I. Thông tin chung về giảo cổ lam
Giảo cổ lam với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thường mọc hoang ở các khu vực như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam... Ở nước ta, loài cây này cũng có thể được tìm thấy trong một số vùng núi cao và lạnh, như dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng và các dãy núi đá vôi ở Thái Bình.
Loài thực vật giảo cổ lam thuộc nhóm thân thảo và có dạng cây dây leo. Đặc điểm của cây là thân cành cây có các tua quấn giúp cây leo dài cao một cách dễ dàng.
Lá của cây giảo cổ lam mọc theo từng cụm, mỗi cụm từ 3 đến 5 thậm chí 7 lá nhỏ. Sờ vào lá ta sẽ thấy sần sùi, phân biệt mặt trên mặt dưới của lá bằng màu sắc khi mặt trên lá thì xanh lục, màu đậm hơn mặt dưới của lá.
Lá cũng là đặc điểm để phân biệt các loại giảo cổ lam với nhau, cụ thể giảo cổ lam được chia thành 3 loại là: giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, phổ biến nhất là giảo cổ lam 5 lá bởi loại này có dược tính cao nhất và được sử dụng nhiều nhất. Hơn nữa, giảo cổ lam 5 lá còn có mùi thơm nhẹ, uống ban đầu đắng nhưng có vị ngọt thanh. Giảo cổ lam 3 ngón thì mùi cũng như vị sẽ nhẹ hơn 5 lá, còn 7 lá thì đậm vị nhưng lại đắng hơn.
Thành phần của giảo cổ lam bao gồm có flavonoid cũng như một loạt các vitamin và khoáng chất tốt khác làm cho nó trở thành một vị thuốc quý. Các khoáng chất quan trọng có trong giảo cổ làm phải kể đến như: kẽm (Zn), sắt (Fe), mangan (Mn), phốt pho (P), selen (Se)... Giảo cổ lam cũng là một nguồn chứa hoạt chất quý saponin phong phú, đặc biệt có nhiều trong loại 7 lá với hàm lượng saponin vượt trội so với nhân sâm lên tới 3 đến 4 lần.
Giảo cổ lam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: flavonoid, saponin, các vitamin và nhiều khoáng chất khác
>>> XEM THÊM: Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?
II. Lợi ích của giảo cổ lam với sức khỏe
Do chứa hàm lượng saponin vượt trội cùng với nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất có lợi khác nên giảo cổ lam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Những lợi ích mà giảo cổ lam mang tới không thể không kể đến:
- Giảo cổ lam giảm mỡ máu: Saponin trong giảo cổ lam không chỉ làm giảm mà còn ức chế sự hấp thu cholesterol của cơ thể và hấp thụ các loại axit mật, làm giảm bài tiết axit mật qua phân. Saponin vừa giảm sự hấp thụ cholesterol vừa kích thích gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật, giảm tối đa lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm mỡ máu hiệu quả.
- Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Giảo cổ lam giảm mỡ máu bằng cách giảm tối đa lượng cholesterol trong cơ thể, đồng thời cũng giảm khả năng gây ra các bệnh tim mạch do cholesterol xấu gây ra như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ…
- Chống và ngăn ngừa bệnh ung thư: Giảo cổ lam với saponin là hoạt chất đặc biệt hiệu quả có tác động tích cực trong quá trình điều trị ung thư. Saponin có thể ức chế trực tiếp đến các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Đồng thời cũng tăng hệ miễn dịch để cơ thể có thể chống chọi với các tế bào ung thư.
- Giảo cổ lam có khả năng bảo vệ gan khỏe mạnh: Nhờ saponin và các hoạt chất khác mà thảo dược này có khả năng củng cố chức năng gan và bảo vệ gan. Cơ chế bảo vệ gan của giảo cổ lam và saponin chính là việc ức chế ngăn chặn hoạt động cũng như sự ảnh hưởng của các loại chất độc gây hại cho gan.
- Điều hòa và ổn định đường huyết: Giảo cổ lam có khả năng làm tăng sự tiêu hao glucose của tế bào bằng cách tăng độ nhạy của các tế bào với hoocmon insulin. Từ đó đường huyết sẽ ổn định, cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Ngoài những công dụng chính trên, giảo cổ lam còn có một số công dụng khác như:
- Dưỡng tâm, an thần, giải tỏa stress: Giảo cổ lam có công dụng tăng cường lưu thông máu, điều hòa khí huyết giúp tinh thần thoải mái và minh mẫn hơn.
- Cải thiện cân nặng: giảm béo, giảm mỡ đối với người thừa cân, nhưng đồng thời tăng cảm giác thèm ăn đối với người gầy, cần tăng cân.
- Chống viêm, kháng khuẩn (viêm phế quản, đau dạ dày, trị táo bón): Saponin trong giảo cổ lam còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn bằng cách ức chế và tiêu giảm các triệu chứng viêm của cơ thể.
III. Bài thuốc giảo cổ lam hạ mỡ máu
Như đã phân tích ở trên giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu. Nhưng để sử dụng giảo cổ lam giảm mỡ máu đạt hiệu quả tốt nhất chúng ta cần cần nắm được bài thuốc cụ thể tập trung tác dụng hạ mỡ máu của giảo cổ lam.
Bài thuốc giảo cổ lam giảm mỡ máu sẽ cần có dược liệu giảo cổ lam và dây thìa canh theo tỷ lệ 1:1 với các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Giảo cổ lam: 25g.
- Dây thìa canh: 25g.
- Nước sạch: 2 lít.
Cách sắc thuốc
- Sử dụng lượng nước sạch chuẩn bị như trên để đun nhỏ lửa cùng 2 loại dược liệu.
- Đun liên tục để các vị thuốc hòa và tan vào trong nước đến khi còn khoảng 800ml thì dừng đun bắc thuốc khỏi bếp. Chắt nước thuốc ra để dùng.
- Với bài thuốc quý giảo cổ lam giảm mỡ máu này nên chia ra uống đều đặn 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kết hợp giảo cổ lam và dây thìa canh trong công thức bài thuốc giảm mỡ máu
>>> XEM THÊM: [Mách bạn] Cách dùng rau diếp cá trị mỡ máu
IV. Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam chữa mỡ máu cao
Dùng giảo cổ lam như một thức uống hàng ngày là cách tận dụng tối đa tất cả công dụng mà thảo dược này mang lại. Nhưng cũng có một vài lưu ý cho việc sử dụng giảo cổ lam, nhất là cho những người dùng giảo cổ lam giảm mỡ máu.1. Thời gian uống phù hợp
Vì giảo cổ lam có thể gây mất ngủ nên hạn chế uống vào trước thời gian ngủ như buổi tối hay buổi trưa. Nên uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều, uống giảo cổ lam thời gian này giúp cơ thể thoải mái, tỉnh táo và sảng khoái hơn.
Lưu ý không nên dùng quá 20g giảo cổ lam/ ngày. Nếu sử dụng hàng ngày cũng không nên dùng liên tục quá 4 tháng. Cũng không nên dùng nước thuốc hoặc trà giảo cổ lam đã pha để qua đêm vì lúc nào thảo dược đã biến chất không có lợi cho sức khỏe.
Sáng và đầu giờ chiều là thời gian thích hợp để uống giảo cổ lam
2. Những đối tượng cần cẩn trọng đặc biệt khi sử dụng giảo cổ lam
Với giảo cổ lam hay bất kỳ các vị thuốc nào khác khi sử dụng đều nên cẩn trọng lưu ý về đối tượng sử dụng. Những người hay bị huyết áp thấp hoặc hạ đường huyết vẫn có thể uống giảo cổ lam nhưng cần chú ý: Nên uống giảo cổ lam lúc ăn no và khi uống nên thêm vài lát gừng hoặc thêm đường (với người không bị tiểu đường) để tránh bị tụt huyết áp.
Đối với những những người đang giảm cân cũng nên dùng lượng ít giảo cổ lam vì thảo dược có khả năng kích thích dịch vị tiêu hóa khiến bạn thường cảm thấy đói bụng và muốn ăn nhiều thêm.
3. Một số phản ứng phụ trong lần đầu dùng
Trong một số trường hợp uống giảo cổ lam xong sẽ thấy cảm giác nóng người, khát nước và khô miệng. Tùy vào cơ địa mỗi người, một số trường hợp uống giảo cổ lam còn có thể gây tăng nhẹ huyết áp. Khuyến cáo khi uống giảo cổ lam có thể uống thêm nước lọc để giảm nhẹ triệu chứng. Sau một thời gian uống cơ thể sẽ quen dần điều chỉnh và những triệu chứng đó sẽ không còn nữa.
4. Những đối tượng không nên sử dụng
Không phải ai cũng phù hợp dùng giảo cổ lam. Những đối tượng sau không nên dùng loại dược liệu này:- Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tránh việc sử dụng giảo cổ lam. Trong thành phần của giảo cổ lam, có những hoạt chất có thể tác động đến thai nhi và trẻ sơ sinh, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoặc gây ra các vấn đề về dị tật bẩm sinh.
- Không nên uống giảo cổ lam trước và sau phẫu thuật. Giảo cổ lam có thể ảnh hưởng đến việc đông máu của cơ thể khiến quá trình đông máu diễn ra chậm.
- Không nên sử dụng giảo cổ lam cho người đang mắc hoặc nghi mắc bệnh tự miễn, vì trong thành phần của nó chứa các hợp chất có thể kích thích hệ miễn dịch làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn khiến tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
- Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc Tây hay những loại thực phẩm chức năng khác nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Giảo cổ lam là một vị thuốc quý thậm chí có thể sánh ngang với nhân sâm. Sử dụng giảo cổ lam giảm mỡ máu là một phương pháp an toàn, hiệu quả khi uống đúng cách, đúng thời gian và đúng liều lượng.