[Mẹo dân gian hay] 8 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

2024-04-15 17:09:35

VIêm mũi dị ứng là căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và phiền toái. Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng thì đừng bỏ qua những mẹo dân gian chữa bệnh bằng lá cây sau đây. Đây là các bài thuốc chữa bệnh dân gian đơn giản, an toàn và rất lành tính.

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

I. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Viêm mũi dị ứng thường bùng phát mạnh vào mùa xuân và mùa hè, do thời tiết vào những mùa này thường ẩm ướt độ ẩm cao tạo điều kiện cho ẩm mốc nấm, phấn hoa từ cây lá bay lẫn nhiều vào trong không khí có thể là dị nguyên kích ứng hay nọc độc của những loại côn trùng như bọ ve, muỗi khi đốt có thể gây dị ứng...

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi hôi tanh, sổ mũi và hắt hơi liên tục… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc dùng tân dược điều trị, nhiều người thường tìm đến cách chữa dân gian bởi an toàn, lành tính. Tự nhiên ưu đãi cho đất nước chúng ta rất nhiều loại cây dễ trồng, vừa làm thức ăn lại vừa là phương thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.  

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt còn có tên gọi khác là lá tất bát, loại cây dân dã quen thuộc thân thảo mọc trườn nhiều trên mặt đất. Theo y học cổ truyền, lá lốt vị cay, có mùi thơm nồng đặc trưng, ôn trung tán hàn chữa trị rất tốt viêm nhiễm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhức mỏi xương khớp, lạnh tay chân…

Y học hiện đại phân tích dược lý cho thấy loại lá này có chứa nhiều alcaloid và nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm cao cải thiện tốt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như làm thông thoáng sạch dịch nhầy khoang mũi, giảm ngạt mũi... Có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt với 2 cách thực hiện như sau: 

Nhỏ nước cốt lá lốt trực tiếp vào mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, không bị nát héo úa mang đi rửa. Có thể ngâm trong chậu nước muối pha loãng từ 5 - 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn. Sau đó vớt ra để khô cho ráo nước.
  • Tiếp đó, lá lốt sẽ được giã nát hoặc xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
  • Rửa mũi trước cho sạch bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thể mua ngoài hiệu thuốc hoặc bạn tự pha tại nhà cũng được theo tỷ lệ chuẩn là 0,9% (9g muối tinh khiết : 1 lít nước cất). 
  • Dùng tăm bông thấm lấy nước lá lốt, chấm đều vào hai bên lỗ mũi hoặc cho nước lá lốt vào một chiếc lọ nhỏ như lọ thuốc tra mắt, nhỏ vào từng bên mũi, mỗi bên vài giọt. Khoảng 5 phút sau, đường mũi thông thoáng, nhẹ nhõm hơn. 
Thực hiện nhỏ mũi từ 2 - 3 lần/ ngày, làm liên tục trong vòng nhiều ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. 

Xông mũi bằng lá lốt cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng 

  • Chọn lấy một nắm lá lốt rửa sạch, có thể vò nát rồi cho vào nồi. 
  • Đun sôi lá lốt cùng với 2 lít nước, chú ý đậy nắp cho kín để tinh dầu ở phần thân và lá không bị bay ra ngoài. 
  • Khi xông mọi người hít thở thật sâu để hơi nước xông đi sâu vào bên trong cánh mũi, giúp làm loãng đào thải dịch mủ, mũi sạch sẽ dễ chịu. Cần thận trọng, lưu ý bạn nên để mặt cách ra một khoảng vừa đủ tránh để hơi nóng lá xông làm bỏng rát mặt. 
chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm cải thiện tốt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

XEM THÊM: [Mách bạn] 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

2. Dùng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng

Ngải cứu vị đắng, tính ấm, có những công dụng như kháng viêm, giảm kích ứng. Nhờ đó mà sử dụng lá ngải cứu cũng mà một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả. Phương pháp này được đánh giá lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. 

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu có chứa một lượng khá lớn tinh dầu như tetradecatrilin, dehydro matricaria… Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau hiệu quả. Nhờ những đặc tính dược lý này, ngải cứu  có tác dụng giảm nhẹ đi các triệu chứng đau nghẹt mũi, ngứa họng, ho nhiều do viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể thực hiện theo hai cách đơn giản sau đây. 

Cách 1 _ Ngâm chân nước lá ngải cứu

Bàn chân được ví như "trái tim thứ hai", nơi có nhiều huyệt đạo quan trọng và dây thần kinh. Biết cách chăm sóc, giữ gìn bàn chân sẽ giúp mỗi người chúng ta có được sức khỏe thật tốt. Ngâm bàn chân cùng với nước từ lá ngải cứu chính là một phương pháp hữu hiệu giúp điều hòa khí huyết toàn thân, giảm nghẹt tắc mũi, tinh thần thư giãn ngủ ngon sâu giấc hơn. 

  • Trước tiên bạn chọn lấy nắm lá ngải cứu còn tươi đem rửa sạch hoặc ngải cứu đã được phơi khô cho vào nồi.
  • Sau đó thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi lên và bắc nồi ra khỏi bếp, rồi chờ cho nước nguội. 
  • Có thể cho thêm một ít gừng vào để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết tốt cho cơ thể. 

Lưu ý chọn những nơi kín gió để ngâm chân cho tới khi cơ thể toát ra mồ hôi một chút. Ngâm chân trong khoảng thời gian gần nửa tiếng là hợp lý, không nên ngâm lâu quá. 

Cách 2 _ Dùng hơi nóng ngải cứu để điều hòa khí huyết 

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch, để cho ráo nước. Phơi lá ở chỗ có bóng râm mát cho khô nước. 

  • Vò lá ngải ra cho tới khi các lá tơi ra, bỏ phần gân lá đi. Dùng giấy sạch gói lại như điếu thuốc lá nhỏ.

  • Dùng lửa đốt điếu ngải cứu lên, tận dụng hơi nóng tác động lên huyệt. Người bệnh chú ý giữ khoảng cách từ huyệt đạo đến điếu ngải là 2 cm. 

  • Hơ nóng lần lượt tới vị trí các huyệt đạo bách hội, tứ thần thông trong khoảng 3 phút.

Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ thấy giảm nhẹ đi các triệu chứng khó chịu. 

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Lá ngải cứu có công dụng như kháng viêm, giảm kích ứng viêm mũi dị ứng

3. Chữa viêm mũi dị ứng với lá cây húng chanh 

Húng chanh không chỉ là một loại rau thơm mà còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian được nhiều người tin dùng. Húng chanh có vị cay nhẹ, tính ấm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có những tác dụng tích cực đối với các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm lạnh. 

Cách 1 _ Uống nước lá húng chanh

  • Chọn lấy một nắm lá húng chanh tươi xanh, không héo úa. Mang đi rửa sạch hoặc ngâm cùng nước muối loãng cho hết đất cát, bụi bẩn, vi khuẩn rồi vớt ra để ráo.

  • Khi ráo nước thì đem hãm lá húng chanh giống như hãm trà trong nước đun sôi khoảng 15 - 30 phút. 
  • Thức uống chữa bệnh này nên uống khi còn ấm, ngày uống 1 - 2 lần là hợp lý.

Cách 2 _ Xông mũi lá húng chanh

  • Rửa sạch 40 gram lá húng chanh theo các bước giống như trên.

  • Sau đó đun sôi lá húng chanh cùng 1,5 lít nước sạch, rồi trùm khăn kín đầu để tiến hành xông mũi. Hơi nóng chứa thành phần tinh dầu đẩy lùi các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. 
  • Nên xông ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp tình trạng bệnh giảm đi đáng kể.

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

4. Lá bạc hà trị viêm mũi dị ứng

Cũng giống như lá húng chanh, các thành phần tinh dầu có trong lá bạc hà công dụng kháng viêm giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bài thuốc dân gian này được tiến hành đơn giản như sau: 

  • Trước tiên chọn lấy nắm lá bạc hà còn xanh tươi, rồi rửa cho sạch để nơi thoáng gió cho tới khi khô. 
  • Hãm lá bạc hà cùng trong nước nóng khoảng 80 độ, sau đó để trà ngấm trong khoảng 7 - 10 phút. Khi thưởng thức  có thể cho thêm chút mật ong hoặc chanh vào để tăng thêm hương vị thơm ngon. 

Hoặc bạn cũng có thể xông mũi bằng nước lá bạc hà giúp thông thoáng đường thở, kích thích mồ hôi toát ra, đào thải mọi độc tố ra bên ngoài. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt sổ mũi, hắt hơi, ho, đau nhức đầu:

  • Rửa sạch một nắm khoảng 10 - 15g lá bạc hà. 
  • Sau đó cho lá bạc hà vào đun sôi cùng với 1 lít nước. Khi nước đã sôi thì bắc nồi ra và chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết như chiếc khăn trùm mặt và đầu để tiến hành xông. 
  • Xông mũi khoảng 15 - 20 phút khi nước còn nóng, mỗi ngày thực hiện từ 1 - 2 lần.
chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Chữa viêm mũi dị ứng với lá bạc hà

5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây bèo cái

Theo Đông y, cây bèo cái có vị lạnh, hơi cay, chống dị ứng tốt. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra trong cây bèo cái có chứa nhiều thành phần như saponin, flavonoid, alkaloid... có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy mà loại cây này được ứng dụng vào bài thuốc chữa các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mụn nhọt, ngứa da. 

Bài thuốc sử dụng cây bèo cái chữa viêm mũi dị ứng thực hiện theo các bước như sau:

  • Chọn lấy khoảng từ 60 - 100g lá bào tươi, chỉ lấy lá và loại bỏ đi phần gốc rễ. 
  • Rửa sạch ngâm cùng nước muối loãng trong 10 phút, sau đó phơi cho ráo nước. 
  • Đem lá bèo giã nát hoặc xay nhuyễn, chắt lọc lấy phần nước cốt. 
  • Lấy nước cốt này hòa cùng với nước ấm, uống từ 1 - 2 lần trong ngày. Có thể thêm mật ong hoặc gừng vào để tăng thêm công dụng và hương vị. 
  • Khi uống nước lá bèo, người bệnh sẽ thấy có cảm giác hơi ngứa nhẹ một chút ở cuống họng. Sau đó khi uống quen sẽ thấy tình trạng được cải thiện. 
chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Cây bèo cái có chứa nhiều thành phần saponin, flavonoid, alkaloid... kháng viêm, kháng khuẩn cải thiện chứng bệnh viêm mũi dị ứng

ĐỌC THÊM: 8 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong 

6. Lá cỏ hôi chữa chữa viêm mũi dị ứng

Lá cỏ hôi hay còn có cái tên gọi dân dã khác là hoa cứt lợn, mọc hoang ở nhiều nơi, hoa có màu tím nhạt. Phần thân, lá và hoa của cây này được dùng làm dược liệu cho nhiều bài thuốc. 

Cỏ hôi được coi như một vị thảo dược kháng sinh tự nhiên giúp tiêu thũng, giảm phù nề niêm mạc mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi, ngứa cổ họng do viêm mũi dị ứng. Nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra nước ép của loại cây này chứa nhiều hoạt chất kháng sinh kháng khuẩn, chống viêm hiệu nghiệm. Ngoài ra lá cỏ hôi còn có chứa tinh dầu nên dùng để xông mũi chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất tốt. 

Thực hiện theo các bước như sau:

  • Chọn lấy một nắm lá cỏ hôi rồi mang đi rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng từ 5 - 7 phút rồi vớt ra giá để cho ráo nước. 
  • Mang đi giã nát hoặc xay nhuyễn, chắt lọc lấy phần nước cốt, sau đó nhỏ nước này vào lỗ mũi vài lần trong ngày. Người bệnh có thể dùng tăm bông nhúng vào dung dịch, bôi vào bên trong niêm mạc mũi. 
  • Người bệnh lưu ý khi nhỏ cần đưa chiếc ống vào sâu bên trong hốc mũi, nhỏ chậm vài giọt sau đó hít nhè nhẹ để thuốc thẩm thấu vào sâu bên trong hơn.

Lá cỏ hôi cũng có thể mang đi rửa sạch rồi xông mũi. Trước tiên rửa lá sạch sẽ đem đi đun sôi rồi xông. Một ngày thực hiện từ 2 - 3 lần, hơi nước nóng từ lá giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh.

chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cỏ hôi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây lá cỏ hôi

7. Lá cà độc dược chữa viêm mũi dị ứng

Lá của cây cà độc dược thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh rất tốt, trong đó có những bệnh như hen suyễn, phong thấp, viêm mũi dị ứng. 

Tuy nhiên cần hết sức thận trọng khi sử dụng bởi đúng như tên gọi, trong thành phần của loại lá này có chứa độc dược. Những đối tượng sau không nên dùng lá cà độc dược trị bệnh, bao gồm: phụ nữ mang bầu, người bị bệnh về thực quản, dạ dày, táo bón, cảm sốt.

Trước khi áp dụng cách này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tránh hậu quả không mong muốn xảy ra.

  • Chọn lấy 4 - 5 chiếc lá cà độc dược rồi đem rửa sạch, cắt nhỏ ra thành từng đoạn, cho vào lon sữa nhỏ đậy nắp kín. 
  • Cho lon sữa lên bếp và đun trực tiếp dưới ngọn lửa nhỏ. Tiếp theo dùng một chiếc phễu nhỏ làm từ bìa cứng, phần đầu kích thước to hướng vào nơi bốc khói, đầu nhỏ còn lại đặt gần phía mũi. 
  • Hít hơi bằng mũi trong vòng từ 4 - 6 phút. Người bệnh thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 2 - 3 lần sẽ thấy hiệu quả rất tốt. 

Chữa viêm mũi dị ứng với lá cà độc dược

Chữa viêm mũi dị ứng với lá cà độc dược

8. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây trầu không 

Trầu không có hàm lượng tinh dầu dồi dào có tác dụng diệt virus, kháng viêm, diệt khuẩn, thông thoáng mũi xoang. Đây là lựa chọn tốt khi bị viêm mũi dị ứng, bệnh về đường hô hấp. Người bị các bệnh viêm mũi dị ứng hay các bệnh đường hô hấp khác, viêm xoang. viêm họng, viêm mũi thông thường, viêm amidan khi dùng đều có thể cho kết quả hiệu nghiệm.

Thực hiện chữa viêm mũi dị ứng theo các bước như sau:

  • Chọn lấy một nắm lá trầu không còn xanh tươi, sau đó mang đi rửa thật sạch, vớt ra giá để cho ráo nước. 
  • Cho lá trầu không vào nồi, đổ ngập 1,5 lít nước rồi đun sôi để cho lá trầu không tiết ra hết tinh dầu. 
  • Dùng nước này để xông mũi trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút. Sau khi xông xong dùng khăn mềm để lau khô, ngồi nghỉ ngơi ở những nơi kín gió. 
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày vài ba lần.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây trầu không

Lá trầu không chữa viêm mũi dị ứng

THAM KHÁO: Viên xoang, mũi dị ứng Ngự Y Mật Phương Nhất Nhất 34 

II. Những lưu ý khi sử dụng lá cây chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây khá lành tính người bệnh có thể yên tâm áp dụng. Tuy nhiên có một vài điều cần lưu ý như sau: 

  • Ưu điểm chữa mẹo dân gian là nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, chi phí thấp. Song người bệnh sẽ không thấy đạt được kết quả nhanh chóng so với dùng tân dược. Điều quan trọng cần kiên trì thực hiện đều đặn thường xuyên.  
  • Tác dụng cũng sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu thực sự phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Còn nếu không phù hợp người bệnh nên tìm một cách chữa phù hợp khác hơn. 
  • Mỗi một loại cây lá sẽ có những đặc tính dược lý riêng, có thể hợp với người này nhưng không mang lại tác dụng đối với người khác. Vậy nên trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn. Đặc biệt người đang mang bầu, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền. 

Trong quá trình dùng, nếu nhận thấy có biểu hiện khác lạ hoặc bệnh tình nặng thêm thì cần dừng lại. Chẳng hạn như:

  • Các triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên khó chịu hơn. 
  • Bệnh dai dẳng tái đi tái lại, nhất là những khi thời tiết thay đổi, chế độ ăn uống không khoa học, môi trường sinh sống kém vệ sinh. 
  • Viêm mũi dị ứng kèm theo một số vấn đề về hô hấp khác như polyp mũi, ho hen, viêm xoang...

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng các loại lá cây thuốc mang lại nhiều lợi ích như cách thực hiện đơn giản, dễ kiếm, an toàn lành tính và hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu sạch, sử dụng đúng cách, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học điều độ để có hiệu quả tốt nhất. Đồng thời cần theo dõi tình trạng chuyển biến của bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu không thấy bệnh thuyên giảm hoặc bệnh có dấu hiệu chuyển nặng hơn.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ