Đau dạ dày có ăn được rau muống không? Cần chú ý những gì?

2022-11-30 08:56:50

Đau dạ dày ăn rau muống không? Là câu hỏi được quan tâm đối với những ai bị cơn đau dạ dày gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Tuy rau muống chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, nhưng liệu nó có hại cho dạ dày không?

I - Đau dạ dày có nên ăn rau muống không?

Rau muống không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam, đây được coi là món ăn phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Nó chứa nhiều các chất có lợi như nước, chất xơ, vitamin, xenluloza…

Trong tài liệu y học cổ truyền được ghi lại, loại rau này là thực phẩm có tính mát có lợi cho cơ thể có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa. Bổ sung loại rau này hằng ngày sẽ củng cố sức khỏe theo hướng tích cực ngăn chặn táo bón, có lợi cho người bệnh tiểu đường…

ĐỌC CHẬM: Đau dạ dày ăn kem được không?

đau dạ dày ăn rau muống được không

Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn rau muống bình thường

Đối với người bị đau dạ dày ăn rau muống, các chuyên gia cho rằng những đối tượng này vẫn có thể sử dụng bình thường mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày. Nếu bổ sung đều đặn không những không ảnh hưởng tới dạ dày mà còn mang đến sức khỏe dạ dày tốt hơn.

  • Rau muống bổ sung lượng chất xơ vào cơ thể dồi dào, giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn, giảm kích ứng dạ dày, làm sạch đường tiêu hóa.
  • Lượng photpho và sắt trong rau muống mang đến tác động có lợi cho dạ dày. Đặc biệt, nếu biết cách sử dụng có thể cải thiện được bệnh.

Lưu ý: Dung nạp rau muống vừa phải, không nên quá nhiều và cần nhai kỹ trước khi nuốt để cản trở việc hoạt động của dạ dày.

XEM THÊM: Đau dạ dày ăn mít có sao không?

II - Mẹo dùng rau muống điều trị đau dạ dày

Dùng rau muống để trị cơn đau dạ dày, người bệnh có thể thử áp dụng những cách chế biến dưới đây. Các mẹo từ rau muống sẽ có khả năng hỗ trợ trong quá trình điều trị để tránh niêm mạc bị tổn thương nhiều hơn và giảm đau hiệu quả.

Chuẩn bị: Rau muống, cỏ mực, rau má, rau sam, vỏ quýt.

Tiến hành:

  • Sơ chế, làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, để ráo nước, sau đó bỏ vào ấm cùng với 500 mlo để đun lấy nước.
  • Đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn bớt còn khoảng một nửa so với số nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Chắt ra lấy nước để uống hằng ngày, chia làm 2 lần uống, tốt nhân nên uống vào lúc bụng đang đói để mang lại hiệu quả tốt.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, kéo dài khoảng 2 tháng để thấy được hiệu quả thực sự. Từ đó, giảm hẳn các cơn đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày cũng được cải thiện.
rau muống chữa đau dạ dày

Món rau muống luộc đơn giản trong mâm cơm gia đình

KHÁM PHÁ NGAY: Đau dạ dày ăn khổ qua được không?

III - Những lưu ý cho người đau dạ dày khi ăn rau muống

Tuy rau muống không ảnh hưởng tới dạ dày nhưng người bệnh cũng nên lưu ý đến một số vấn đề sau khi ăn.

  • Hạn chế dùng rau muống để chế biến ra các món ăn xào nấu nhiều dầu mỡ. Đồ chiên xào vốn được biết là không tốt cho sức khỏe và rất khó giúp cơ thể tiêu hóa tốt. Nếu thực hiện các món này thường xuyên sẽ khiếp dạ dày chịu áp lực lớn hơn và khiến các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
  • Muốn hấp thu tốt nhất những dưỡng chất có trong rau muống, người bệnh nên ăn sống, luộc hoặc xay nước uống. Nhưng trước khi dùng cần được rửa sạch và ngâm muối. Đặc biệt, ăn sống nên phải nhai thật kỹ để không gây áp lực cho dạ dày.
  • Rau muống chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ điều trị đau dạ dày không phải là thực phẩm có tác dụng điều trị riêng biệt.
  • Nếu như đối tượng đang có vết sẹo lớn sẽ dễ để lại các vết sẹo lồi, người mắc bệnh thận, cao huyết áp… không nên sử dụng rau muống.
  • Người dễ dị ứng hay hệ tiêu hóa không tốt cũng cần phải hạn chế sử dụng rau muống.
  • Nếu người bệnh đang điều trị bệnh theo thuốc đông hay thuốc tây cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Lựa chọn mua rau muống tại những điểm bán an toàn, đảm bảo chất lượng tránh loại rau có phun thuốc, có hóa chất sẽ gây hại cho sức khỏe toàn cơ thể.

Ngoài rau muống ra thì người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng được nhiều loại rau xanh khác cũng có lợi cho dạ dày và cơ thể. Khi ăn rau muống cần lưu ý tuân thủ theo những lời khuyên trên để không ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày và sức khỏe cơ thể.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading