Người đau dạ dày có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

2023-11-29 17:04:46

Đau dạ dày có thể tác động và gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, trong đó có vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ. Một trong những câu hỏi được các chị em rất quan tâm đó là: Đau dạ dày có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Và cần làm gì để khắc phục đau dạ dày trong những ngày hành kinh? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc ngay dưới đây.

I - Đau dạ dày có bị chậm kinh không?

Chậm kinh để chỉ kỳ hành kinh của phụ nữ xuất hiện chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Cụ thể là nếu đã quá 35 kể từ ngày kết thúc chu kỳ kinh gần nhất mà không thấy kinh nguyệt thì gọi đó là chậm kinh (hay trễ kinh).

Đối tượng bị chậm kinh chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như: căng thẳng mệt mỏi, cân nặng thay đổi đột ngột, rối loạn nội tiết tố, mắc các bệnh lý về tử cung, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, mắc bệnh tiểu đường, bệnh về thận, tuyến tụy, do nội tiết tố không ổn định (giai đoạn tuổi dậy thì, tiền mãn kinh)...

Hiện nay nhiều quan niệm cho rằng một trong những lý do khiến phụ nữ chậm kinh đó là mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, ĐAU DẠ DÀY KHÔNG GÂY CHẬM KINH, bệnh dạ dày chỉ tác động gián tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thông qua nhiều yếu tố.

Theo các chuyên gia, đau dạ dày gây ra nhiều triệu chứng (căng thẳng mệt mỏi, đau vùng bụng dưới, nôn mửa) hoặc tác động đến hệ tiêu hóa làm rối loạn quá trình hấp thu, thải trừ chất độc. Những hệ lụy này tác động tiêu cực tới sức khỏe tổng thể, làm rối loạn nội tiết tố và là yếu tố gây ra hiện tượng trễ kinh nguyệt.

đau dạ dày có làm chậm kinh không

Bệnh đau dạ dày không làm chậm kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

II - Tại sao đau dạ dày có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Người bị đau dạ dày không làm chậm kinh nguyệt nhưng các hiện tượng gặp khi đau dạ dày như căng thẳng, ăn uống không lành mạnh, dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài sẽ làm nội tiết bị đảo lộn. Khi nội tiết tố không hoạt động ổn định sẽ khiến kinh nguyệt bị chậm, ra ít hoặc không đều.

Tâm lý căng thẳng

Cơn đau dạ dày xuất hiện khi người bệnh liên tục đối diện với tâm lý căng thẳng, bất an trong thời dài dài. Khi trạng thái bất ổn sẽ kích thích tuyến thượng thượng gia tăng hormone cortisol. Lượng hormone này tăng đột biến sẽ khiến việc sản sinh nội tiết tố estrogen và progesterone bị hạn chế.

Nội tiết tố nữ bị suy giảm và rối loạn nghiêm trọng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều hoặc mất kinh. Một số biểu hiện khi rối loạn kinh nguyệt của bệnh nhân dạ dày như: số ngày hành kinh tăng hoặc giảm thất thường, đau bụng kinh dữ dội và kéo dài, máu kinh thâm hơn hoặc có mùi hôi khó chịu…

Ăn uống không khoa học

Người bệnh dạ dày có thói quen ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất thì cơ thể không đủ calo để sản sinh hormone quan trọng cho việc rụng trứng. Cách thức ăn uống không lành mạnh phải nhắc đến như: ăn kiêng quá mức (keto, eat clean), ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, quá ngọt... là yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần phải thực hiện chế độ ăn uống khoa học như: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là protein, axit béo, canxi, magie…), tăng cường ăn nhiều rau củ quả, uống đầy đủ nước…

đau dạ dày có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Người đau dạ dày thường có thói quen ăn uống không khoa học, thiếu chất

Do sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày

Một số loại thuốc chữa đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm rối loạn kinh nguyệt (trễ kinh, làm kỳ kinh kéo dài hơn so với bình thường). Điển hình là thuốc ức chế bơm proton, thuốc điều trị có tác dụng ngăn bài tiết axit dịch vị làm nồng độ hormone trong cơ thể bị tác động.

III - Đau dạ dày trong kỳ kinh nguyệt cần làm gì?

Các đối tượng vừa mắc chứng bệnh dạ dày kèm đau bụng kinh khiến sức khỏe bị giảm sút. Vậy nên để cải thiện đồng thời 2 cơn đau cùng lúc thì bạn hãy vận dụng mẹo nhỏ dưới đây:

  • Chườm ấm vùng bụng: Nhiệt độ từ vật chườm ấm sẽ tác động lên vùng bụng từ đó cải thiện tuần hoàn máu tại khu vực bụng nhanh chóng. Vậy nên người bệnh hãy dùng chai thủy tinh đựng nước nóng hoặc túi chườm để chườm nóng. Nên chú ý nhiệt độ của nước khi chườm nóng để tránh khỏi bỏng rát hoặc gây tổn thương cho da.
  • Tập thể dục: vận động đúng cách có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy bụng khó tiêu cho phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Tập thể dục còn giải tỏa căng thẳng, giảm cơn đau bụng kinh và các biểu hiện khác trong kỳ kinh nguyệt. Các biện pháp tập thể dục nhẹ nhàng mà chị em nên vận dụng: đi bộ, tập yoga, tập pilates…
  • Massage: có thể làm giảm cơn co thắt tử cung, thư giãn cơ bụng và nhờ đó giúp đối phó với cả tình trạng đau dạ dày, đau bụng kinh. Nên massage theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ kết hớp với các loại tinh dầu để tăng hiệu quả giảm đau tốt hơn.
chườm ấm giảm đau bụng kinh

Chườm ấm để tăng lưu thông máu ở khu vực bụng

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề: Đau dạ dày có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không và cách khắc phục đau dạ dày trong những ngày “đèn đỏ”. Mong rằng các chị em phụ nữ sẽ không còn lo lắng về đau dạ dày và có chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhé.

Lên đầu trang
Loading