Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

2023-10-05 11:01:56

Lá trầu không chữa bệnh trĩ là phương thức khá phổ biến trong dân gian. Đặc biệt, bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn đến 4 cách dùng loại lá này để giảm đau, hỗ trợ trị bệnh trĩ ngay tại nhà. Đọc ngay bạn nhé!

I - Lá trầu không chữa bệnh trĩ có tốt không?

Trong Đông y, trầu không được đánh giá là một loại dược liệu rất tốt cho những người bị bệnh trĩ. Loại dược liệu này mang tính ấm, hương thơm nồng và có vị cay, với các công dụng:

  • Kháng viêm, kháng khuẩn:
    • Theo y học hiện đại thì trầu không có chứa các thành phần betel-phenol, chavicol… giúp kháng viêm và khử trùng cho vết thương tương đối hiệu quả.
    • Ngoài ra, các thành phần hoạt chất này còn giúp cầm máu, giảm tình trạng ngứa rát và giúp hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ rất tốt.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa:
    • Dùng lá trầu không có thể giúp hỗ trợ giải quyết những tình trạng như táo bón, đau dạ dày, hay đầy hơi…
    • Nhìn chung, loại lá này có thể giúp khắc chế các triệu chứng của bệnh tiêu hóa ở mức độ nhẹ, trong đó bao gồm cả bệnh trĩ.
  • Bảo vệ thành mạch, phục hồi tổn thương:
    • Những thành phần khoáng chất, vitamin có trong lá trầu có thể giúp chống oxy hóa, cũng như bảo vệ thành mạch tại khu vực trực tràng rất tốt.
    • Mặt khác, việc dùng lá trầu không còn giúp hồi phục tổn thương do biến chứng của bệnh trĩ.

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

DÙng lá trầu chữa bệnh trĩ từ lâu đã được dân gian áp dụng phổ biến

II - Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà, dễ thực hiện

Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không theo nhiều phương thức khác nhau để tăng hiệu quả trị bệnh trĩ. Lưu ý, khi chọn lá trầu không chữa bệnh trĩ, bạn nên chọn loại lá già, không chọn lá nón và áp dụng theo những cách sau:

Cách 1: Xông lá trầu không

Dùng lá trầu không xông hậu môn sẽ giúp xoa dịu những tổn thương tại khu vực này, đồng thời giúp thư giãn các búi trĩ, từ đó giảm đau nhức. Công thức chuẩn bị nước lá trầu không để xông gồm:

  • Bước đầu, bạn cần chọn 25 lá trầu không tươi, không bị sâu và đem chúng đi rửa sạch lại với muối tinh.
  • Tiếp theo, bạn cho lá trầu không và một chút muối tinh vào trong nồi chứa khoảng 2 lít nước. Bạn đun nước tới sôi thì đun thêm khoảng 10 phút (đừng quên chỉnh bếp ở lửa nhỏ).
  • Cuối cùng, bạn tắt bếp, để nước trầu không nguội bớt thì đem đi xông hậu môn. Khi xông, bạn chỉ cần ngồi ở phía trên chậu nước trầu không (cách 1 đoạn so với mặt nước) và chùm khăn kín người cùng chậu nước để ngăn nước bay hơi ra ngoài.
  • Người bệnh nên thực hiện từ 1-2 lần mỗi ngày để giảm đau do bệnh trĩ.

Cách xông lá trầu không chữa bệnh trĩ

Xông nước lá trầu khá dễ thực hiện, giúp làm dịu ngứa rát của bệnh trĩ

Cách 2: Đắp lá trầu không vào búi trĩ

Bạn có thể đắp trực tiếp lá trầu không vào khu vực hậu môn để diệt khuẩn và giúp cho búi trĩ co lại. Cách đắp lá trầu không vào búi trĩ cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đem 1 nắm lá trầu đi rửa sạch, rồi giã nhỏ với một chút muối.

Sau đó bạn lấy phần nước chảy ra khi giã lá trầu đi đắp vào những vị trí xung quanh hậu môn (đắp trực tiếp vào búi trĩ) và để như vậy trong 20 phút, rồi đi rửa sạch lại bằng nước. Cách này khá phù hợp với những ai bị trĩ nhẹ, bạn nên thực hiện từ 1-2 lần mỗi ngày.

Cách 3: Kết hợp lá trầu không với thảo dược

Bạn có thể kết hợp trầu không với một số loại thảo dược như bồ kết, hạt gấc… để giảm tình trạng chảy máu búi trĩ. Cách làm là:

  • Chuẩn bị 10g mỗi loại gồm lá trầu không, bồ kết, cuối cùng là hạt gấc và đem chúng đi giã nhuyễn.
  • Tiếp theo, đem hỗn hợp vừa giã đi đun sôi với khoảng 3 lít nước. Sau khi nước sôi thì bạn cho nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 phút rồi tiến hành tắt bếp.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần dùng nước vừa đun để xông hậu môn (sau khi đun xong hãy để nước nguội bớt rồi mới đem đi xông).

Lá trầu kết hợp thảo dược chữa bệnh trĩ

Dùng nước lá trầu, hạt gấc, bồ kết để chữa bệnh trĩ

Cách 4: Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá trầu không

Việc ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu nên được thực hiện sau khi bạn đã vệ sinh hậu môn cẩn thận bằng nước muối. Để chuẩn bị phần nước ngâm, bạn hãy dùng một nắm lá trầu không đun với khoảng 4 lít nước trong 20 phút.

Sau đó, bạn cần đổ nước trong nồi ra chậu, đợi nước trầu không bớt nóng thì đem đi ngâm hậu môn (ngâm tới khi nước nguội). Cách này sẽ giúp cho các tinh chất từ lá trầu không được thẩm thấu vào bên trong hậu môn, giúp tăng lưu thông máu tới khu vực này, khiến các búi trĩ có thể dần dần co lại và giảm bớt đau rát do bệnh trĩ gây ra.

III - Một vài lưu ý khi trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Khi dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải chú ý một số điều, giúp tăng hiệu quả chữa căn bệnh này:

  • Chọn những phần lá tươi, mang màu xanh đậm vì chúng có nhiều tinh chất hơn so với những phần lá có màu xanh nhạt hoặc màu vàng.
  • Bạn cần phải rửa sạch lá trầu không trước khi thực hiện bất kỳ phương thức nào, tránh để các chất bẩn còn đọng lại trên lá sẽ tiếp xúc với búi trĩ và khiến hậu môn bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Bạn không thụt rửa quá sâu vào trong hậu môn, dễ gây trầy xước hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trực tràng.
  • Bên cạnh việc dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ, bạn cũng cần phải ăn uống, nghỉ ngơi khoa học… giúp hiệu quả chữa bệnh tích cực hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Điều này sẽ giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, giúp giảm một phần gánh nặng cho hậu môn.
  • Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ thường không giải quyết được những ca bị bệnh trĩ nặng. Lúc này, người bệnh cần can thiệp bằng những phương pháp có dược lực mạnh hơn.

Tóm lại, bạn có thể dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng hiệu quả mà lá trầu không mang lại cho mỗi người là không giống nhau, cách thức này cũng mất nhiều thời gian và khó đo lường hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading