Gan nhiễm mỡ có uống được cà phê không?

2023-12-13 08:42:50

Cafe là loại đồ uống có chứa hàm lượng cafein tương đối, nó giúp tinh thần của bạn được tỉnh táo, lấy lại năng lượng trong công việc. Tuy nhiên, vì có chứa chất gây nghiện nhẹ nên đôi khi dùng nhiều cafe có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy đối với người bị gan nhiễm mỡ thì có uống được cà phê không? Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.

I. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ chỉ tình trạng tích tụ quá nhiều chất béo hay mỡ ở trong lá gan. Một lá gan khỏe mạnh với chức năng hoạt động tốt khi chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo. Chất béo tích tụ trong gan trở thành vấn đề sức khỏe và được xác định mắc bệnh gan nhiễm mỡ khi chất béo chiếm hơn 5% trọng lượng gan của bạn.

Gan nhiễm mỡ phân loại theo nguyên nhân gây bệnh được chia ra thành: Gan nhiễm mỡ do rượu (ALD), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) - thường liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Chia theo mức độ bệnh thì có gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 hoặc 3. Gan nhiễm mỡ khi không chữa khỏi được triệt để để lâu dài chuyển biến nặng sẽ dễ dẫn đến bị viêm gan sau chuyển sang viêm gan mạn tính hoặc xơ gan cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.  

Vậy gan nhiễm mỡ có uống được cà phê không?

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và cho ra kết quả rằng, với những người bệnh đang đối mặt với tình trạng gan nhiễm mỡ việc uống 1 - 2 ly cà phê đen mỗi ngày sẽ có thể giảm bớt nguy cơ đối mặt với các vấn đề liên quan tới bệnh gan. 

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu khác trên một nhóm đối tượng gồm có 78% người thích và thường xuyên uống cà phê, 22% còn lại là những người không uống cà phê. Kết quả nghiên cứu đưa ra người uống cà phê có tỷ lệ mắc bệnh gan và có chỉ số gan nhiễm mỡ thấp hơn đáng kể. 

Gan nhiễm mỡ có uống được cà phê không?

>>> XEM THÊM: 7 biểu hiện nóng gan bạn cần lưu tâm

II. Vì sao uống cafe giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ?

Theo các chuyên gia đã nghiên cứu thành phần có trong cà phê thì hàm lượng lớn caffein trong loại đồ uống này khoảng từ 65 - 200mg/ khẩu phần một khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ làm giảm thấp nồng độ enzyme xấu ở gan và giúp ngăn hình thành các bệnh lý liên quan tới gan. Bên cạnh đó, nhưng hoạt chất tốt có trong cà phê cũng tác động tích cực ngăn chặn việc mỡ thừa trú ngụ tích lại trong gan cùng với tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu LDL cho cơ thể.

Thói quen uống cà phê mỗi ngày nhưng phải uống đúng cách thì mới có thể giúp người bệnh khắc phục được tình trạng gan nhiễm mỡ ALD. Cùng với đó, protein zonulin một chất đặc tính điều biến cực mạnh cũng có trong cà phê, hiệu quả làm giảm tính thẩm thấu qua ruột từ đó giúp giảm bớt sự hình thành những tác nhân gây hại tạo gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, trong cà phê còn có một số thành phần chất giảm thấp tỷ lệ tạo sẹo gan từ đó phòng được bệnh xơ gan và ung thư gan nguy hiểm.

Cà phê chính là kết luận từ nghiên cứu mà các nhà khoa học chỉ ra như một cách kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp giảm bớt gánh nặng cho chức năng cũng như sức khỏe của lá gan. Cà phê chính là một gợi ý tuyệt vời cho những ai có sở thích uống cà phê đồng thời muốn cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu chỉ với mục đích cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ thì bạn có thể lựa chọn uống cà phê bình thường hoặc ngay cả các loại cà phê không có chứa caffein đều có công dụng chữa bệnh.

Gan nhiễm mỡ có uống được cà phê không

Cà phê chứa hàm lượng lớn caffein, protein zonulin giảm thấp nồng độ enzyme xấu ở gan, ngăn cản tác nhân gây hại tạo gan nhiễm mỡ...

>>> XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 2 có chữa khỏi được không?

III. Uống cà phê như thế nào để tốt cho gan?

Khi cà phê được uống và dùng đúng cách bạn sẽ không cần phải lo lắng loại đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Biết cách dùng cà phê sẽ giúp giảm hàm lượng mỡ trong gan hiệu quả. Còn nếu bạn lạm dụng và uống cà phê sai cách sẽ gây phản tác dụng và tác động xấu đến sức khỏe của bạn, gợi ý bạn lời khuyên từ chuyên gia về người bị gan nhiễm mỡ uống cà phê như sau:

1. Lựa chọn cà phê chất lượng, xuất xứ rõ ràng

Hiện nay, trên thị trường nhiều cơ sở sản xuất buôn bán cafe trái phép, không đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đã đưa nhiều hóa chất, kim loại nặng, độc… bỏ vào cà phê với mục đích để kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này sẽ làm hư hại đến gan, khiến gan suy giảm chức năng tác động không nhỏ đến sức khỏe. Chính vì vậy, việc bạn cần làm là chọn loại cà phê có thương hiệu uy tín, nguyên chất, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được cà phê không bị lẫn tạp chất khác, phẩm màu gây hại...

2. Tránh sử dụng cà phê có đường

Việc cho thêm đường sẽ giúp cà phê dễ uống hơn và tăng thêm mùi vị thơm ngon. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều đường thì thật không tốt chút nào, việc này sẽ thúc đẩy tế bào sản xuất nhiều insulin hơn ở trong tụy. Thêm nữa, lượng đường cao lại dẫn tới nồng độ glucose kéo theo cũng cao dẫn tới hậu quả gia tăng rủi ro bị tiểu đường, thừa cân béo phì. Nếu bạn có ý định thay đường bằng sữa thì đây cũng là điều không nên vì trong sữa cũng chứa đường và chất béo không tốt cũng làm tăng đường huyết và mỡ trong gan.

3. Không nên uống cà phê quá nhiều trong ngày

Các chuyên gia khuyên bạn rằng không nên uống quá nhiều cà phê trong ngày. Cụ thể hơn là chỉ nên uống tối đa 2 cốc cà phê một ngày để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

4. Cà phê không nên pha quá đậm đặc

Cà phê pha đậm sẽ khiến bạn có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề như huyết áp tăng cao, tác động xấu đến nhịp tim, hay bị cảm giác nôn nao, mất ngủ, mất tập trung, chân tay rủn rẩy, người thấy bất an... Đặc biệt đối với những ai đang mắc nền sẵn như bệnh mạch vành, cao huyết áp sẽ gây ra đợt thắt ngực đau đột ngột.

5. Không nên uống cà phê vào buổi tối

Uống cà phê gần với thời gian đi ngủ sẽ kích thích thần kinh bạn tỉnh táo, từ đó gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ cả đêm. Trong khi đó người bệnh gan nhiễm mỡ cơ thể lại cần được nghỉ ngơi đúng giờ để phục hồi sức khỏe cũng như chức năng gan để việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể đạt được kết quả tối ưu.

Hy vọng qua bài viết trên, bản thân bạn hay người thân đang thắc mắc gan nhiễm mỡ có uống được cà phê không đã có được đầy đủ thông tin cần thiết về tác dụng của cà phê cải thiện bệnh như thế nào. Ngoài ra, bạn nên thăm khám thường xuyên để theo dõi được tình hình chuyển biến bệnh cũng như được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Lên đầu trang
Loading