6 Cách dùng rượu chữa nổi mề đay hiệu quả không ngờ

2023-12-29 14:49:29

Dân gian thường dùng rượu để sát khuẩn các vết nhiễm trùng, làm giảm mẩn ngứa, mề đay (hay còn gọi là mày đay). Tuy nhiên liệu phương pháp này có thật sự đem lại hiệu quả? Nên sử dụng như thế nào cho đúng? Hãy theo dõi bài viết sau để học 6 cách trị mề đay bằng rượu hiệu quả cao nhé.

I - Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả hay không?

Rượu là thành phẩm của quá trình lên men tinh bột. Trong quá trình chưng cất này sẽ tạo ra chất ethanol hay còn gọi là cồn. Đây cũng là chất khiến cơ thể kích thích, hưng phấn khi uống rượu. Với nồng độ cồn cao, rượu cũng thường được dùng để làm giảm viêm nhiễm, sát trùng vết thương cũng như điều trị dị ứng, mẩn ngứa.

Tuy nhiên, cũng vì có tính sát khuẩn cao nên người bệnh không nên thoa trực tiếp rượu lên vùng da hở hoặc vùng da nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) đang bị trầy xước do chúng có thể khiến da bị bỏng rát, ngứa châm chích, sưng tấy hơn.

Thế nhưng nếu biết cách thực hiện đúng, bạn vẫn có thể tận dụng hết được khả năng kháng khuẩn sát trùng từ rượu để làm giảm nổi mề đay. Bằng cách kết hợp rượu với các dược liệu lành tính, công dụng điều trị sát khuẩn không những không thay đổi mà còn vô cùng an toàn với da, đặc biệt là da nhạy cảm đang bị dị mẫn. Nhất là khi kết hợp rượu ngâm cùng các loại thảo dược trị mề đay dân gian sẽ làm tăng hiệu quả giảm ngứa ngáy sưng đỏ.

Nổi mề đay bôi rượu được không?

II - Hướng dẫn 6 cách trị mề đay bằng rượu hiệu quả

1. Thoa rượu trắng kết hợp lá kinh giới

Kinh giới có tính mát, sát khuẩn tốt nên khi kết hợp với rượu, hỗn hợp cho công dụng giảm các nốt mẩn ngứa tương đối hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá kinh giới rồi đem làm sạch, để ráo rồi giã nhuyễn.
  • Đổ khoảng 150ml rượu trắng nguyên chất vào chung rồi trộn đều.
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp đó lên vùng da bị nổi mề đay, để tầm 5 - 10 phút để dược chất thấm vào da rồi rửa sạch lại với nước.

Với bài thuốc này, người bệnh được khuyến khích nên dùng trước khi ngủ để giảm ngứa cũng như kích thích giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên cần chú ý không để hỗn hợp dây vào vết thương hở. Ngoài ra cũng chỉ có thể sử dụng nếu mề đay ở một khu vực nhỏ.

2. Dùng rượu quả nhàu chữa nổi mề đay

Y học cổ truyền đã cho thấy quả nhàu mang tới rất nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó với khả năng kháng viêm, quả nhàu có thể dùng như một nguyên liệu để làm giảm dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy.

Y học hiện đại cũng công nhận rằng, quả nhàu chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó còn chứa 1 hàm lượng lớn phytochemicals giúp chống viêm, vi khuẩn và virus.

Vậy nên người bệnh có thể thử ngay một trong hai cách dùng rượu kết hợp với quả nhàu để trị nổi mề đay dưới đây:

Cách 1 (có thể dùng ngay):

  • Lấy 1 - 2 quả nhàu tươi tùy theo kích thước, rửa sạch và giã cho nát.
  • Đổ thêm khoảng 1 ly rượu trắng vào cùng rồi trộn đều.
  • Thấm phần nước đã trộn vào vải sạch hoặc tăm bông rồi chấm đều lên da bị mề đay dị ứng.
  • Thực hiện vài lần cho tới khi triệu chứng sưng và ngứa giảm hẳn.

Cách 2 (ngâm và chờ 1 tháng):

  • Nhàu chuẩn bị khoảng chục quả khô, đem rửa sạch, để róc nước rồi cho vào bình thuỷ tinh nhỏ.
  • Đổ rượu trắng vừa đủ để xâm xấp mặt quả, sau đó chèn 1 cục đá sạch hoặc đĩa sạch bên trên.
  • Đậy nắp, để bình tại nơi khô ráo khoảng 1 tháng là có thể lấy ra dùng được. Mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ và thoa lên da.

Cách dùng rượu quả nhàu chữa nổi mề đay

3. Tắm hoặc thoa rượu gừng

Gừng nổi tiếng với công dụng tán hàn, giảm đau, sát trùng và chống viêm tốt. Vì vậy đối với hỗn hợp rượu gừng, người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khó chịu do mề đay được giảm nhanh chóng, nhất là với trường hợp mề đay phong hàn, mề đay do lạnh.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch gừng, sau đó đập dập và bỏ vào 1 lọ thuỷ tinh nhỏ.
  • Đổ rượu trắng nguyên chất cho vừa đủ ngập mặt gừng, ngâm khoảng 1 - 2 tháng là sử dụng được.
  • Với rượu này bạn có thể uống, bôi ngoài da hoặc pha với nước tắm đều đem lại tác dụng.
  • Trường hợp cần dùng ngay, có thể đập dập gừng rồi trộn cùng một chút rượu trắng và thoa lên da.

Giảm mề đay dị ứng với rượu gừng

4. Trị mề đay bằng rượu ngâm thảo dược

Trường hợp bạn có đủ dược liệu, có thể tham khảo phương pháp ngâm rượu cùng các cây thảo dược và dùng để trị mày đay tại nhà.

Chuẩn bị:

  • 1500ml rượu.
  • 20g nhân sâm.
  • Củ cơm nếp 30g.
  • Hà thủ ô 30g.
  • Tần quy/đương quy 30g.
  • Ngọc trúc 30g.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các dược liệu, cho ráo nước sau đó để vào bình thuỷ tinh.
  • Đổ ngập bình và ngâm trong khoảng 2 tuần. Sau đó lấy ra dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ khoảng 1 ly nhỏ.
  • Cách này phù hợp với người bị mề đay liên tục, mề đay mạn tính nhiều ngày và chỉ có thể tạm thời làm giảm triệu chứng.

5. Dùng rượu ngâm đinh lăng giảm mẩn ngứa mề đay

Cũng như các dược liệu trên thì đinh lăng trong đông y cũng được dùng để trị nổi mề đay nhờ có tính mát, bổ huyết, giải độc và chống viêm tốt. Vì vậy bạn có thể thực hiện bài thuốc ngâm đinh lăng với rượu như sau:

Cách thực hiện:

  • Đinh lăng lấy phần rễ, rửa sạch, chờ khô ráo nước.
  • Cho vô bình và đổ ngập rượu lên trên.
  • Đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể lấy ra dùng.
  • Thay vì thoa lên da thì bạn có thể dùng rượu ngâm này để uống, mỗi lần chỉ nên uống 1 - 2 chén sau bữa ăn.

Rượu ngâm đinh lăng chữa mề đay

6. Rượu ngâm đậu đen trị mề đay

Cách thực hiện:

  • Đậu đen chuẩn bị khoảng 1kg rồi ngâm trong nước để làm sạch, loại bỏ hạt hỏng và bụi bẩn.
  • Vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào nồi hoặc bình thủy tinh vừa đủ.
  • Đổ thêm khoảng 1 lít rượu vừa đủ ngập mặt, đậy kín và đem hấp cách thuỷ khoảng 4 tiếng cho nhừ thì tắt bếp.
  • Chờ nguội bớt là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, ngày uống 2 lần.

III - Những điều cần lưu ý khi dùng rượu trị nổi mề đay tại nhà

Để đảm bảo an toàn cho da cũng như phát huy được hết công dụng của các bài thuốc, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Không dùng rượu có nồng độ cao và bôi trực tiếp lên da, đặc biệt là khi không được kết hợp với các dược liệu khác.
  • Người có da nhạy cảm, da mỏng mà bị nổi mề đay thì không nên dùng các phương pháp này.
  • Người đang dùng thuốc có chứa tetracyclin, tyrothricin thì không nên sử dụng rượu đậu đen.
  • Dùng rượu nguyên chất, có nguồn gốc và không pha cồn.
  • Vệ sinh da trước khi bôi hỗn hợp thuốc, tuyệt đối không để dây vào các vết thương hở.
  • Mẹ bầu đang mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng các phương pháp này.
  • Dùng rượu chỉ là một giải pháp tạm thời, bạn nên loại bỏ yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay để tránh tái phát.
  • Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt (xem thêm tại bài viết này: Người bị nổi mề đay kiêng gì?).
  • Ngừng sử dụng khi da có dấu hiệu kích ứng, bị mẩn đỏ hoặc tình trạng mề đay nặng hơn.

Bạn nên lưu ý rằng, cách trị mề đay bằng rượu chỉ là biện pháp tạm thời, không mang tính lâu dài (đối với các bệnh mề đay mạn tính) và chỉ áp dụng cho bệnh nhẹ. Vì vậy hãy tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả như mong muốn.

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ