Người đau xương khớp có ăn được măng không?

2023-10-19 14:06:49

Măng là một nguyên liệu giúp bữa cơm hằng ngày trở nên đa dạng và phong phú hơn. Song, măng cũng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa giúp giảm đau xương khớp tương đối tốt. Tuy nhiên, một số người cho rằng măng có chứa độc tố và gây hại cho cơ thể. Vậy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem người bị đau xương khớp có thật sự ăn được măng không?

I - Bị đau xương khớp ăn măng có sao không?

Măng là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, được thấy nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình Việt Nam. Với độ giòn, dễ ăn lại nhiều chất dinh dưỡng, thành phần cyanide khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid cyanhydric, sẽ tác động với quá trình lưu thông lượng oxy trong máu, có nguy cơ cao làm cơn đau tăng lên. Vậy nên, đối với người bị đau xương khớp dùng nhẹ hay nặng cũng nên hạn chế ăn măng.

Ngoài ra, chất axit oxalic trong đó có thể làm mất dần đi khả năng hấp thụ và lưu giữ lượng canxi có trong cơ thể, quá trình hấp thu kẽm cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, ảnh hưởng tới không tốt tới xương khớp. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra được là măng có chứa nhiều độc tố, không được sơ chế đúng cách sẽ dễ bị ngộ độc, gây ra một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Chính vì vậy, đối với những ai bị đau xương khớp nên hạn chế ăn măng. Người cao tuổi với tình trạng xương khớp nặng hơn thì không nên ăn thường xuyên, còn với người trẻ tuổi bị đau xương khớp thì vẫn có thể bổ sung, tuy nhiên ăn với một lượng vừa phải (không ăn nhiều hơn 100g mỗi lần).

NÊN ĐỌC: Đau xương khớp có ăn được thịt bò không?

đau xương khớp ăn măng được không

II - Cách ăn măng an toàn, giảm tối đa độc tố cho người bị đau khớp

Như đã nhắc đến ở trên, măng chứa một một lượng độc tố tuy nhiên loại chất độc này có thể dễ dàng phân hủy nếu trước khi sử dụng bạn luộc măng, phơi khô hoặc ngâm chua.

Để giảm bớt độc tố ăn măng một cách an toàn thì chúng ta nên làm theo các bước sau:

  • Nếu bạn mua cả cây măng tươi, chưa được bóc lớp vỏ ngoài, thì trước tiên bạn cần gọt bỏ vỏ, đem đi rửa sạch, cắt lát thành miếng mỏng và ngâm với nước lạnh trong vòng 1 ngày (lưu ý trong quá trình ngâm không đậy nắp hay bất cứ vật gì lên để tránh độc tố không tản được ra ngoài).
  • Sau khi vớt ra, đem măng đi luộc sôi, vớt ra và tiếp tục luộc lần 2, luộc đến khi nào nước luộc măng không còn xuất hiện bọt và phần nước trong hơn. Khi đã luộc măng đạt được tiêu chuẩn trên thì vớt măng ra và rửa lại với nước.
  • Luộc xong, có thể đem đi phơi khô dưới nắng to, để bảo quan và dùng dần. Một vấn đề mà trước khi phơi bạn cần lưu ý, đó là không phơi măng khi không có nắng, có thể đem sấy bằng lò, tránh để trường hợp phơi măng không đủ nhiệt để hong khô gây ra tình trạng nấm mốc, thiu thối và lên men.
  • Nếu mang tươi không dùng luôn thì tốt nhất nên mang đi phơi khô và hút chân không để bảo quản, ngoài ra tìm nơi khô ráo, thoáng mát để có thể tránh nguy cơ nấm mốc khiến xuất hiện chất độc xấu hơn lúc ban đầu.

XEM NGAY: Cách dùng cây mật gấu chữa đau nhức xương khớp

đau xương khớp có thể ăn măng khô để giảm độc tố

III - Một số đối tượng khác không nên ăn măng

Măng được chế làm thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng không phải ai cũng ăn được, cần phụ thuộc vào thể trạng tại thời điểm đó, cụ thể một số đối tượng dưới đây được chỉ định là nên hạn chế ăn:

Trẻ đang tuổi dậy thì

Hàm lượng cellulose và axit oxalic là những thành phần dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu. Nếu 2 chất này kết hợp với canxi, sắt, kẽm thì sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu dung nạp quá nhiều sẽ có nguy cơ còi xương do thiếu hụt lượng canxi và trở nên chậm phát triển do thiếu kẽm.

Người đang đối mặt với bệnh sỏi thận

Với tình trạng này, axit oxalic kết hợp cùng với hàm lượng canxi trong cơ thể tạo thành sỏi thận, do đó, nếu bạn có tiền sử sỏi thận thì nên hạn chế ăn măng để tránh kích thích hình thành sỏi.

Người có bệnh liên quan tới dạ dày, chức năng gan, hệ tiêu hóa:

Măng vốn là một loại thực phẩm khó tiêu, vậy nên măng hấp thụ vào cơ thể sẽ dẫn tới cảm giác khó chịu làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Đối với người có tiền sử bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa trước đó, thì sau khi ăn măng sẽ thấy bụng đầy chướng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, nguy hiểm hơn có thể gây ra xuất huyết thành bụng.

Người phải dùng aspirin thường xuyên

Nếu bạn đang thường xuyên phải dùng aspirin và trong giai đoạn này bạn ăn măng để thay đổi khẩu vị thì có thể sẽ gây ra tình trạng kích ứng đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày. Nếu măng không được sơ chế đúng cách, trong măng vẫn tồn tại chất độc cyanide và sẽ càng tác động không tốt tới sức khỏe. Bạn cần luộc, ngâm, phơi trước khi ăn là cách loại bỏ độc tố hiệu quả nhất.

Mẹ bầu

Chất độc trong măng sau khi được hấp thụ vào dạ dày sẽ tác động tới men tiêu hóa và sẽ có nguy cơ xuất hiện một số triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn, đau bụng… Mỗi trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng và tần suất khác nhau, nhưng có một điểm chung là có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Người bệnh gout

Đối với người bệnh gout mà nói, một chế độ ăn khoa học là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, măng là một loại thực phẩm người bệnh không nên ăn vì có nguy cơ khiến chỉ số axit uric tăng mạnh trong máu và làm cho bệnh nặng hơn.

Hy vọng với câu trả lời ở trên đã giải đáp thắc mắc “đau xương khớp có ăn măng được không?” cho nhiều người đang quan tâm. Và với những chia sẻ về cách sơ chế trước khi ăn măng đã hướng dẫn, từ đó, chúc bạn bảo vệ sức khỏe một cách an toàn.

Lên đầu trang
Loading