Ăn măng có gây đau dạ dày không? 3 Lưu ý nên biết

2023-11-27 11:05:58

Đau dạ dày có được ăn măng không bởi măng là nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn tại nhiều địa phương. Tuy nhiên người mắc bệnh dạ dày cần tuân thủ thực đơn ăn uống nghiêm túc, khoa học để bảo vệ chức năng từ cơ quan tiêu hóa này. Vậy nên vấn đề có nên ăn măng được không khi đau dạ dày được nhiều khách hàng quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời của thắc mắc trên ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

I - Các thành phần có trong cây măng

Măng tre là một phần thuộc cây tre sau khi đã lọc phần vỏ cứng bên ngoài để giữ lại búp non phía trong. Phần măng sau khi sơ chế được luộc, nấu canh, xào hoặc ngâm chua ngọt để sử dụng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, măng là thực phẩm chứa lượng chất xơ cực lớn đi kèm với đó là vitamin nhóm A, E, B6 và khoáng chất canxi, magie, kali, đồng, kẽm. Dựa trên các dưỡng chất có trong măng mà nguyên liệu này được nhận định có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Măng giàu chất xơ nên giảm lượng cholesterol không tốt trong máu và hạn chế chứng táo bón cực tốt. Chất xơ từ măng còn đẩy nhanh hoạt động vận chuyển thức ăn để hệ tiêu hóa vận hành ổn định. Ngoài ra, ăn măng khoa học còn giúp đẹp da, cân bằng huyết áp và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh.

đau dạ dày có được ăn măng không?

Măng là nguyên liệu chứa nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi khác

II - Đau dạ dày có nên ăn măng không?

Măng là nguyên liệu giàu dưỡng chất và dễ dàng kết hợp với các thực phẩm khác để tạo ra món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên đối tượng bị đau dạ dày nên hạn chế ăn măng bởi những lý do sau:

  • Măng làm vết loét dạ dày lan rộng và gây đau đớn hơn: Trong măng chứa thành phần glucozit, khi đi vào dạ dày sẽ thủy phân và sản sinh ra HCN (xyanua) âm thầm làm bào mòn dạ dày. Ngoài ra, chất cyanide taxiphyllin có trong măng sẽ gây ngộ độc nếu người bệnh chế biến không đúng cách.
  • Măng bào mòn niêm mạc: thành phần của măng chứa acid cyanhydric - chất gây kích thích lớn tới lớp niêm mạc khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng.
  • Măng làm tăng biểu hiện đau dạ dày, ợ chua, chướng bụng… vì lượng chất xơ quá mức ở măng thường tồn đọng lâu ở dạ dày gây khó tiêu.
  • Măng muối có thể làm tăng sinh vi khuẩn có hại trong dạ dày, làm cho chứng viêm loét dạ dày ngày càng diễn biến trầm trọng hơn.

Thông thường, việc ăn nhiều măng, ăn thường xuyên sẽ khiến người bị bệnh dạ dày dễ gặp phải phản ứng đau bụng dữ dội, nôn ói, chướng bụng… Ở những trường hợp diễn biến nặng, việc ăn măng có thể gây ra ngộ độc, kéo theo đó là đe dọa tính mạng. 

đau dạ dày có ăn măng được không

Măng chứa các hoạt chất gây nguy hại hoặc bào mòn niêm mạc dạ dày

III - Ngoài đau dạ dày, đối tượng nào không được ăn măng

Không chỉ người bị đau dạ dày cần dè chừng và hạn chế ăn măng để tránh tổn hại đến sức khỏe của cơ quan tiêu hóa này. Bên cạnh đó, các trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên sử dụng măng kẻo tổn hại sức khỏe:

  • Trẻ ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì trẻ nên gia tăng đa dạng các nhóm chất khác nhau trong đó có chất xơ. Tuy nhiên măng không phải lựa chọn lý tưởng cho trẻ tuổi dậy thì vì axit oxalic từ măng sẽ ngăn chặn có thể thu nạp khoáng chất như kẽm, magie…
  • Người đang mắc bệnh sỏi thận: Theo đó nồng độ canxi, acid tồn tại trong măng được nhận định khó đào thải. Các đối tượng khi bị sỏi thận thì chức năng của thận đang suy yếu, nếu liên tục lọc bỏ lượng chất dư thừa trong măng sẽ tổn thương thận trầm trọng hơn.
  • Người đang mang thai: Lượng acid cyanhydric trong măng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc là sinh non. Hoạt chất này có xu hướng đẩy thai ra ngoài hoặc khiến nhau thai không bám chắc ở tử cung gây nguy hiểm cho thai phụ.
  • Người bị xơ gan, khó tiêu: không nên ăn nhiều măng vì sẽ làm triệu chứng khó tiêu thêm nặng nề.
  • Người bị cao huyết áp: Việc ăn măng thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới sự lưu thông của máu, gây nóng trong, thậm chí là làm tăng huyết áp đột ngột và đe dọa tính mạng.
  • Người bị gout: Ăn măng đặc biệt là măng ngâm sẽ khiến người bệnh liên tục đối diện với cơn đau nhức trầm trọng do nồng độ axit uric trong máu gia tăng.
  • Người bị tiểu đường: Các đối tượng mắc tiểu đường không nên ăn măng vì làm cản trở đến hiệu quả của thuốc trị bệnh khiến hệ cơ quan trong cơ thể chịu tác động lớn.
  • Người đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, người có sức khỏe kém (ví dụ như người cao tuổi)... cũng không nên bổ sung măng quá nhiều trong chế độ ăn.
  • Người hay dùng thuốc aspirin: không nên duy trì thói quen ăn quá nhiều măng vì sẽ làm bao tử bị kích thích, dẫn tới sự tổn thương tại khu vực dạ dày.
các đối tượng không nên ăn măng

Các đối tượng mắc bệnh gout nên hạn chế ăn măng kẻo đối diện với cơn đau trầm trọng

IV - Ăn măng đúng cách để tránh đau dạ dày

Người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn măng để tránh niêm mạc dạ dày bị bào mòn nghiêm trọng. Tuy nhiên người mới chớm đau dạ dày vẫn có thể ăn măng nhưng cần ăn đúng cách, khoa học theo các lưu ý dưới đây:

  • Trần măng trước khi chế biến: Măng sau khi rửa nhiều lần với nước thì bắc nồi nước lên bếp và luộc măng trong thời gian 10 - 15 phút để loại bỏ độc tố. Sau khi luộc măng cần rửa lại với 2 - 3 lần nước để các chất gây hại ở măng không chuyển hóa thành HCL tổn hại dạ dày.
  • Hạn chế việc ăn nhiều măng tươi: Bởi lượng lớn chất xơ trong măng khi đi vào cơ thể sẽ thừa chất, ruột không chuyển hóa kịp gây bít tắc. Thậm chí, có nhiều đối tượng phải nhập viện để xử lý tổn thương ruột do ăn nhiều măng.
  • Không hoặc hạn chế tối đa việc ăn măng ngâm chung với dấm ớt: Bởi món ăn này tích hợp độ chua của măng và độ cay của ớt nên rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau dạ dày bộc phát trầm trọng hơn. Chưa kể, măng ngâm chưa đủ thời gian còn dễ tích cyanide, khi người bệnh ăn sẽ gây hại cho cơ thể.

Trước băn khoăn của khách hàng về việc “đau dạ dày có được ăn măng không?” chứng tôi đã giải đáp chi tiết, khách quan ở bài viết. Vậy nên để tránh tác động xấu tới sức khỏe dạ dày người bệnh nên hạn chế ăn măng trong thời gian dài. Nếu muốn sử dụng măng cần chọn món ăn phù hợp, chế biến đúng cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Bài viết liên quan

  • Bị trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?
    Bị trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?

    Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa đang có tỷ lệ gia tăng đáng lo ngại hiện nay, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp điều trị góp ph...

  • Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?
    Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?

    Từ lâu bột sắn dây được biết đến như một loại đồ uống thanh nhiệt trong những ngày nóng nực và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách đúng liều...

  • Trào ngược dạ dày có nên ăn cá không?
    Trào ngược dạ dày có nên ăn cá không?

    Chế độ ăn uống hằng ngày có ảnh hưởng đến căn bệnh dạ dày. Việc lựa chọn không đúng loại thực phẩm sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng hơn. Nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn cá k...

  • Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?
    Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

    Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, vậy nên việc lên thực đơn ăn uống cho những người mắc bệnh lý này luôn cần được chú trọng. Lựa chọn món ăn không phù hợp sẽ khiến cơn đau khó...

  • Giải đáp: Cây thuốc dòi trị dạ dày có hiệu quả không?
    Giải đáp: Cây thuốc dòi trị dạ dày có hiệu quả không?

    Bệnh dạ dày là căn bệnh khiến nhiều người thấy lo lắng do có nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong dân gian có lưu truyền các bài thuốc từ dược liệu dòi đượ...

  • Trào ngược dạ dày ăn ổi được không?
    Trào ngược dạ dày ăn ổi được không?

    Trào ngược dạ dày ăn ổi được không? là câu hỏi mà nhiều người mắc phải căn bệnh này thắc mắc. Ổi có vị thơm thanh mát và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại quả này liệu c...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ