I. Công dụng của gừng trong chữa trị cảm lạnh, cảm cúm
Hoạt chất gingerol có trong gừng có tác dụng kháng viêm, giảm nhẹ biểu hiện của bệnh cảm cúm như: sổ mũi, đau họng, viêm mũi họng, ngứa do viêm... Chính vì thế mà gừng có thể kìm hãm sự nhân lên và phát triển của vi rút gây bệnh cảm cúm, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh và giảm thiểu bệnh tiến triển tăng nặng. Trong gừng còn chứa một số thành phần có hoạt tính chống oxy hóa, giúp hạn chế biến chứng do bệnh cảm cúm, cảm lạnh để lại.
Thêm tác dụng tuyệt vời khác của gừng đó là có thể làm tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh và giúp người bệnh nhanh khỏe mạnh hơn. Khi miễn dịch được tăng cường sức mạnh thì các triệu chứng bệnh do vi rút gây ra (đau họng, viêm họng) sẽ sớm được loại bỏ. Đây là tác dụng mà nhiều loại thuốc tây chữa cảm không thực hiện được.
Gừng còn là “bảo bối” giúp người bệnh cảm chống lại nguy cơ mắc vi khuẩn, nhất là loại vi khuẩn gây viêm họng. Thậm chí một số nghiên cứu còn chứng minh rằng tác dụng kháng khuẩn của gừng và hiệu quả có thể ngang bằng với một số loại kháng sinh.
Gừng còn có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó tiêu và giúp người bệnh hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ vậy mà nguyên liệu này sẽ giúp người bệnh vượt qua mệt mỏi để sớm lấy lại sức khỏe bình thường.
Hoạt chất gingerol trong gừng có tác dụng kháng viêm, giảm nhẹ các triệu chứng của cảm cúm
>>> XEM THÊM: Mách bạn đánh cách cảm bằng chanh giúp giải cảm hiệu quả
II. Cách đánh cảm bằng gừng
Để thực hiện đánh cảm bằng gừng, bạn nên làm theo các bước hướng dẫn như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng:
- Một củ gừng đã được đem đi rửa sạch, sau đó đập dập.
- Chọn loại rượu có độ cồn cao, bạn có thể dùng rượu nếp, rượu tươi, hoặc rượu gừng.
- Một chiếc khăn dễ thấm hút nước, cho gừng vào trong khăn và tẩm rượu vào khăn.
2. Cách thực hiện đánh cảm bằng gừng
- Dùng khăn miết theo thứ tự từ trên xuống dưới: mặt, bải vai, ngực, cánh tay, lòng bàn tay, bụng, đùi, bắp chân, mu bàn chân, ngón chân.
- Tiếp theo đó, bạn tiếp tục miết vùng sau gáy, lưng, mông, lòng bàn chân.
- Mỗi lần đánh cảm bằng gừng, bạn chỉ nên thao tác trong khoảng 5-10 phút.
- Trong quá trình đánh cảm, nếu bạn cảm thấy khăn khô thì nên nhúng khăn vào rượu và tiếp tục tiến hành đánh cảm.
Sử dụng tác động lên các huyệt đạo cơ thể để giải cảm
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách đánh cảm bằng gừng gà hiệu quả bạn nên biết
III. Một số cách khác sử dụng gừng trị cảm lạnh
Ngoài việc đánh cảm bằng gừng, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị khác bằng gừng như sau:
Trà sả gừng
Gừng và sả là “bộ đôi” có tác dụng kháng viêm khá tốt, giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cảm. Cách chế biến trà sả gừng như sau:
- Cạo sạch vỏ gừng, loại bỏ các lớp cứng bên ngoài của củ sả.
- Đập dập gừng và sả.
- Đun nồi nước sôi, cho hai nguyên liệu này vào nồi nước đang đun sôi. Tiếp tục đun trong vài phút.
- Thêm vài thìa mật ong vào hỗn hợp nước gừng và sả, khuấy trộn đều. Đợi nước bớt nóng và thưởng thức.
Cháo gừng
Đây là món ăn giải cảm được nhiều người lựa chọn khi đang mắc bệnh. Cháo gừng sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ đào thải mầm bệnh. Nhờ vậy mà người bệnh sớm khỏi bệnh hơn.
Cách nấu cháo gừng rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một nắm gạo, hành lá, gừng.
- Vo gạo, để gạo vào trong nồi và nấu chín kỹ.
- Gọt vỏ gừng, đập dập hoặc thái thành từng lát nhỏ.
- Sau khi cháo sôi, bạn thêm gừng và hành lá vào nồi. Đun sôi nhỏ lửa trong 3 phút và tắt bếp.
Ăn cháo gừng trị cảm
Trà gừng mật ong
Gừng và mật ong đều là các nguyên liệu tốt cho người mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Gừng có chứa chất kháng khuẩn giúp phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn ở người mắc bệnh cảm, mật ong giúp bồi bổ cơ thể, giảm sự mệt mỏi cho người bệnh.
Sử dụng gừng và mật ong cùng lúc sẽ giúp khắc phục triệu chứng của người bệnh như sổ mũi, ho đờm… Dưới đây là hướng dẫn cách làm trà gừng mật ong:
- Gọt sạch vỏ gừng, rửa với nước và cắt thành từng lát nhỏ.
- Chuẩn bị một cốc nước ấm, ngâm gừng vào cốc nước ấm trong vài phút.
- Cho mật ong vào cốc nước, khuấy đều.
Xông hơi với gừng
Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng để giúp giải cảm, xông hơi bằng gừng giúp tăng bài tiết mồ hôi, đào thải mầm bệnh ra ngoài và giảm nhẹ mức độ bệnh. Bạn có thể kết hợp gừng với các thảo dược tự nhiên khác lá bưởi, hương nhu, sả, lá chanh tươi… Cách xông hơi bằng gừng thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn cần có các loại thảo dược như: gừng, sả, hương nhu, lá bưởi…
- Rửa sạch các nguyên liệu này dưới vòi nước. Đập dập gừng và sả, thái nhỏ lá bưởi, hương nhu…
- Chuẩn bị một nồi nước, cho các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi trong vài phút. Khi nước sôi, bạn đợi một lúc cho nước bớt nóng và thực hiện xông hơi.
IV. Lưu ý khi sử dụng gừng đánh cảm, trị cảm
Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng đánh cảm bằng gừng để cho kết quả tối ưu nhất:
- Biện pháp đánh cảm bằng gừng chỉ nên áp dụng cho các trường hợp cảm nhẹ, hoặc triệu chứng không quá nặng nề. Nếu bệnh tiến triển xấu hơn, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
- Hạn chế cho gừng tiếp xúc với da trong thời gian dài, và không nên dùng biện pháp này nhiều quá mức vì có thể làm cho da dễ bị nhạy cảm, và tổn thương da.
- Gừng có thể gây nóng trong người, vì vậy nếu bạn dùng gừng theo đường uống thì không nên sử dụng quá nhiều để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Hết sức thận trọng áp dụng biện pháp đánh cảm bằng gừng với phụ nữ đang mang thai, bởi vì phương pháp này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu muốn thực hiện biện pháp này thì cần hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
- Với người mắc bệnh máu khó đông, việc sử dụng gừng theo đường uống có thể làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đánh cảm bằng gừng, mong rằng bạn đã có thêm những hiểu biết để áp dụng biện pháp an toàn hơn. Hy vọng rằng bạn và người thân sẽ không còn lo lắng khi mắc bệnh cảm và luôn mạnh khỏe nhé.