Uống cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả không? Cách dùng

2024-01-19 08:43:48

Gan nhiễm mỡ uống cà gai leo được không? Dân gian ta từ xưa đã lưu truyền lại những bài thuốc sử dụng cà gai leo trị gan nhiễm mỡ và đến nay vẫn được nhiều người tin tưởng sử dụng. Vậy thực hư về khả năng chữa bệnh của cà gai leo là như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này tới bạn đọc.

I. Giới thiệu chung về cà gai leo

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, cũng được biết đến với nhiều tên gọi dân giã khác như cà bò, cà gai dây, cà lù... Cà gai leo nằm trong nhóm loài cây nhỡ leo, với chiều dài của cây dao động trong khoảng từ 60-100cm. Loại cây này có phần lá màu xanh và mọc so le với nhau, lá thuôn dài hình giống lưỡi rìu hoặc hình trứng, bên dưới lá sẽ có nhiều lông mềm, có màu trắng và không nhám. Còn mặt trên của lá cây sẽ có gai.

Thông thường, loại cây này sẽ cho quả mọng, màu đỏ, có đường kính khoảng từ 7-9mm. Cây cà gai leo sẽ trổ bông trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 9 và cho ra trái từ tháng 9 - 12. Về màu sắc hoa thì cà gai leo được chia thành hai loại là cà gai leo hoa tím và cà gai leo hoa trắng, trong đó loại cà hoa trắng dây nhỏ được dùng làm thuốc còn loại hoa tím thường được dùng trồng làm hàng rào.

Cà gai leo thường được trồng nhiều tại những khu vực miền Bắc, miền Trung của nước ta. Loại cây này cũng được trồng tại những nước khác như Trung Quốc, Lào hay là Campuchia.

Theo Đông y, cà gai leo là vị thuốc nam mang tính ấm, vị hơi the và được cho là có khả năng thải độc gan hiệu quả. Đồng thời đây cũng là vị thuốc quý giúp tăng cường hoạt động chức năng gan và cải thiện tính ổn định của các tế bào gan được Y học Cổ truyền ghi nhận.

Gan nhiễm mỡ uống cà gai leo được không

Trong cây cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất quan trọng có công dụng chữa bệnh như sterol, flavonoid, alkaloid, saponin, acid amin... Đặc biệt là phần rễ và lá còn chứa các loại dược tính tốt cho sức khỏe bao gồm như: 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, Solamnia A - B, dihydro lanosterol, glycoalkaloid... Cà gai leo cũng là một trong số hiếm hoi loại cây thuốc nam được y học hiện đại công nhận có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B. Vậy còn bệnh gan nhiễm mỡ thì sao? Gan nhiễm mỡ uống cà gai leo được không? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây.

II. Tác dụng của cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

Trong cây cà gai leo chứa alcaloid, flavonoid (tập trung nhiều ở phần rễ) có tác dụng giúp làm giảm mỡ tại gan và trong máu. Chính vì thế, việc sử dụng cây cà leo được cho là có thể ức chế sự tích tụ mỡ dư thừa tại gan tương đối hiệu quả. 

Thêm vào đó, loại cây này còn có khả năng giảm đau tức hạ sườn phải do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra, giúp người bệnh thoải mái hơn.

Không dừng lại ở hiệu quả công dụng trị bệnh gan nhiễm mỡ, cà gai leo khi sử dụng đúng cách còn có thể cải thiện triệu chứng của những bệnh lý sau:

  • Kiểm soát hoạt động của virus gây viêm gan B: Hoạt chất glycoalkaloid trong cây cà gai leo có thể hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm gan B, giúp người bệnh giảm mệt mỏi, vàng da, hỗ trợ điều chỉnh men gan về trạng thái ổn định.
  • Làm chậm sự phát triển của bệnh xơ gan: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thành phần glycoalkaloid trong giống cây này có thể làm chậm sự phát triển của khối xơ và giảm xơ gan ở giai đoạn sớm.
  • Hỗ trợ giải độc và hạ men gan: Những hoạt chất trong dịch chiết đến từ cà gai leo có thể phòng ngừa được sự tổn thương gây huỷ hoại tế bào gan, đồng thời giúp hạ men gan nhanh chóng.
  • Xuất hiện trong các bài thuốc chữa trị một số bệnh khác như: viêm họng, cảm cúm, ho gà, đau nhức xương khớp, hỗ trợ ức chế một số dòng ung thư... 
gan nhiễm mỡ uống cà gai leo được không

Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan B...

>>> XEM THÊM: Bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

III. Hướng dẫn chữa gan nhiễm mỡ bằng cà gai leo

Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh gan nhiễm mỡ, Hiện nay có những cách chữa gan nhiễm mỡ bằng cà gai leo phổ biến như sau, hãy tìm hiểu các bài thuốc của cà gai leo và chọn cách phù hợp nhất:

1. Bài thuốc sắc cà gai leo trị gan nhiễm mỡ

Bài thuốc sắc cà gai leo là phương thức đơn giản, nhưng được đánh giá là khá linh nghiệm trong trị gan nhiễm mỡ, gồm:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cà gai leo tươi thu hái, làm sạch rồi đem thảo dược này đi phơi khô và mỗi lần dùng 100g.

Cách thực hiện:

  • Cho thảo dược đun chung với nước làm trà để uống, hoặc là dùng bình sắc để sắc thành thuốc giúp xử lý gan nhiễm mỡ.
Công dụng: Hoạt chất từ cà gai leo sẽ giúp thải độc, làm giảm những triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ. Với điều kiện để tăng hiệu quả chữ bệnh, người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài, khoảng 6-12 tháng.

2. Cà gai leo kết hợp giảo cổ lam chữa gan nhiễm mỡ

Cà gai leo kết hợp chung với giảo cổ lam có thể chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả, cùng những tác dụng ưu việt khác, với cách làm gồm:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cà gai leo: 30g.
  • Giảo cổ lam khô: 30g.
Cách thực hiện: Bạn đem cà gai leo và giảo cổ lam khô theo công thức do chuyên gia cung cấp đem đi sắc thành nước thuốc để uống, đun dưới lửa nhỏ khoảng 20 phút với 1 lít nước.

Công dụng: Hai thảo dược này khi kết hợp chung sẽ giúp trị gan nhiễm mỡ, đồng thời tiêu hủy được lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể và tăng cường chức năng gan. Bạn nên uống 3-4 lần mỗi ngày để cho kết quả tốt. Cà gai leo kết hợp giảo cổ lam chữa gan nhiễm mỡ

Bài thuốc cà gai leo kết hợp với giảo cổ lam chữa bệnh gan nhiễm mỡ

>>> XEM THÊM: Bị gan nhiễm mỡ có uống được omega 3 không?

3. Cà gai leo kết hợp xạ đen chữa gan nhiễm mỡ

Nếu như cà gai leo giúp cải thiện gan nhiễm mỡ, thì xạ đen lại có khả năng làm sạch máu, đồng thời giảm mỡ máu cũng rất hiệu quả. Khi kết hợp 2 thảo dược này, ta có:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cà gai leo (30g).
  • Xạ đen (40g) sấy khô.

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu thảo dược đi sắc thành nước thuốc để uống, bạn cần đun chúng với 1,5 lít nước.
  • Chú ý đun tới khi nước sôi thì bạn để nồi thuốc cà gai leo nhỏ lửa lại và đun thêm 15 phút, rồi tắt bếp.

Công dụng bài thuốc: Giúp hạ men gan, chữa gan nhiễm mỡ và đặc biệt là ức chế ung thư gan hiệu quả.

Liều dùng: Bạn nên dùng thuốc kết hợp liên tục trong 2-3 tháng, đảm bảo kiểm soát gan nhiễm mỡ tốt hơn.

Cà gai leo kết hợp xạ đen chữa gan nhiễm mỡ

Chữa bệnh nhiễm mỡ với bài thuốc cà gai leo kết hợp xạ đen

4. Bài thuốc phục hồi chức năng gan cho người bệnh gan nhiễm mỡ 

Khi lượng mỡ thừa tích tụ trong gan đã được kiểm soát, thì việc phòng bệnh tái phát cũng khá cần thiết. Hãy dùng cây cà gai leo nhằm mục đích tăng cường chức năng gan.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cà gai leo (30g).

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Cà gai leo đem đi rửa sạch vớt ra để ráo.
  • Tiếp đến đun chung với khoảng 1 lít nước trong thời gian 15 phút và uống cả ngày, thay cho nước lọc.

5. Cao cà gai leo trị gan nhiễm mỡ

Cao cà gai leo là dạng cô đặc. Bạn có thể dùng cao cà gai leo để kiểm soát gan nhiễm mỡ, bằng cách:

  • Cách thực hiện: Lấy 3g cao cà gai leo đun pha chung với nước ấm, rồi uống trực tiếp.
  • Cách làm này khá tiết kiệm thời gian, không cần sắc thuốc, nên phù hợp để trị gan nhiễm mỡ cho những người bận rộn.

IV. Lưu ý khi sử dụng cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

Khi chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cà gai leo bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để có thể trị bệnh an toàn và cho kết quả tốt:

  • Do trong cà gai leo mang tính độc nhẹ, nên nếu dùng sai cách hay lạm dụng, sử dụng quá liều lượng thì có thể gây ngộ độc. Đó là lý do bạn nên dùng những bài thuốc cà gai leo với đúng liều lượng do bác sĩ, thầy thuốc kê, đảm bảo phù hợp với thể trạng của bạn.
  • Việc dùng rượu bia cũng có thể ảnh hưởng tới tác dụng của cà gai leo, nên cần hạn chế.
  • Những chị em đang mang thai, hay người bị thận yếu cũng không nên dùng cà gai leo chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Hãy chú ý mua cà gai leo ở nơi cung cấp nguyên liệu uy tín để đảm bảo được chất lượng của dược liệu, tránh chọn những loại cà gai leo có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc.

Trên đây là những thông tin chi tiết cung cấp cho thắc mắc của bạn đọc "bị gan nhiễm mỡ uống cà gai leo được không?" . Bạn có thể sắc thuốc từ cà gai leo chữa theo những cách trên, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia bác sĩ trước khi dùng.

Lên đầu trang
Loading