Đau dạ dày có uống cà phê được không?

2022-12-02 08:49:47

Cà phê là loại thực phẩm có chứa chất kích thích, nếu lạm dụng quá đà sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vậy người đau dạ dày có uống cà phê được không? Nếu muốn uống cà phê để không gây tác động xấu cho dạ dày, cần lưu ý những gì?

I - Đau dạ dày có nên uống cà phê không?

Cà phê là thức uống hấp dẫn trên thế giới với mùi thơm đặc trưng và cách pha chế khác nhau. Cafe giúp người dùng cảm thấy tỉnh táo, tinh thần được cải thiện, tuần suất công việc được tăng cường. Vì thế cà phê là thức uống thơm ngon được nhiều tín đồ lựa chọn trong sinh hoạt hoặc các buổi gặp gỡ thường ngày.

Vậy đau dạ dày có uống được cà phê hoặc cà phê sữa không? Theo khuyến cáo, người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng cà phê để tránh bệnh trở nặng. Cà phê có chứa lượng lớn caffeine khiến nồng độ axitt và dịch vị từ dạ dày tăng lên nhanh chóng.

Khi đó các vết loét trong niệm mạc dạ dày phát triển rộng, thậm chí xuất hiện triệu chứng xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, cà phê còn kích thích trực tiếp đến thành ruột non gay ra chứng tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích nguy hiểm.

Hiện nay nhiều người chuyển sang uống cà phê decaf vì không ảnh hưởng dạ dày thậm chí còn giảm cơn đau bụng. Thực tế lại cho thấy, cà phê decaf không có caffeine nhưng vẫn tồn tại các loại axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamid. Các chất này khiến axit dạ dày tăng nhanh và đi kèm với tình trạng co thắt ruột nguy hiểm.

đau dạ dày uống cà phê được không

Người đau dạ dày nên tránh dùng cà phê để tránh tổn hại đến sức khỏe

II - Tại sao đau dạ dày không nên uống cà phê?

Bị đau dạ dày không nên sử dụng cà phê bởi chúng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến người bệnh. Sở dĩ nên tránh dùng cà phê bởi trong thành phần của chúng có các chất như:

1. Caffein trong cà phê gây hại đến dạ dày

Đây là chất có sẵn trong cà phê giúp thần kinh được tác động đem lại trạng thái tỉnh tỉnh táo. Tuy nhiên caffein không chỉ kích thích tinh thần mà còn gia tăng co thắt đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu còn khẳng định caffein còn làm tăng dịch axit trong dạ dày gây nên vết loét khiến dạ dày khó chịu.

2. Axit cà phê cao tạo ra các ổ loét lớn ở niêm mạc

Ngoài caffein thì axit trong cà phê cũng đóng một vai trò thúc đẩy cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Trong cà phê xuất hiện lượng axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide cao khiến dịch vị từ dạ dày sản sinh nhanh chóng. Nhóm axit này tiến hành tiêu hủy thức ăn để tiến đến ruột đồng thời gia tăng chứng ợ nóng, ợ hơi cho dạ dày.

3. Các thành phần đi kèm gây rối loạn tiêu hóa

Không chỉ 2 thành phần trên mới xuất hiện cơn đau dạ dày, mà các chất khác đi kèm như sữa, kem, đường cũng có thể khiến tình trạng đau dạ dày xảy ra. Trong trường hợp, cơ thể không dung nạp lactose thì việc sử dụng các thành phần này sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

KHÁM PHÁ NGAY: Đau dạ dày ăn mít có sao không?

đau dạ dày uống cà phê được không

Cà phê chứa các chất kích thích dẫn đến cơn đau dạ dày trầm trọng

4. Tanin có trong cà phê gây thiếu máu ở dạ dày

Tanin tồn tại ở cà phê dưới dạng hợp chất polyphenol làm cản trở quá trình thu nhận sắt trong cơ thể. Khi nồng độ sắt bị thụt giảm sẽ gây nên trạng thái thiếu máu làm cản trở hoạt động của hệ thống cơ quan trong đó có dạ dày. Thiếu máu trong thời gian dài khiến cơn đau dạ dày bùng phát mạnh, ổ loét ở niêm mạc trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, khi dùng nhiều cà phê sẽ khiến cơ thể mất ngủ kéo dài, đi vệ sinh liên tục. Việc này cản trở hoạt động của não bộ, quá trình trao đổi chất khiến dạ dày phải co bóp hết công suất.

III - Chia sẻ cách uống cà phê cho người đau dạ dày

Để thưởng thức cà phê mà không gây đau dạ dày mọi người nên lựa chọn liều lượng, thời gian sử dụng là loại cà phê để uống. Dưới đây là bật mí của chúng tôi dành cho mọi người về cách uống cà phê không gây hại đến dạ dày:

  • Người mới bắt đầu sử dụng cà phê nên uống theo từng ngụm nhỏ để tránh việc dạ dày chưa kịp thích ứng, giúp dạ dày dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, tránh uống cà phê khi bụng đang đói, vì trong cà phê vừa có chất caffein vừa có chất axit vì vậy, uống cùng khi đang ăn hoặc trong lúc bụng không đói sẽ giúp thức ăn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Rang cà phê cho đến khi có màu sẫm: Việc rang cà phê ở nhiệt độ cao sẽ giúp giảm được tính axit trong nó, nên việc rang cà phê đến khi chuyển màu sẫm hơn thì axit có thể được giảm đi nhiều hơn so với hạt cà phê rang nhạt màu.
  • Uống cà phê lạnh: Trong một quá trình nghiên cứu cho rằng cà phê lạnh có nồng độ axit ít hơn cà phê nóng.
  • Chọn loại cà phê có bã lớn: Đối với bã cà phê nhỏ có thể chiết xuất được nhiều axit hơn trong quá trình pha cà phê, nên nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê làm từ bã lớn có thể tiết axit ít hơn.
Trong trường hợp nếu cơ thể bạn không dung nạp được đường sữa khiến dạ dày cảm thấy khó chịu, có thể chuyển sang một loại sữa khác có nguồn gốc thực vật, cụ thể như sữa đậu nành, sữa được chế biến từ các loại hạt.

NÊN BIẾT: Đau dạ dày có ăn được rau muống không?

lưu ý khi uống cà phê cho người đau dạ dày

Cần tạo dựng thói quen uống cà phê khoa học để không gây hại sức khỏe

IV - Gợi ý nước uống thay thế cà phê tốt cho dạ dày

Về bản chất, người đau dạ dày khi uống cà phê sẽ khiến bệnh phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Vì vậy để duy trì tỉnh táo và tốt cho dạ dày thì người bệnh nên tìm loại thức uống thay thế. Dưới đây là một số lựa chọn dành cho người bệnh:

1. Uống trà thảo dược

Trà là thức uống giúp duy trì tinh thần tỉnh táo, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Mặt khác các thảo mộc pha trà chủ yếu từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính, không tổn hại đến chức năng dạ dày.

Các loại trà gừng, trà cam thảo, trà hoa cúc, trà nghệ, trà bạc hà là lựa chọn lý tưởng dành cho người bệnh. Các hoạt chất chứa trong nhóm trà này có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn giúp dạ dày vận hành trơn tru, giảm chứng ợ hơi, ợ nóng nhanh chóng

2. Nước chanh ấm

Chanh là nguyên liệu giàu vitamin C giúp ngăn chặn những tổn thương tại dạ dày đồng thời củng cố chức năng miễn dịch. Từ đó có thể đủ sức chống lại các vi khuẩn, virus gây hại trong đó có vi khuẩn HP - nhân tố gây loét dạ dày.

Bạn cần chuẩn bị 200 - 300ml nước ấm sau đó cho 1/2 nước cốt chanh vào cốc nước. Có thể cho thêm gừng tươi hoặc lá bạc hà để tăng hương vị cho nước uống.

nước chanh ấm

Dùng nước chanh ấm tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa

3. Nước giấm táo

Nước giấm táo là lựa chọn thay thế cà phê giúp cải thiện sức khỏe mà còn tốt cho dạ dày. Thành phần giấm táo là các nhóm axit yếu như acid acetic, acid lactic giúp cơ thể bù đắp lượng axit tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động chuyển hóa thực phẩm.

Mặt khác, giấm táo giảm kích thích tại dạ dày, hạn chế hiện tượng trào ngược axit khó chịu. Người bệnh có thể dùng giấm táo để cải thiện cơn đói, ổn định đường huyết và hỗ trợ chức năng gan vận hành hiệu quả.

4. Kombucha

Trà kombucha là thức uống tốt cho hệ tiêu hóa vì đặc tính lên men sản sinh acid lactic và acid axetic. Khi đó niêm mạc ruột được cung cấp các lợi khuẩn sống có lợi giúp cải thiện đường ruột, ổn định môi trường ở dạ dày cực tốt. Dùng trà kombucha người bệnh dạ dày không cần dùng thêm đường hoặc các loại gia vị tạo ngọt nào khác.

ĐỌC CHẬM: Đau dạ dày ăn kem được không?

Vấn đề băn khoăn của khách hàng "đau dạ dày có uống được cà phê không" được giải đáp cụ thể nhất. Hy vọng mọi người khi thưởng thức cà phê cần tuân thủ đúng hướng dẫn để hạn chế cơn đau dạ dày. Ngoài ra, có thể tham khảo các loại nước uống khác tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe người bệnh.

Lên đầu trang
Loading