Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

2024-01-26 15:45:14

Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn trung gian của bệnh, đánh dấu sự tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Nhận thức được tầm quan trọng này, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe gan và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

I. Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 2

1. Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?

Gan nhiễm mỡ được cho là hiện tượng mỡ tích tụ trong gan và chiếm trên 5% trọng lượng của gan (Theo Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ AASLD). Đi cùng với gan nhiễm mỡ, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tiểu đường… nghiêm trọng hơn có khoảng 20% trường hợp có nguy cơ chuyển biến bệnh thành tình trạng xơ gan. Gan nhiễm mỡ là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến xơ gan, một bệnh lý gan mãn tính nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư gan. Trường hợp người bệnh đối mặt với tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 có nghĩa là lượng mỡ chiếm từ 10% - 25% trọng lượng gan.

  • Gan nhiễm mỡ độ 1: tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 5-10% tổng khối lượng gan.
  • Gan nhiễm mỡ độ 2: tỷ lệ mỡ trong gan chiếm 10-25% tổng khối lượng gan.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: tỷ lệ mỡ trong gan chiếm trên 30% tổng khối lượng gan.

2. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ độ 2

Ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 2 triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng hơn so với cấp độ 1, bao gồm:

  • Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp nhất ở gan nhiễm mỡ độ 2. Người bệnh mắc gan nhiễm mỡ ở cấp độ này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ bị mất sức, người lúc nào cũng cảm thấy thiếu hụt năng lượng
  • Ăn không ngon miệng, biếng ăn: Chức năng gan bị suy yếu, hoạt động kém hiệu quả khiến người bệnh biếng ăn, ăn không thấy ngon miệng. 
  • Đau bụng: Đây cũng là một triệu chứng thường gặp với người mắc gan nhiễm mỡ độ 2, thường cảm thấy đau bụng, nhất là ở vị trí hạ sườn bên phải.
  • Buồn nôn: Mỡ tích tụ trong gan ở cấp độ 2 khiến gan bị tổn thương và gián tác động đến hiệu quả tiêu hóa thức ăn, rối loạn tiêu hóa dẫn đến biểu hiện hay bị đầy bụng, khó tiêu và cảm thấy buồn nôn.
  • Vàng mắt, vàng da: Đây là biểu hiện khi gan đã bị tổn thương nặng, gan nhiễm mỡ độ 2 giảm sút lớn khả năng bài tiết bilirubin (chất khiến da và mắt bị vàng).
  • To và sưng phì đại gan: Ở cấp độ này gan có thể bị sưng lên và to ra, ấn vào khu vực bên phải đôi khi sẽ cảm nhận được điều này.

3. Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ độ 2

Trước khi tìm hiểu về gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì, trước tiên người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân chính gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ để từ đó xây dựng được một chế độ ăn uống kiêng khem phù hợp. Đa phần tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 thường xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều chất béo xấu: sẽ dẫn tới ức chế khả năng hấp thu và các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa mà tồn đọng quá nhiều gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và để càng lâu thì nguy cơ đối mặt với viêm gan thoái hóa mỡ.
  • Lười vận động: Thói quen ngồi thường xuyên, hay bị căng thẳng, ít vận động cũng là tác nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Tiểu đường: Người bệnh bị tiểu đường do sự rối loạn chuyển hóa gây ra. Khi bị tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Lượng glucose dư thừa trong máu có thể biến đổi thành chất béo và tích tụ trong gan. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cũng dễ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 với tỷ lệ cao lên đến 50%. 
  • Sử dụng rượu bia nhiều: làm tăng khả năng tổng hợp và giảm khả năng phân giải chất béo xấu, điều này khiến mỡ tích tụ lại nhiều trong gan gây bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Rối loạn mỡ máu: Chỉ số mỡ xấu tăng lên trong máu đi qua gan đồng nghĩa với khả năng cao đi kèm với tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2. Trường hợp mỡ máu cao do tăng lượng triglyceride có thể làm tổn thương gan và tích trữ nhiều mỡ trong gan.
  • Viêm gan siêu vi: Bệnh viêm gan siêu vi C và B gây tổn thương gan và gia tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ độ 2
  • Yếu tố di truyền: Trong nhà có bố mẹ tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này ở đời con
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị cũng gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ độ 2 như các thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau, thuốc chứa corticosteroid.

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì

Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng lượng nhiễm mỡ chiếm từ 10% - 25% trọng lượng lá gan

>>> XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì và kiêng gì?

II. Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ được phân chia thành 3 giai đoạn mức độ khác nhau, trong đó gan nhiễm mỡ độ 2 ở mức độ trung bình. So với giai đoạn 1, các biểu hiện của gan nhiễm mỡ độ 2 thường rõ ràng hơn, như: mệt mỏi, uể oải, chán ăn diễn ra trong nhiều ngày, đau tức vùng bụng phải, rối loạn tiêu hóa...

Nói về mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ độ 2 thì tình trạng này mặc dù chưa gây nguy hiểm tới tính mạng, gan nhiễm mỡ độ 2 nghiêm trọng hơn so với giai đoạn 1 và cần được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ độ 2 có thể được cải thiện và kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và điều trị y tế phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, gan nhiễm mỡ độ 2 có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ cấp độ 3, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, suy gan.

Do đó, gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh: Nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được hạn chế tối đa.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh: Những người có bệnh lý nền như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp ... có nguy cơ biến chứng gan nhiễm mỡ cao hơn.
  • Chất lượng chăm sóc y tế: Việc được chẩn đoán và điều trị sớm bởi đội ngũ y tế chất lượng tốt, chuyên nghiệp sẽ góp phần cải thiện tiên lượng bệnh.

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì

Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn trung gian chuyển tiếp giữa cấp độ nhẹ và cấp độ nặng nguy hiểm

>>> XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?

III. Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì?

Để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, thì bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định thì người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Theo đó, trả lời cho câu hỏi "gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì?" thì người bệnh mắc gan nhiễm mỡ cấp độ 2 cần tránh sử dụng một số thực phẩm không tốt sau đây:

1. Chất béo xấu và mỡ động vật

Mỡ động vật và chất béo xấu đều là những thực phẩm được khuyến cáo nên tránh xa trong chế độ ăn của người bị gan nhiễm mỡ độ 2. 

Việc tiêu thụ nhiều chất béo xấu và mỡ động vật sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn để bài tiết, dẫn đến suy giảm chức năng gan, tích tụ mỡ và khiến bệnh gan nhiễm mỡ nặng thêm. Nên thay vì dùng mỡ động vật người bệnh gan nhiễm mỡ có thể dùng dầu thực vật để thay thế cùng các loại chất béo tốt từ các loại quả, hạt...

2. Đồ uống có chứa cồn

Rượu bia và đồ uống có chứa cồn vốn là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều và chúng càng là nhóm đồ uống cấm kỵ đối với những ai đang đối mặt với tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2.

Nếu bản thân bị gan nhiễm mỡ nhưng vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ có nguy cơ không chỉ tạo thêm áp lực cho gan mà còn hủy hoại tế bào gan dẫn đến tích tụ mỡ trong gan nhiều hơn, nghiêm trọng hơn nữa là thúc đẩy nhanh quá trình gan nhiễm mỡ thành xơ gan và ung thư gan.

Về cơ chế tác hại của đồ uống có cồn đối với gan có thể lý giải như sau: Cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde. Acetaldehyde là một chất độc hại có thể gây tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong gan, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người gan nhiễm mỡ độ 2 nên kiêng hoàn toàn rượu bia. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng muốn uống, nên hạn chế ở mức tối đa 1 ly bia hoặc 1 ly rượu vang mỗi ngày.

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần kiêng bia rượu để tránh bệnh chuyển biến xấu hơn

3. Thực phẩm giàu cholesterol

Nhóm thực phẩm giàu cholesterol gồm lòng đỏ trứng gà, nội tạng, thịt đỏ, da động vật, sữa nguyên kem, đồ ăn nhanh (Hamburger, gà rán, khoai tây chiên...)… Ăn nhiều những loại thực phẩm này sẽ khiến cholesterol cao trong máu có thể tích tụ trong gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Đối với những người bệnh gan nhiễm mỡ thì nên kiêng ăn ngay những thực phẩm này thì sẽ giảm được khả năng tích tụ thêm chất béo xấu trong gan. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nên hạn chế lượng cholesterol nạp vào cơ thể ở mức dưới 300mg mỗi ngày.

Thêm một lý do nữa cho nhóm thịt đỏ vốn có hiệu quả cung cấp protein cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, tạo áp lực cho gan và làm bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nặng thêm. Do đó, người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì thì trong danh sách thực phẩm ăn uống cũng nên hạn chế thịt đỏ.

5. Trái cây chứa nhiều đường

Những tưởng hoa quả là một loại thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng với những người bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 thì cần kiêng những loại quả có chứa nhiều đường để giảm nguy cơ tích tụ thêm mỡ trong gan cũng như giảm bớt gánh nặng cho gan từ đó ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Đường fructose trong trái cây khi chuyển hóa thành glucose sẽ tạo gánh nặng cho gan, thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong gan.

Các loại trái cây có chứa nhiều đường mà người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần hạn chế sử dụng có thể kể đến như: Xoài, nho, sầu riêng, chôm chôm, mít...

Một số loại trái cây ít đường mà người gan nhiễm mỡ độ 2 nên ăn gồm có: Táo, bưởi, cam, lê, ổi...

6. Gia vị cay nóng

Ớt, hạt tiêu, gừng… đều là những thực phẩm nêm nếm thêm vị cay nóng mà người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng. Vì việc hấp thụ nhiều thực phẩm cay nóng vào cơ thể sẽ khiến chức năng gan suy yếu thêm, làm tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn. Một số thành phần như capsaicin có trong các loại gia vị cay nóng cũng gây hại cho tế bào gan.

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì

Các loại gia vị cay nóng cũng nằm trong danh sách nhóm thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng

IV. Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ độ 2

Việc dung nạp hay hạn chế các loại thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần kiêng rất quan trọng trong quá trình tiến triển điều trị bệnh. Vậy một chế độ ăn tốt cho người gan nhiễm mỡ gồm những thực phẩm như nào để có thể kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển xấu? Dưới đây là thực đơn nên có của bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 2:

  • Rau củ quả tươi xanh, ngũ cốc nguyên hạt: Các loại rau củ quả tươi xanh và ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch... cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ có tác dụng ngăn mỡ xấu tích tụ trong gan, tăng lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ đường ruột hoạt động trơn tru và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Đồ uống có lợi cho chức năng gan: Các loại trà như trà atiso, trà xanh, nước bột sắn... đều là những loại nước uống có tác dụng tốt cho quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, nước lọc và nước ép trái cây cũng là 2 loại đồ uống tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2. Nước lọc cung cấp cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất còn nước ép trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. 
  • Bổ sung lượng vừa phải protein tốt và sữa vào chế độ ăn: Dung nạp các loại thực phẩm chứa protein tốt và sữa với mức độ vừa phải có tác dụng giảm cân và kiểm soát tốt cân nặng. Những loại thực phẩm tốt này bao gồm thịt nạc, đậu nành, các loại cá, các loại đậu, các nhóm sữa ít béo hoặc không béo... sẽ rất có lợi cho những ai đang bị gan nhiễm mỡ độ 2. Lượng protein khuyến nghị cung cấp là khoảng 0,8 - 1g protein/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
  • Nên chọn thực phẩm chứa cholesterol tốt (HDL) và hạn chế cholesterol xấu (LDL): Hạn chế đồ ăn chiên rán hay giảm bớt mỡ động vật mà thay vào đó bạn nên nấu bằng cách hấp hoặc luộc, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, dầu oliu và các loại hạt... có tác dụng giảm lượng chất béo xấu và calo thừa.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì, những thực phẩm nên kiêng và nên ăn. Hy vọng đây là những chia sẻ hữu ích giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe lá gan và ngăn chặn sự tiến triển xấu của gan nhiễm mỡ. Bạn cũng đừng quên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, duy trì lối sống khoa học, tránh xa các chất kích thích và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ