Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản tại nhà
Nhiệt miệng khá phổ biến, có thể xuất hiện quanh năm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan không chăm sóc cẩn thận và đúng cách sẽ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, áp xe trong miệng... Để làm dịu cơn đau xót, khó chịu các bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây.
Tác dụng thanh nhiệt, chữa nhiệt miệng của bột sắn dây
Sắn dây thuộc họ đậu, được trồng phổ biến ở nước ta để làm thuốc, thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Hầu như mọi bộ phận của cây đều có rất nhiều công dụng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, bột sắn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ăn vào mát. Do những dược tính nêu trên, bột sắn có những tác dụng thanh nhiệt chữa nhiệt miệng. Ngoài ra người bị cảm sốt, nhức đầu, hay nổi mụn nhọt dùng cũng rất tốt.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Thay vì cắn răng chịu đựng những cơn đau rát cũng như đề phòng biến chứng nguy hiểm do nhiệt miệng kéo dài gây ra. Bạn nên chữa sớm để tránh nhiệt miệng tiến triển nặng hơn.
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây dễ thực hiện, không quá tốn kém giúp đẩy lùi nhanh những vết loét. Không chỉ vậy đây còn là thức uống rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, cải thiện hiệu quả các vấn đề sức khỏe khác.
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
• Bột sắn dây
• Cốc nước sôi để nguội
2. Cách thực hiện:
• Pha loãng bột sắn dây với nước sôi để nguội, không nên cho đường vào sẽ khiến bột sắn dây giảm tác dụng. Tuy nhiên còn đối với những người không quen vị bột sắn có thể thêm chút đường vào cho dễ uống cũng được.
• Không nên pha quá đặc, cân đối tỉ lệ bột với nước hợp lý, vừa phải.
• Đối với trẻ em thì nên nấu chín bột chứ không nên để sống. Bột sắn thường có nhiều tạp chất nên dễ bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên làm chín là tốt nhất
3. Cách dùng:
• Thực hiện mỗi ngày 1 lần, khoảng 10 - 15g là hợp lý. Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều sao cho phù hợp với khẩu vị, thể trạng. Kiên trì dùng đúng cách các vết loét sẽ giảm.
• Nên uống vào buổi sáng hoặc trước khi ăn 30 phút là tốt nhất.
>>> XEM THÊM: Trị nhiệt miệng bằng xát muối vào chỗ nhiệt miệng có hiệu quả?
Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Bột sắn dây an toàn, lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Song bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi lần pha chúng ta nên uống hết trong 1 lần vừa ngon lại đảm bảo chất lượng. Tuyệt đối không nên để qua đêm hay pha một lần mà dùng cho cả ngày rất dễ bị mất hoặc biến chất.
- Mẹ bầu nên tránh sử dụng, nhất là khi cơ thể mệt mỏi, hơn nữa bột sắn dây có tính lạnh nên sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Bột sắn dây có tính hàn nên trẻ nhỏ không nên dùng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Trong trường hợp phụ huynh cho con em sử dụng nên nấu chín để an toàn hơn.
- Tùy thuộc vào người dùng mà bột sắn dây có thể dùng sống hay chín. Song tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ đau bụng đi ngoài nên pha bột sắn dây với nước sôi để làm bột chín hoặc nấu lên chế biến thành chè, súp.
- Bột sắn dây không nên kết hợp bừa bãi, chúng kỵ với mật ong, hoa sen, bưởi, nhài vì vậy không nên kết hợp những thức này với nhau.
Mong rằng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây trên đây sẽ giúp mọi người thoát khỏi những cơn đau rát khó chịu do vết loét gây ra. Cùng với đó kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có miễn dịch tốt nhanh khỏi bệnh cũng như tránh các tác nhân gây hại khác.
