Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết từ tư vấn của chuyên gia

2024-07-23 13:16:48

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cấu trúc làn da và tình trạng mụn nội tiết tố. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giảm mụn nội tiết tố mà còn hỗ trợ phục hồi các tổn thương do mụn gây ra. Đọc bài viết dưới đây để khám phá chi tiết chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho làn da bị mụn nội tiết.

I. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là loại mụn xuất hiện do rối loạn nội tiết tố, thường liên quan đến sự thay đổi thất thường về nồng độ của hormone estrogen, progesterone và androgen. Hiện tượng này thường gặp ở độ tuổi dậy thì hoặc người trưởng thành, tỷ lệ nữ giới bị mụn nội tiết tố nhiều hơn nam giới. Cơ chế hình thành mụn nội tiết đó là do có sự suy giảm hormone estrogen và progesterone. Và điều này đã kích thích tuyến bã nhờn “làm việc” nhiều hơn, khiến lỗ chân lông không thông thoáng. Vì thế mà, các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, bụi bẩn) có cơ hội tấn công và “trú ngụ” trong lỗ chân lông và gây ra mụn.

Bên cạnh đó, mụn nội tiết tố hình thành có thể do tăng nồng độ của các loại hormone androgen, thường gặp nhất là do tăng testosterone. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh. Nồng độ androgen tăng cao quá mức cũng khiến cho chất bã nhờn được sản xuất nhiều hơn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố. 

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự xuất hiện mụn nội tiết cũng có thể chịu tác động của yếu tố di truyền. Hoặc có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng gián tiếp gây ra mụn nội tiết tố như: chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, căng thẳng kéo dài…  

II. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và mụn nội tiết

Khi đồ uống và thức ăn đi vào bên trong cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thiết yếu hoặc tạo ra các hợp chất có thể gây hại cho làn da và ảnh hưởng đến quá trình chữa trị mụn nội tiết. Có những loại thực phẩm cụ thể tác động mạnh đến hormone trong cơ thể và bạn có thể giảm thiểu mụn nội tiết thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đúng cách sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, tác dụng đáng kể cải thiện mụn nội tiết và tăng cường sức khỏe cho làn da.

Ngược lại, nếu bạn thường xuyên ăn uống thiếu khoa học, sử dụng những loại thực phẩm tác động xấu tới hàm lượng và hoạt động của hormone trong cơ thể hoặc các loại thực phẩm gây hại cho da thì có thể làm cho tình trạng mụn nội tiết ngày càng xấu đi hoặc tiến triển nặng hơn.

chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách trị mụn nội tiết sau sinh

III. Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

1. Thực phẩm nên ăn để giảm mụn nội tiết

1.1. Chất béo lành mạnh

Nhiều người lo rằng việc sử dụng chất béo có thể khiến cho mụn nội tiết ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thực tế thì không phải như vậy, bạn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh ngay cả khi bị mụn nội tiết tố. Chất béo lành mạnh (điển hình như axit béo omega-3) giúp ổn định nội tiết tố trong cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng của làn da và chống viêm mạnh mẽ. Vì vậy, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh có thể tác động vào nguyên nhân và hạn chế triệu chứng mụn nội tiết.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này bao gồm: dầu dừa, dầu oliu, quả bơ, trứng, sữa…

1.2. Các loại rau họ cải

Nếu bạn đang bị mụn nội tiết tố do lượng testosterone trong cơ thể tăng cao thì hãy thử sử dụng ngay các loại rau họ cải. Các hợp chất như indole-3-carbinol và diindolylmethane (DIM)... có trong rau họ cải giúp cơ thể chuyển hóa estrogen một cách hiệu quả hơn, đồng thời có thể có tác động đến nồng độ testosterone, tránh để testosterone tăng cao quá mức so với estrogen và progesterone. 

Ngoài ra, rau họ cải còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe và duy trì ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ.

Một số loại rau họ cải tốt cho người bị mụn nội tiết bao gồm: bắp cải, súp lơ xanh, rau cải xoăn, rau cải xanh…

chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

1.3. Probiotics

Probiotics, hay còn gọi là lợi khuẩn, chúng được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, bắp cải muối, dưa muối, củ cải muối. Các loại thực phẩm có chứa nhiều probiotics có tác dụng quan trọng giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, tăng khả năng đào thải hormone dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp kiểm soát ổn định nội tiết tố và góp phần cải thiện tình trạng mụn.

Không chỉ có vậy, chúng còn có công dụng loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, tránh sự tích tụ độc tố trong da. Nhờ vậy mà giúp cho làn da khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng mụn tiến triển lan rộng trên da.

1.4. Thảo dược hỗ trợ cân bằng nội tiết tố

Một số loại thảo dược cũng có tác dụng tốt trong việc cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm mức độ mụn nội tiết. Ngoài ra, một số loại dược liệu còn giúp an thần, hạn chế căng thẳng thần kinh, nhờ vậy mà hỗ trợ cho điều trị mụn nội tiết dễ dàng hơn.

Các loại thảo dược tốt cho người bị mụn nội tiết bao gồm: sâm Ấn Độ, hương nhu, cây rễ vàng…

1.5. Omega-3

Cũng theo các chuyên gia cho biết thực phẩm giàu axit béo omega-3 có tác dụng kiểm soát hoạt động của nội tiết tố. Không những vậy, omega-3 còn thúc đẩy sự hình thành hormone sinh dục trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu omega-3 là điều hết sức quan trọng giúp xua tan tình trạng mụn nội tiết tố. Omega-3 được tìm thấy nhiều trong: hạt óc chó, cá thu, cá cơm, đậu nành, hàu, cá hồi…

1.6. Vitamin nhóm B

Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B (điển hình là vitamin B1, B9, B12) cũng là “vũ khí” quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự bùng phát mụn nội tiết tố. Vitamin nhóm B có thể giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện “gốc rễ” tình trạng mụn nội tiết. Không những vậy, vitamin B1 còn có thể giúp ức chế vi khuẩn gây mụn, ngăn chặn mụn nội tiết và các loại mụn khác phát triển. Từ đó giúp hạn chế tổn thương trên da do mụn gây ra.

Ví dụ về một số loại thực phẩm giàu vitamin B đó là: khoai lang, bánh mì, súp lơ xanh, các loại cá, chuối, trứng, sữa…

1.7. Thực phẩm có GI thấp

GI là chỉ số đường huyết có trong thực phẩm, cho phép đánh giá tốc độ hấp thu và phân hủy thực phẩm có chứa carbohydrate theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI thấp có nghĩa là tốc độ hấp thu và phân hủy carbohydrate chậm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng mụn nội tiết.Hơn thế nữa, việc sử dụng thực phẩm có GI thấp còn giúp làm giảm lượng lipid xấu trong cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe làn da, tạo điều kiện phục hồi cho làn da mụn.

Các loại thực phẩm có GI thấp mà bạn nên đưa vào bữa ăn bao gồm: rau xanh, táo, chuối, sữa chua…

chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

Thực phẩm có GI thấp có thể giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng mụn nội tiết

>>> XEM THÊM: Bột sắn dây trị mụn nội tiết có hiệu quả không? 5 cách dùng đơn giản

2. Thực phẩm cần tránh khi bị mụn nội tiết

2.1. Sữa bò

Các chuyên gia cho rằng loại thực phẩm này có chứa hợp chất có tác dụng sinh học tương tự như các loại nội tiết tố trong cơ thể. Nếu uống nhiều sữa bò có thể gây ra mất cân bằng nội tiết tố và là nguyên nhân khiến mụn phát triển mạnh mẽ. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ với sự tham gia của 71.819 người cho thấy, những người uống sữa bò có nguy cơ bị mụn cao hơn so với những người không uống là khoảng 16%.

2.2. Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao

Theo như phân tích ở trên, thực phẩm có chỉ số đường huyết cũng là “sát thủ” đối với làn da và là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết. Do vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, mỡ động vật, gà, vịt, khoai tây…

2.3. Thức ăn nhanh

Đồ ăn nhanh có thể đem tới sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn đối với nhiều người, nhưng chúng có thể là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết. Lý do là bởi trong các loại đồ ăn có chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone sinh dục. Từ đó làm tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn nội tiết. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn nhanh còn chứa hàm lượng chất xơ thấp, đồng thời chứa nhiều chất béo. Vì vậy, khi đi vào cơ thể, chúng có thể làm hoạt động của hệ tiêu hóa “ngừng trệ”. Từ đó, khiến cho quá trình đào thải độc tố của cơ thể không còn được như bình thường. 

Chất độc khó được thải ra ngoài cơ thể có thể ngấm ngược trở lại, chúng theo dòng máu đi tới làn da và gây hại cho bộ phận này. Và dẫn đến mụn nội tiết ngày càng tiến triển xấu hơn.

2.4. Socola

Nếu như mụn nội tiết đang “ùn ùn” kéo đến làn da của bạn thì cần tránh xa việc thụ lượng lớn socola. Bởi vì trong socola có chứa hàm lượng đường và chất béo cao, từ đó làm tăng sản sinh chất bã nhờn trên da và khiến mụn ngày càng nặng thêm. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này còn khiến cơ thể bị nóng trong, càng đẩy nhanh khả năng hình thành mụn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn socola quá nhiều trong quá trình điều trị mụn nội tiết để tránh mụn mọc lan rộng nhiều hơn.

Mụn nội tiết tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến nhiều người mất đi sự tự tin và vẻ rạng rỡ vốn có. Tình trạng này sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn biết cách chăm sóc da và áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm bí quyết để cải thiện làn da bị mụn nội tiết. Chúc bạn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ. 

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ