I - Công dụng của dưa lê đối với sức khỏe
Dưa lê là giống quả có vỏ mịn, vị ngọt thanh có tính hàn nên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong dưa lê chứa lượng dưỡng chất cực lớn như kali, đạm, tinh bột, chất xơ cùng vitamin nhóm C, K, B… Ngoài ra, dưa lê chứa lượng lớn chất chống oxy hóa mang đến công dụng hữu ích cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gian, dưa lê là loại quả lành tính có nhiều tác dụng tuyệt vời như:
- Giảm huyết áp: Lượng natri, kali trong dưa lê có thể giúp cho cơ thể kiểm soát huyết áp đồng thời phòng ngừa hệ lụy tiêu cực có thể xuất hiện khi huyết áp tăng.
- Cải thiện sức khỏe của xương: Folate trong dưa lê có thể giảm được mật độ khoáng xương. Từ đó đáp ứng sức khỏe xương thông qua việc đảm bảo homocysteine trong cơ thể ở mức an toàn. Ngoài ra vitamin K, magie của dưa lê có nhiệm vụ liên kết và củng cố xương chắc khỏe.
- Ổn định lượng đường trong máu: dưa lê có lượng carbs làm tăng lượng đường nhưng chất xơ từ dưa lê có khả năng điều chỉnh đường huyết cực tốt.
- Giữ nước cho cơ thể: Dưa lê chứa tới 90% chất điện giải (kali, canxi, magie) nước. Vì vậy ăn dưa khi đang ốm hoặc sau khi tập luyện là cách cung cấp nước bị thâm hụt cho cơ thể hiệu quả.
- Tăng miễn dịch: Lượng vitamin C tồn tại trong dưa lê là khá cao từ đó nâng cao đề kháng cho cơ thể. Vậy nên ăn dưa lê giúp cơ thể thu nạp các chất tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ từ dưa lê có thể làm chậm lại phản ứng của đường huyết, tăng sinh lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
- Tốt cho mắt: Các chất lutein, zeaxanthin có trong dưa lê có thể giảm sự ảnh hưởng của tuổi tác đối với thị lực.
- Giúp làm đẹp da: Ăn dưa lê khoa học là cách bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể. Từ đó giúp giảm sự tác động tiêu cực của môi trường đối với da, cho làn da của chị em sáng khỏe tự nhiên.
Dưa lê chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe mọi người
II - Đau dạ dày có ăn được dưa lê không?
Nghiên cứu cho thấy dưa lê lành tính, tốt cho người bị dạ dày. Tuy nhiên khi ăn dưa lê người bệnh nên bỏ hạt vì phần hạt có tính chất cứng sẽ cọ xát với niêm mạc làm cho vết loét nghiêm trọng hơn.
Các nghiên cứu chứng minh, ăn dưa lê giúp người bệnh đào thải chất lỏng dư thừa tồn tại trong dạ dày từ đó giảm chứng trào ngược axit hoặc viêm dạ dày. Mặt khác, dưa lê giúp loại bỏ ký sinh trùng "cư trú" trong dạ dày, ngăn ngừa bệnh tiêu hóa nhanh chóng.
Dưa lê tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa người bệnh dạ dày nên sử dụng liên tục. Bạn nên ăn dưa lê không quá 100g mỗi ngày và mỗi lần chỉ nên thưởng thức dưới 50g dưa lê.
Mặt khác khi chọn mua dưa lê người dùng nên chú trọng đến nguồn gốc và chất lượng. Không nên ăn dưa lê không rõ xuất xứ, dưa lê bị hỏng khiến các vi khuẩn gây hại nhanh chóng xâm nhập vào dạ dày.
Khi ăn dưa lê nên bỏ hạt để tránh hạt dưa cọ xát lên niêm mạc dạ dày
III - Ngoài dưa lê, đau dạ dày nên ăn dưa gì?
Người đau dạ dày có thể sử dụng dưa lê trong thực đơn hàng ngày, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo các giống dưa khác như:
1. Dưa lưới
Dưa lưới có lớp vỏ sần sùi, gồm 2 màu xanh hoặc vàng và đi kèm với vị ngọt thanh. Trong dưa lưới có lượng lớn vitamin C - chất kháng viêm cực tốt giúp hạn chế bệnh viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, phytochemical trong dưa lưới có khả năng kháng viêm còn enzyme Superoxide Dismutase giúp loại bỏ căng thẳng hiệu quả. Việc này giúp người bệnh hạn chế tối đa các nhân tố tấn công đến cơ quan tiêu hóa đặc biệt là dạ dày.
2. Dưa bở
Dưa bở chứa các hoạt chất như vitamin C, vitamin K, kali, magie và chất chống oxy hóa beta-carotene… Các chất xuất hiện trong dưa bở giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động linh hoạt, hiệu quả.
Dưa bở còn sở hữu lượng chất xơ phong phú làm tăng khả năng tiết chế đường huyết trong cơ thể. Đồng thời tạo điều kiện cho nhu động ruột vận hành trơn tru, tăng sinh lợi khuẩn đường tiêu hóa.
Dưa bở có tính chất mềm mịn nên giảm áp lực cho dạ dày cực tốt
3. Dưa gang
Dưa gang có vỏ màu vàng nhạt, quả hình bầu dục, vị nhạt hơn so với dưa lưới. Trong dưa gang không chứa chất béo mà chủ yếu là nước cùng các vitamin, khoáng chất quan trọng như vitamin A,C, B9; kali, choline…
Dưa gang sở hữu các chất tốt cho cơ thể nên có khả năng xoa dịu cảm giác nóng rát tại dạ dày. Đồng thời cân bằng dịch vị axit tại dạ dày từ đó giảm hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng nhanh chóng. Tuy nhiên để dưa gang phát huy công dụng tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100g dưa gang/ngày.
Bài viết đã giúp mọi người có góc nhìn chi tiết về câu hỏi "đau dạ dày có nên ăn dưa lê không". Dựa trên những phân tích khách quan đó, người bệnh dạ dày hãy sử dụng dưa lê khoa học trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Điều ngày giúp người bệnh kiểm soát chứng bệnh đồng thời loại bỏ nhanh cảm giác khó chịu tại khu vực dạ dày.