Đau dạ dày có ăn socola được không? Nên ăn thế nào?

2024-01-02 17:07:36

Đau dạ dày có nên ăn socola không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân đang lựa chọn các món ăn tốt cho đường tiêu hóa. Socola là món ăn được quan tâm vì có hương vị độc đáo, hòa quyện hoàn hảo giữa vị đắng và ngọt khiến biết bao người say mê. Vì vậy việc sử dụng socola ở thời điểm mắc bệnh đau dạ dày có phù hợp không sẽ được giải đáp ở bài viết.

I - Đau dạ dày có nên ăn socola không?

Socola là món ăn được chế biến từ bột và bơ ca cao đi kèm với nhiều nguyên liệu khác tạo nên hương vị ngọt ngào, thơm ngất ngây. Vậy các đối tượng mắc chứng bệnh đau dạ dày có nên ăn socola được không?

Theo đó người bệnh dạ dày có thể ăn socola nhưng cần sử dụng với định mức hạn chế. Bạn chỉ nên ăn socola tối đa 21 - 2 lần/tuần với liều lượng mỗi lần khoảng 2 - 3 gr.

Đối với các trường hợp có triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng, cơ địa yếu kiêng dùng chocolate và chế phẩm từ socola. Việc ăn socola ở giai đoạn này khiến cơn đau dạ dày diễn ra liên tục, phát sinh hiện tượng trào ngược axit trầm trọng.

đau dạ dày có nên ăn socola không

Người bệnh dạ dày nên sử dụng chocolate khoa học, đúng định lượng

II - Tác động của socola đến bệnh đau dạ dày

Người bệnh dạ dày có thể ăn socola bình thường nhưng cần dùng ở mức độ hợp lý. Nếu người bệnh ăn quá nhiều socola sẽ gây phản ứng tiêu cực đến dạ dày cụ thể như sau:

1. Socola - nhân tố gây trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược xuất hiện khi nồng độ axit tại dạ dày dư thừa sau đó đẩy ngược lên thực quản gây chứng ợ hơi, nóng rát. Sở dĩ ăn socola gây chứng trào ngược do trong hạt cacao (nguyên liệu làm socola) có chứa lượng lớn theobromide.

Theobromide được nhận định là chất kích thích làm cho cơ vòng tại thực quản bị nới rộng. Khi đó axit dư thừa ở dạ dày dễ dàng vượt qua cơ vòng đẩy ngược lên trên tạo nên cơn trào ngược khó chịu.

Mặt khác, socola được tạo ra từ các nguyên liệu có lượng chất béo lớn. Khi cơ thể nhận nhiều chất béo khiến dạ dày không tiêu hóa kịp gây chứng khó tiêu. Lúc này dạ dày co bóp liên tục đồng nghĩa sản sinh axit quá mức sai đó đẩy ngược về phía thực quản.

2. Socola có nhiều chất làm tăng dịch vị dạ dày

Ăn quá nhiều socola sẽ khiến cơ thể phải tiếp nhận lượng lớn hợp chất N-alkanol-5-hydroxytryptamine… Nhóm axit này thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều dịch vị hơn bình thường. Khi axit dịch vị dư thừa sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn nhanh kéo theo cơn đau dạ dày nghiêm trọng. 

đau dạ dày ăn socola được không

Socola chứa các thành phần khi ăn nhiều sẽ tăng dịch vị dạ dày

3. Ăn socola gây chướng bụng, khó tiêu

Socola và chế phẩm được tạo ra từ cacao đi kèm với các nguyên liệu như sữa, kem béo, chất điều vị, đường. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày khi tiếp nhận các hoạt chất sẽ tích tụ khí, lên men gây hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy.

Dựa trên các nghiên cứu thì cơ địa nhiều người châu Á không thể thu nhận lactose từ sữa. Việc tổn thương ruột non hoặc yếu tố bẩm sinh khiến họ không có enzyme lactase (chất giúp biến đổi lactose) khiến lượng đường dư thừa ở dạ dày gây chướng bụng.

4. Dùng nhiều socola tăng co thắt dạ dày

Caffeine tồn tại trong socola là tác nhân chính gây ra cơn co thắt mạnh mẽ, liên tục bên trong dạ dày. Điều này khiến cho người bệnh phải chịu đựng sự đau thắt từng cơn ở vùng bụng, hay chứng chướng bụng…

Vì thế, nếu như bạn tiêu thụ socola càng nhiều, tần suất co thắt sẽ càng tăng tại khu vực dạ dày. Ngoài ra, caffeine có khả năng chi phối đến hoạt động của các chất dẫn truyền bên trong thần kinh làm cho cơ quan này trở nên nhạy cảm.

Do đó nếu cơ thể bạn thu nhận quá mức caffeine sẽ làm cho thần kinh bị căng thẳng kéo dài. Trạng thái tinh thần stress, căng thẳng dài ngày dễ tiết ra hormone làm hại niêm mạc dạ dày, tăng sự co thắt thực quản khiến bệnh trở nặng.

cách ăn socola cho người bệnh dạ dày

Trong sosola chứa caffeine nên khi ăn nhiều sẽ tăng co thắt dạ dày

5. Dễ gây hiện tượng dị ứng

Ăn nhiều chocolate còn khiến cơ thể bị dị ứng làm cản trở đến chức năng của dạ dày. Trong socola chứa nhiều sữa, kem béo nên cơ thể dễ phản ứng với alpha protein S1-casein từ sữa. 

Lúc này cơ thể tiếp nhận thông tin: protein từ sữa là yếu tố làm tổn hại đến sức khỏe. Cơ thể sẽ tích cực sản sinh kháng thể IgE để cân đối nồng độ protein từ sữa nhằm ổn định sức khỏe. 

Quá trình loại bỏ protein từ sữa của kháng thể IgE diễn ra theo vòng lặp tuần hoàn. Việc này làm cho cơ quan miễn dịch sản sinh nhóm chất trung gian và histamin khiến cơ thể bị dị ứng nghiêm trọng.

III - Mẹo ăn socola đúng cách cho bệnh nhân đau dạ dày

Socola khi được sử dụng khoa học, hợp lý sẽ không gây hại đến chức năng dạ dày. Để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa thì người bệnh nên cân nhắc các vấn đề sau:

  • Tránh ăn socola đóng hộp: Các sản phẩm chocolate đóng hộp chứa nhiều đường, sữa khiến cơ thể dễ tăng cân, chướng bụng, tiêu hóa kém. 
  • Nên ăn socola sau khi kết thúc bữa ăn để hạn chế axit dịch vị tăng nhanh gây tổn hại lớn đến lớp niêm mạc.
  • Ưu tiên các sản phẩm socola nguyên chất, socola đen vì có chứa lương cacao cao lớn giúp cơ thể hạn chế thu nạp đường, sữa.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn socola: Đây chính là cách cần thiết để bạn tránh được những hệ lụy tiêu cực của socola đối với dạ dày. Bạn nên ăn theo cách chỉ dẫn ở trên đó là dùng dưới 3g/lần và không ăn quá 2 lần một tuần.

Mặt khác, nếu đã bị bệnh dạ dày, bạn cũng nên tránh xa những loại thực phẩm giàu đường, nhiều sữa… Thay thế chúng bằng những thực phẩm lành mạnh như hoa quả tươi, hay rau xanh…

đau dạ dày nên ăn socola gì

Đau dạ dày nên chọn socola nguyên chất hoặc socola đen

Việc "đau dạ dày có nên ăn socola không" đã được sáng tỏ ở nội dung bài viết trên. Nếu mắc bệnh dạ dày bạn hãy đảm bảo ăn socola đúng cách theo chỉ dẫn để bảo vệ chức năng dạ dày và tránh bệnh trở nặng. Ngoài ra cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và giúp bệnh dạ dày chuyển biến tích cực.

Lên đầu trang
Loading