rồi cho lượng nước vừa đủ vào sắc dưới lửa nhỏ.
  • Sau khi sắc khoảng 20 phút thì bạn chắt nước từ trong ấm (bỏ đi phần bã) và để nguội rồi cất trữ để sử dụng.

2. Uống nước cốt rau mương

Sử dụng nước cốt nguyên chất từ cây rau mương chữa dạ dày được nhiều bệnh nhân thực hiện. Phương pháp này giúp người bệnh tiết kiệm thời gian trị bệnh do không cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu phức tạp.

  • Đem rau mương tươi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 5 - 10 phút.
  • Sau 10 phút thì vớt rau mương ra để cho bớt nước sau đó cho rau mương vào cối hoặc máy xay làm nhuyễn.
  • Dùng dụng cụ lọc để chắt bỏ phần bã thừa thu phần nước cốt để sử dụng.
  • Người bệnh dạ dày nên uống 2 lần/ngày vào trước bữa ăn 30 - 60 phút để có hiệu quả.
nước cốt cây rau mương chữa dạ dày

Rau mương tươi xay nhuyễn hoặc giã nát để lấy nước uống

3. Ngâm rượu rau mương chữa đau dạ dày

Để làm rượu rau mương chữa dạ dày, bạn chọn rau mương tươi đi cùng với loại rượu khoảng 40 - 45 độ rồi thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Đem rau mương đi rửa sạch, vớt rau mương ra rổ đựng để cho khô nước.
  • Sử dụng dao thái rau mương thành từng đoạn nhỏ sau đó dùng rượu sạch để rửa rau.
  • Tiếp theo, bạn cho rau mương vào bình, rồi đổ rượu đã chuẩn bị vào sao cho lượng dung dịch này sẽ ngập phần rau.
  • Đến đây, bạn chỉ cần đậy kín bình rượu rau mương và ngâm trong 15 ngày là có thể uống.
  • Người bệnh nên uống khoảng 15ml/ 1 lần và sử dụng khoảng 2 lần/1 ngày.

IV - Lưu ý khi dùng cây rau mương chữa dạ dày

Khi dùng rau mương chữa dạ dày người bệnh nên chú ý các yếu tố sau để bảo vệ sức khỏe an toàn:

  • Trong quá trình dùng rau mương chữa bệnh, bạn luôn phải rửa sạch rau trước khi dùng. Tránh để vi khuẩn ngoài môi trường có cơ hội tiến vào dạ dày khiến trạng thái bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng rau mương điều trị chứng bệnh đau dạ dày thì người bệnh nên thực hiện đúng cách, kiên trì.
  • Để biết chính xác cách dùng, cũng như liều lượng dùng rau mương phù hợp, hãy hỏi chuyên gia, tránh gây phản ứng ngược.
  • Ngoài việc dùng rau nương nên kết hợp với ăn uống, căn chỉnh lại thói quen sinh hoạt để giảm đau dạ dày hiệu quả.
  • Nếu như bạn dùng cây rau mương chữa bệnh dạ dày mà bệnh không giảm hoặc triệu chứng bệnh tồi tệ hơn, hãy dừng lại ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
chú ý khi dùng rau mương chữa dạ dày

Sử dụng rau mương chữa bệnh cần cân nhắc về định lượng, cách dùng

Cây rau mương chữa dạ dày thông qua 3 cách thực hiện giúp người bệnh có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rau mương là dược liệu dân gian chữa bệnh nên kết quả điều trị cần thời gian dài và phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh. Vậy nên khi vận dụng rau mương chữa bệnh thời gian dài không có chuyển biến người bệnh nên thăm khám để có liệu trình chữa trị phù hợp.

Lên đầu trang
Loading