Đau dạ dày có nên ăn nhãn không? 3 Cách ăn nhãn tốt cho dạ dày

2023-06-29 11:04:00

Nhãn là một loại quả bạn yêu thích nhưng bản thân lại bị đau dạ dày? Vậy đau dạ dày có ăn nhãn được không và ăn như thế nào mới tốt cho dạ dày? Những câu hỏi được đặt ra sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây!

I - Tác dụng của nhãn đối với sức khỏe

Nhãn - giống quả nằm trong họ Bồ Hòn với tên tiếng anh là Dimocarpus longan. Loại quả này phát triển chủ yếu tại vùng cận nhiệt đới có vỏ màu nhạt, cùi trắng đục khi ăn có vị ngọt đậm. Hiện nay tại Việt Nam, nhãn được nhân giống rộng rãi ở nhiều tỉnh thành và được lai tạo theo nhiều chủng loại khác nhau.

Nhãn hấp dẫn mọi người nhờ hương vị thơm màu, màu sắc cuốn hút mà còn tốt cho sức khỏe. Một số công dụng của quả nhãn mà bạn không thể bỏ lỡ như:

  • Cải thiện tình trạng thiếu máu: Ăn nhãn giúp làm tăng quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.
  • Ngăn ngừa một số loại ung thư: Trong nhãn chứa tổ hợp chất chống oxy hóa thực hiện chặn đứng hoạt động của gốc tự do giúp ngăn ngừa một số loại ung thư.
  • Làm dịu thần kinh: Ăn nhãn giúp cơ thể thư giãn và dễ vào giấc ngủ hơn, rất có lợi cho hệ thần kinh, đặc biệt có lợi với những người bị mắc bệnh trầm cảm.
  • Tăng cường đề kháng: nhãn có thành phần vitamin C lớn nhằm chống lại các nhân tố gây viêm nhiễm.
nhãn có nhiều tác dụng với sức khỏe

Nhãn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể người

II - Đau dạ dày có ăn nhãn được không?

Trong nhãn bao gồm các khoáng chất, chất xơ, acid hữu cơ, vitamin… có lợi cho hệ tiêu hóa. Không chỉ dừng lại ở việc giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn mà người ta còn phát hiện ra rằng, ăn nhãn còn có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở dạ dày.

Ngoài ra ăn nhãn còn có nhiều tác dụng có lợi đối với người bị đau dạ dày như:

  • Thịt nhãn mềm và dễ tiêu hóa: Ăn nhãn dạ dày sẽ không phải chịu nhiều áp lực từ việc co bóp thức ăn.
  • Chất chống oxy hóa có trong quả nhãn giúp làm dịu các vết loét ở niêm mạc dạ dày, cải thiện biểu hiện đau dạ dày. Ngoài ra, các chất chống oxy tạo dựng vách ngăn kiên cố cho niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của các gốc tự do.
  • Lượng chất xơ và các khoáng chất dồi dào có trong quả nhãn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu các cơn đau dạ dày.

III - Gợi ý món ăn từ nhãn tốt cho dạ dày

Bên cạnh sử dụng nhãn trực tiếp thì mọi người có thể lấy cùi nhãn chế biến thành nhiều món ăn ngon. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về cách chế biến nhãn.

1. Dùng cùi nhãn ngâm đường

Nếu là người yêu thích vị ngọt nồng thì cùi nhãn ngâm đường là gợi ý tốt nhất. Vị ngọt thanh của nhãn kết hợp với đường sẽ tạo ra món ăn cực kỳ hấp dẫn trong mùa hè nóng nực.

Chuẩn bị: 400g nhãn, đường, bình thủy tinh kín nắp.

Cách làm như sau:

  • Nhãn bóc vỏ sau đó tách cùi và rửa lại bằng nước đun sôi để nguội.
  • Cho phần nhãn đã chuẩn bị trước đó vào hũ đựng sao cho mỗi lớp nhãn đi kèm một lớp đường.
  • Đậy kín nắp và ủ để trong 3 tuần.
  • Khi sử dụng lấy từ 3 - 4 thìa nước ngâm kèm cùi nhãn sau đó pha cùng nước để uống.
  • Dùng khoảng 2- 3 lần/tuần để phát huy hiệu quả điều trị.
đau dạ dày ăn nhãn được không

Nhãn ngâm đường sau đó pha trà để thưởng thức

2. Uống nước ép nhãn tươi

Nếu người đau dạ dày muốn thưởng thức nguyên vị thì uống nước ép nhãn lựa chọn hoàn hảo. Dưới đây là cách tạo nên ly nước ép nhãn thơm ngon, chất lượng bạn có thể thực hiện:

Chuẩn bị: 300g thịt nhãn, đá, máy ép.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần xay thịt nhãn đã được chuẩn bị sau đó thêm đá viên hoặc để ngăn mát tủ lạnh một lúc là có thể thưởng thức.

Nếu bạn muốn uống nước ép nhãn để hỗ trợ cải thiện đau dạ dày bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần. Người bệnh nên kiên trì thực hiện và tuân thủ theo hướng dẫn để triệu chứng bệnh nhanh giảm.

3. Nấu chè long nhãn hạt sen

Hạt sen cũng được Đông y ứng dụng đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Theo nghiên cứu, trong hạt sen gồm nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, góp phần đẩy lùi các vấn đề tại đường tiêu hóa đặc biệt đau dạ dày.

Chuẩn bị: 300g hạt sen đã bỏ tâm sen, 150g thịt nhãn, đường phèn, lá dứa, bột năng.

Cách thực hiện như sau:

  • Hạt sen ngâm 3 - 4 tiếng rồi cho vào nồi đun hoặc hấp đến khi chín 80% thì vớt ra. Tiếp đó cho đường vào nồi nước luộc sen đến khi nước sôi lại thì cho hạt sen vào nấu chín để ngấm đường.
  • Tách bỏ hạt nhãn khéo léo sao cho phần cùi không bị dập nát.
  • Khéo léo cho phần hạt sen vào trong cùi nhãn và đặt cẩn thận lên đĩa.
  • Đun 1 nồi nước khác gồm nước, bột năng, chút đường, lá dứa đến khi sôi đều thì cho nhãn hạt sen vào.
  • Nấu nhãn lồng hạt sen trong nồi nước khoảng 2 - 3 phút sau đó múc ra tô để sử dụng.
chè long nhãn hạt sen

Thưởng thức chè long nhãn hạt sen đậm đà, tinh túy

III - Người đau dạ dày ăn nhãn chú ý điều gì?

Dù là có nhiều lợi ích đối với người đau dạ dày nhưng nếu dùng sai cách có gây tác dụng ngược lại. Vì vậy khi sử dụng nhãn người bệnh dạ dày nên thận trọng vấn đề sau:

  • Ăn nhãn với lượng vừa đủ, mồi ngày sử dụng khoảng 200g - 400g để tránh sinh nhiệt.
  • Nhãn có tính nóng vậy nên phụ nữ mang thai, những người có tiền sử sinh nhiệt bên trong, nổi mụn cũng không nên ăn.
  • Đối tượng mắc bệnh tiểu đường hay chứng béo phì nên tránh ăn nhãn vì khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Nhãn chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên khi bệnh không thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bài viết giúp khách hàng giải đáp thắc mắc đau dạ dày ăn nhãn được không cụ thể nhất. Chúng tôi tin rằng dưới góc độ tiếp cận đó, người bệnh dạ dày lựa chọn thực phầm phù hợp cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn uống cần kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý để triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.

Lên đầu trang
Loading