I. Sơ lược về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan là cơ quan vô cùng quan trọng có vai trò giúp giải độc cũng như hỗ trợ tiêu hóa trong cơ thể. Thông thường, trong gan sẽ có một lượng chất béo nhất định. Tuy nhiên, khi hàm lượng chất béo này vượt quá 5% so với tổng trọng lượng của gan, đó chính là tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ 1, 2 và 3 tùy theo hàm lượng chất béo tích tụ trong gan. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Đối với bệnh lý này, chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng lớn, là “chìa khóa” giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh. Bởi một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, khi người bệnh bổ sung nhiều các loại thực phẩm tốt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp làm giảm và kiểm soát tốt lượng chất béo tích tụ trong gan, bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng gan hiệu quả.
XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 2 có chữa khỏi được không?
II. Những loại rau củ tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
1. Bông cải xanh
Nhờ chứa các thành phần chống oxy hóa mạnh như sulforaphane, diindolylmethane, glucoraphanin và vitamin C, bông cải xanh được coi là một loại “siêu thực phẩm” không chỉ giúp thanh lọc, hỗ trợ giải độc, bảo vệ gan hiệu quả mà còn làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng cho toàn cơ thể.
2. Rau bina
Rau bina, hay còn được gọi là cải bó xôi chứa rất nhiều các thành phần hoạt chất giúp kháng viêm, chống oxy hóa như sắt, vitamin A, flavonoid, carotenoid nhờ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng gan hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ không do rượu, đồng thời cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do.
3. Cải xoăn
Đây cũng là một loại rau mà người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung vào chế độ ăn của mình vì đây là một loại rau có lượng calo thấp, nhiều chất xơ cùng các loại vitamin C, K…, nhờ đó giúp làm giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng gan, tăng cường năng lượng cho toàn cơ thể.
4. Rau muống
Việc ăn rau muống giúp người bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát được cân nặng một cách hiệu quả, ngừa tình trạng bị thừa cân, giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong gan. Tất cả là nhờ trong rau muống có hàm lượng chất xơ lớn, khi ăn sẽ giúp làm tăng cảm giác no.
Ngoài ra, rau muống cũng là một loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể nhờ có chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, protein, photpho, sắt, caroten, cùng các loại vitamin B1, B2, C, PP.
5. Cà rốt
Trong cà rốt có chứa các thành phần hoạt chất chống viêm mạnh mẽ như beta-carotene, flavonoid, glutathione cùng các loại vitamin A, C, nhờ đó giúp hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan khỏi gốc tự do.
6. Hành tây
Bổ sung hành tây thường xuyên vào chế độ ăn sẽ giúp người bệnh gan nhiễm mỡ bảo vệ gan, giảm mỡ trong máu, tăng cường quá trình phân giải chất xơ trong cơ thể. Tất cả là nhờ trong hành tây có chứa các hoạt chất chống viêm mạnh mẽ như quercetin, disulfur allyl, propyl…
7. Củ dền
Trong củ dền có chứa betaine, nitrat cùng nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sản sinh glutathione trong cơ thể - một chất giúp hỗ trợ gan hiệu quả trong quá trình giải độc, đồng thời làm giảm viêm nhiễm, giảm lượng mỡ tích tụ trong gan, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu.
Theo nghiên cứu, việc dùng nước ép củ dền không chỉ có lợi cho gan mà còn giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có cả ung thư.
THAM KHẢO THÊM: TOP 7 sinh tố thải độc gan an toàn, hiệu quả
III. Những lưu ý về ăn rau đối với người bệnh gan nhiễm mỡ để đạt hiệu quả tốt nhất
- Cách lựa chọn rau: Bạn có thể lựa chọn rau dựa trên các màu sắc và công dụng của chúng. Bạn nên ưu tiên bổ sung những loại rau lá có màu xanh đậm (như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn…) sẽ thường chứa rất nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường chức năng gan. Hay những loại củ có màu cam, vàng (như ớt chuông, cà rốt, bí đỏ…) sẽ giúp bảo vệ tế bào gan.
- Về lượng rau mà bạn nên ăn mỗi ngày: Theo lời khuyên từ chuyên gia, mỗi ngày bạn nên ăn ít nhất khoảng 300 gam rau xanh, tương đương với khoảng 5 chén rau mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chế biến rau cùng những loại thực phẩm khác như thịt nạc, cá, trứng… để có thể vừa giúp làm tăng hương vị, vừa đảm bảo ăn đủ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn.
- Cách chế biến rau: Bạn nên chế biến rau theo các cách như luộc, hấp, xào với ít dầu (tốt nhất là nên dùng dầu oliu hoặc dầu mè) để vừa giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của rau, vừa đảm bảo vẫn giữ được lượng dưỡng chất tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế chiên hay xào dùng nhiều dầu mỡ để giảm lượng chất béo đi vào cơ thể, nên tránh cả những loại rau đã được muối chua vì có thể làm kích thích dạ dày. Bên cạnh, để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh, rau cần được nấu chín kỹ, không nên ăn sống.
- Lưu ý về chế độ ăn, sinh hoạt: Để tình trạng gan nhiễm mỡ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh việc bổ sung rau, bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, nói không với các loại chứa nhiều chất béo xấu, đường, muối, chất kích thích như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá… Lưu ý uống đủ nước mỗi ngày, dành thời gian luyện tập thể dục đều đặn và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là TOP 7 loại rau củ mà người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung vào chế độ ăn của mình để có thể giúp hỗ trợ cải thiện bệnh, tăng cường chức năng gan, bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong việc phải xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và đủ chất.