I. Gan nhiễm mỡ là gì?
Thông thường, gan sẽ chứa một lượng nhỏ mỡ, nhưng khi lượng mỡ này tăng lên và chiếm tới từ 5% trở lên trọng lượng gan trở lên, nó được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh thường được chia ra thành từng cấp độ từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ % mỡ trong gan, cấp độ càng cao tức là % mỡ trong gan càng lớn và càng có nguy cơ ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan cũng như sức khỏe toàn cơ thể.
Gan nhiễm mỡ tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan không điều trị, để tình trạng kéo dài ngày một nặng, bệnh có thể dẫn tới biến chứng viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
II. Gan nhiễm mỡ nên uống nước lá gì?
1. Lá sen khô
Đây là một trong những loại thảo dược khá quen thuộc và dễ tìm, nhất là vào mùa hè. Lá sen khô từ thời xưa đã được sử dụng trong Đông y để hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, an thần. Đến y học hiện đại cũng đã được chứng minh có hiệu quả trong việc thanh lọc, giảm mỡ trong gan nhờ có chứa thành phần các hoạt chất như tanin, alcaloid, flavonoid, acid citric…
Về cách dùng cũng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo 2 cách:
- Cách 1: Chuẩn bị khoảng 10 gam lá sen khô, đun sôi hay hãm với khoảng 500 ml nước để uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng 50 gam lá sen khô kết hợp với 50 gam lá trà xanh tươi, đun sôi hay hãm với khoảng 1000 ml nước để uống trong ngày.
Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp có thể dành cho tất cả mọi người. Những trường hợp như phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, người có thể hàn, người có cơ địa bị dị ứng với thành phần của lá sen không nên sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, lá sen khô chỉ phù hợp và đem lại hiệu quả với người bệnh bị gan nhiễm mỡ nhẹ, đang ở trong giai đoạn 1. Còn những người đang trong giai đoạn 2, 3 cần kết hợp thêm các phương pháp đặc trị hiệu quả hơn.
Gan nhiễm mỡ uống nước lá sen khô
XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ có lây không?
2. Lá trà xanh
Nước lá trà xanh là đáp án cho câu hỏi "Gan nhiễm mỡ nên uống nước lá gì?". Đây cũng là một trong những loại nước uống vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài giúp giải khát, loại nước này không chỉ tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng, ngừa ung thư và lão hóa.
Trong Đông y, lá trà xanh có tính mát, vị đắng, được sử dụng trong các trường hợp bị nóng trong, người nổi mụn, ăn không tiêu, tâm trạng bất ổn… vì có tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, định thần.
Trong y học hiện đại, lá trà xanh được đánh giá có tác dụng giúp giảm lượng mỡ trong gan, giảm men gan, tăng cường chức năng nhờ chứa thành phần catechin cùng nhiều vitamin và khoáng chất tốt.
Cách sử dụng lại vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 30 gam lá tươi, có thể đun sôi hoặc hãm lấy nước uống mỗi ngày. Lưu ý có 2 thời điểm bạn không nên uống nước lá trà xanh đó chính là ngay sát giờ đi ngủ (vì có thể gây mất ngủ) và lúc đói (vì có thể gây ra tình trạng bị cồn cào, chóng mặt).
3. Diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Diệp hạ châu nhờ có tính mát, vị đắng, từ lâu đã là một trong những thành phần có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ thanh lọc giải độc, làm mát hơn. Khi phân tích kỹ về bảng hoạt chất có trong loại lá này, chúng có chứa những hoạt chất giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện chứng gan nhiễm mỡ, xơ gan như Flavonoid, Phyllanthin, Nirathin, Alkaloid, Hypophyllanthin…
Thân và lá diệp hạ châu đem đi phơi khô rồi sao trước khi sử dụng. Về cách sử dụng, bạn cũng có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thêm với các loại thảo dược khác như:
- Cách 1: Đem hãm cùng nước rồi uống trong ngày xen kẽ với nước lọc.
- Cách 2: Đem đun sôi với nước cùng với vọng cách, nhân trần. Uống khi nước lá đã nguội bớt.
Nhưng cũng cần lưu ý, diệp hạ châu không nên dùng cho những người có thể hàn, người không mắc bệnh gan mật. Đặc biệt, bạn chỉ nên sử dụng loại lá này trong khoảng thời gian khoảng 1 tuần. Tốt nhất, trước khi quyết định sử dụng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia.
Uống nước lá diệp hạ châu chữa gan nhiễm mỡ
4. Lá vối, trà nụ vối
Đông y từ xa xưa đã chỉ ra tác dụng của lá vối trong việc giúp thanh nhiệt, chống viêm, không chỉ tốt cho gan mà còn cho cả máu, phổi và bàng quang. Còn y học hiện đại, sau khi tìm ra trong loại thảo dược này có chứa những hoạt chất như tamin, tinh dầu cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất cũng đã khẳng định đem lại hiệu quả giúp kháng khuẩn, cải thiện tiêu hóa, rất tốt cho người bệnh gan và ung thư.
Về cách dùng, bạn có thể dùng cả lá vối khô hoặc lá vối tươi, chọn khoảng 6 - 7 lá đem hãm trong nước rồi uống sau khi chờ khoảng 5 phút, nên uống với liều lượng khoảng 1 ấm hoặc 1 cốc mỗi ngày, không nên uống thay nước lọc hay uống quá nhiều, không nên uống khi đang đói bụng vì có thể gây ra tình trạng bị choáng váng.
5. Atiso
Lá và hoa Atiso có thể được dùng như một loại thảo dược có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, giảm mỡ gan, mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Về cách sử dụng, bạn có thể dùng hoa Atiso để chế biến thành món ăn. Chuẩn bị 50 gam hoa Atiso, đem thái, giã để lọc nước nước cốt, cùng với đó là khoảng 100 gam gan lợn đã được sơ chế, tẩm ướt, xào chín. Cuối cùng cho 2 nguyên liệu trên vào nồi nấu trong khoảng 15 phút rồi đem ra thưởng thức.
6. Cây nhân trần
Theo Đông y, cây nhân trần, hay còn được gọi là cây bồ chè, chè cát có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Sang y học hiện đại, nhân trần được dùng để hỗ trợ điều trị với các trường hợp người bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, viêm gan cấp, viêm gan túi mật… Tất cả là nhờ các thành phần hoạt chất như saponin triterpenoid, fenchone, piperitenone, sesquiterpene oxyd… được tìm thấy trong loại thảo dược này.
Về cách sử dụng cũng có 2 cách đơn giản nhất là:
- Cách 1: Bạn chỉ cần dùng khoảng 3 gam nhân trần khô, đem đi rửa sạch trước khi hãm hay đun sôi với nước rồi uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng bột nhân trần (phơi khô, tán mịn), cho thêm bột của các loại thảo dược khác như bán biên liên, bông mã đề vào nước nóng rồi hòa đều và uống.
Khi sử dụng nhân trần, bạn cũng cần lưu ý không dùng chung loại thảo dược này với cam thảo vì có thể xảy ra tác dụng phụ, không nên uống mỗi ngày vì có thể gây ra mất nước, không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vì có thể khiến mẹ bị mất sữa. Tốt nhất, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định sử dụng.
Gan nhiễm mỡ uống nước lá gì? Nước cây nhân trần
7. Cây lô hội
Ngoài khả năng giúp làm đẹp thì theo Đông y, lô hội, hay còn gọi là nha đam cũng là một trong những loại thảo dược rất tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ, giúp làm mát cơ thể, thông tiện nhờ có tính mát, vị đắng. Sang đến y học hiện đại, lô hội cũng được sử dụng để giúp kháng khuẩn, trị thương, giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Về cách sử dụng, bạn chuẩn bị khoảng 100 gam lá lô hội, sau khi rửa sạch, đem ép lấy nước lô hội, pha nước này cùng với 2 thìa mật ong và khoảng 200 ml nước lọc, hòa đều rồi sử dụng. Bạn nên kiên trì uống trong khoảng 1 tháng.
Lưu ý, không dùng lô hội trong các trường người có cơ địa dễ dị ứng, người già, người mới phẫu thuật, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người mắc các bệnh lý suy thận, bệnh tiêu hóa, bệnh tim, bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm gan…
8. Lá rau cần tây
Đã có những nghiên cứu chứng minh lá rau cần tây có tác dụng giúp giảm lượng mỡ trong máu, giảm men gan nhờ cơ chế giúp giảm sinh cholesterol trong gan, tăng bài tiết axit mật trong gan, tăng lecithin huyết tương.
Bạn có thể dùng lá rau cần tây bằng cách ép lấy nước uống hoặc dùng để chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.
9. Cây vọng cách
Là một loại thảo dược mọc được ở rất nhiều nơi, lá vọng cách giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan nhờ có tính mát, vị đắng nhẹ. Ngoài ra, trong thành phần lại có chứa 2 hoạt chất rất tốt cho gan chính là premnin và ganiarin.
Về cách sử dụng, lá vọng cách đem phơi và sao khô. Khi dùng lấy khoảng 1 nắm rồi đem đun sôi hoặc hãm với nước, uống trong ngày xen kẽ với nước lọc.
Lưu ý quan trọng là bạn tuyệt đối không nên sử dụng cây vọng cách trong một khoảng thời gian dài, thường xuyên hay sử dụng với liều lượng nhiều để tránh gây ra tình trạng mất cân bằng, ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến từ chuyên gia để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Cây vọng cách tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lý gan nhiễm mỡ
ĐỌC THÊM: Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Cần lưu ý gì?
10. Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhờ chứa các thành phần hoạt chất như wedelolacton, stigmasterol, sitosterol.
Về cách sử dụng, bạn có thể dùng cây nhọ nồi như một trong những nguyên liệu trong một thang thuốc rồi sắc lấy nước uống bao gồm cây nhọ nồi (khoảng 30 đến 40 gam), nữ trinh tử (20 gam), trạch tả (15 gam), đương quy (15 gam).
11. Cà gai leo
Đây có lẽ là một trong những loại thảo dược vô cùng phổ biến và điển hình trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nhiều bệnh lý về gan (như viêm gan B, gan nhiễm mỡ), cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Vì theo Đông y, cà gai leo có tính ấm, giúp tiêu độc, giảm viêm đau, hỗ trợ giải độc gan, giảm các tình trạng gan bị nhiễm mỡ, sưng viêm. Còn về y học hiện đại, cho đến nay đã có rất nhiều những nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của loại thảo dược này trong việc giúp khắc phục gan nhiễm mỡ cũng như các triệu chứng của bệnh, cải thiện hệ tiêu hóa. Tất cả là nhờ các thành phần hoạt chất như alcaloid, tinh bột, flavonoid… có trong chúng.
Với cà gai leo, cách sử dụng đơn giản là bạn lấy khoảng 100 gam cà gai leo khô (có thể dùng kết hợp thêm với giảo cổ lam để có thể giúp làm tăng hiệu quả) , đun với nước từ 5 đến 10 phút rồi dùng khi nguội. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi người bệnh phải thực hiện một cách kiên trì trong thời gian dài, có thể lên tới 1 năm để có thể cảm nhận được hiệu quả.
Ngoài ra, cũng có những người cần đặc biệt cần trọng và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng cà gai leo như phụ nữ đang mang thai, người bệnh suy thận hoặc đang mắc những bệnh lý nguy hiểm.
12. Lá cây mật gấu
Đây cũng là một trong những loại thảo dược Đông y đã được sử dụng từ thời xa xưa, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan hiệu quả vì có tính mát, vị đắng. Sang đến y học hiện đại, lá cây mật gấu cũng đã được chứng minh có thể giúp làm giảm tổn thương của tế bào gan, tăng cường chức năng gan.
Về cách sử dụng, bạn nên sử dụng lá mật gấu tươi, mỗi lần dùng khoảng từ 5 đến 10 lá, sau khi đem rửa sạch, vò nát, hãm với nước (khoảng 1000 ml nước) rồi sử dụng trong ngày.
Với loại nước lá này, bạn nên kiên trì thực hiện và uống trong khoảng 2 tuần để có thể cảm nhận được hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi sử dụng 2 tuần, bạn nên ngừng khoảng từ 2 đến 4 tuần rồi mới uống lại, không nên uống liên tục trong khoảng thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ.
13. Diếp cá
Đây là một loại rau phổ biến trong nhiều bữa ăn hàng ngày, có thể dùng để ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn khác nhau, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ do ăn nhiều chất béo gây nên.
Gan nhiễm mỡ uống nước lá diếp cá để hỗ trợ cải thiện, điều trị bệnh
II. Ưu và nhược điểm chữa gan nhiễm mỡ bằng cách uống lá thảo dược
Việc cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ bằng việc uống nước từ các loại lá từ thiên nhiên được đánh giá khá an toàn, giảm nguy cơ có thể gây ra tác dụng phụ so với việc dùng thuốc Tây.
Ngoài ra, đây còn là một giải pháp dễ thực hiện, có chi phí thấp vì đều là các loại lá thảo dược dễ tìm, có sẵn. Đặc biệt, những loại lá này ngoài công dụng giúp hỗ trợ chức năng gan, cải thiện gan nhiễm mỡ còn có thể đem lại nhiều lợi ích khác tới sức khỏe toàn cơ thể như giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ có những nhược điểm. Thông thường khi sử dụng, người bệnh phải thực sự kiên trì vì hiệu quả mà chúng đem đến sẽ chậm và sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chúng chỉ phù hợp trong các trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình.
Chưa kể, khi sử dụng các loại nước lá, người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát về liều lượng. Khi người bệnh dùng phối kết hợp các loại lá với nhau nếu không tìm hiểu rõ có thể gặp phải tình trạng bị tương tác cũng như làm giảm hiệu quả của chúng. Đặc biệt, việc lựa chọn thảo dược cũng rất quan trọng, nếu người bệnh chọn phải những loại lá không đạt chất lượng hoàn toàn có thể gây hại thay vì đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Tóm lại, những thông tin về các loại lá trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn về gan nhiễm mỡ nên uống nước lá gì. Những loại lá cây này đều có khả năng giúp hỗ trợ cho người bệnh gan nhiễm mỡ, giúp thải độc và giảm lượng mỡ trong gan. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện và đa phần sẽ không đem lại hiệu quả rõ ràng trong các trường hợp bệnh nặng. Bên cạnh đó, được để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như một lối sống khoa học.