Hạ mỡ máu bằng thảo dược: 9 thảo dược dân gian dễ tìm hiệu quả cao

2023-11-27 10:41:13

Mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai biến sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến... Có một số loại thảo dược đã được nhận định rằng có khả năng giảm chỉ số mỡ máu cao tương đối hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn giải pháp hạ mỡ máu bằng thảo dược - 9 loại cây thuốc quý tự nhiên giảm mỡ máu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

I. Mỡ máu cao gây nguy hại gì cho sức khỏe?

Trước khi đi vào chi tiết phương pháp hạ mỡ máu bằng thảo dược, người bệnh cần nắm được các tác hại của căn bệnh này để nâng cao ý thức phòng chữa bệnh. Rối loạn lipid trong máu tạo thành các mảng bám làm chậm hoặc ngăn quá trình máu di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Mỡ máu cao nếu không điều trị sớm có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cụ thể như:

  • Viêm tụy: Khi nồng độ triglyceride trong máu tăng lên nhiều sẽ có nguy cơ gây sưng tấy tuyến tụy. Tuyến tụy là bộ phận có nhiệm vụ sản xuất ra dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Do đó nếu tuyến tụy bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng nhiều, nôn, tăng nhịp tim…
  • Bệnh lý tim mạch: Chỉ số mỡ máu tăng lên hay hàm lượng cholesterol xấu (LD) có nhiều trong máy gây nguy cơ dẫn tới xơ vữa động mạch. Nếu để diễn biến này kéo dài sẽ gây tắc, lượng máu vận chuyển trở nên khó khăn hơn đồng nghĩa bắt tim phải hoạt động nhiều thêm để có thể thúc đẩy máu di chuyển, tăng áp lực co bóp cơ tim. Mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian hình thành ngày càng nhiều dễ dẫn tới mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, với những người có sẵn bệnh lý nền, nếu nồng độ của cholesterol và triglycerid tăng cao thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Tiểu đường tuýp 2: Bên cạnh rủi ro gây viêm tụy, bệnh tim mạch thì trường hợp hàm lượng triglyceride tăng cao cũng gây nguy cơ tăng huyết áp, mỡ bụng, đường huyết... và làm tăng tiến triển thành bệnh tiểu đường. Vậy nên, để ngăn chặn việc có thể mắc bệnh tiểu đường thì trước tiên bạn cần phát hiện và điều trị tình trạng mỡ máu sớm. 
  • Bệnh gan: Tình trạng lipid trong máu nhiều khi đi qua gan sẽ dẫn tới gan bị nhiễm mỡ, tích tụ nhiều mỡ trong gan. Điều này sẽ thể hiện qua việc kiểm tra thấy lượng chất béo trong gan vượt hơn 5% so với trọng lượng thì có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh nên lưu ý rằng gan nhiễm mỡ gần như không có triệu chứng gì cụ thể, nên nếu không được phát hiện chữa trị sớm để bện tiến triển nặng thường sẽ dẫn tới làm suy giảm chức năng gan và nhiều bệnh lý khác liên quan như xơ gan, ung thư gan...
  • Tai biến mạch máu não: Tình trạng xơ vữa các động mạch sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu và làm cản trở quá trình máu lưu thông. Khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu kém lưu thông lên não, não lúc này không tiếp nhận đủ oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào sẽ gây đột quỵ hay tai biến. Những mảng xơ vữa cũng khiến tạo nhiều áp lực lên thành mạch gây tắc thậm chí là vỡ mạch máu gây tai biến mạch máu não.

Hạ mỡ máu bằng thảo dược

Mỡ máu cao nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường tuýp 2...

Hạ mỡ máu bằng thảo dược sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm có nguồn cơn xuất phát từ tăng lipid trong máu. Nhưng loại thảo dược nào giúp giảm nhanh cholesterol xấu LDL và triglyceride? Cùng xem trong phần tiếp theo dưới đây.

>>> XEM THÊM: 7 cách giảm mỡ máu tự nhiên không cần dùng thuốc

II. Thảo dược tác dụng hạ mỡ máu

Khoa học và thực tế đã cho thấy nhiều loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Gợi ý bạn một số thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu phổ biến lưu truyền trong dân gian như sau:

1. Lá sen

Lá sen có tác dụng an thần tốt chữa trị mất ngủ cùng với đó là tác dụng điều trị tiêu chảy, ngăn co thắt cơ trơn, giảm mụn, giảm cân, cầm máu… và hiệu quả hơn cả là có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm hàm lượng mỡ xấu trong máu.

Trong lá sen có chứa thành phần flavonoid giúp tăng cường hỗ trợ khả năng hấp thu glucid, lipid vào cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất, ổn định năng lượng... Với khả năng giảm được chỉ số nồng độ cholesterol xấu và triglycerid trong máu, sử dụng lá sen sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan như bệnh tim mạch, tai biến, xơ vữa động mạch...

1.1. Trà lá sen khô

Lá sen khô được sử dụng với mục đích giảm chỉ số mỡ máu trong cơ thể tương đối phổ biến nhờ khả năng lưu trữ dùng khá thuận tiện. Lá khô có tác dụng chống oxy hóa, đào thải được lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Công thức dùng lá sen khô hạ mỡ máu khá đa dạng như trà uống làm từ lá sen khô, lá sen khô kết hợp sử dụng cùng táo mèo... Hay công thức trà xanh kết hợp lá sen khô giảm mỡ máu thực hiện rất đơn giản dưới đây: 

  • Chuẩn bị lá sen khô và lá trà xanh tươi, mỗi loại 50g. 
  • Đêm về rửa sạch và cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước lọc.
  • Đun sôi một lúc rồi tắt bếp, để nguội và chắt lấy nước ra uống hằng ngày.

1.2. Giảm mỡ máu với lá sen tươi

Bên cạnh việc sử dụng lá sen khô, bạn cũng có thể dùng lá sen tươi để giảm mỡ máu với cách thực hiện như sau:

  • Để chọn lá sen để nấu nước uống, thông thường mọi người thường chọn lá bánh tẻ và to.
  • Trước khi sử dụng thì đem đi rửa sạch lại với nước muối, thái nhỏ và cho vào ấm đun cho đến khi sôi.
  • Sau khi tắt bếp, chắt ra lấy nước dùng và sử dụng thay nước uống hằng ngày.
Hạ mỡ máu bằng thảo dược lá sen

Hạ mỡ máu bằng thảo dược lá sen khô và lá sen tươi

2. Nần nghệ

Tác dụng của nần nghệ được chứng minh rằng đem lại nhiều lợi ích cho những ai có chỉ số mỡ máu cao, giúp giảm lượng cholesterol xấu và không gây ra tác dụng phụ. Bài thuốc mà người bệnh có thể áp dụng như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Khoảng 15g nần nghệ khô hoặc có thể đổi sang 40g nần nghệ tươi thái mỏng.
  • 500ml nước lọc.
Cách thực hiện:
  • Đổ vào nần nghệ đun chung với nước.
  • Đun sôi cho đến lúc lượng nước còn khoảng 1 nửa đủ để chia làm 2 lần uống thì tắt bếp.
  • Sử dụng hằng ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Hạ chỉ số mỡ máu cao, giảm lượng cholesterol xấu với thảo dược nần nghệ

Hạ chỉ số mỡ máu cao, giảm lượng cholesterol xấu với thảo dược nần nghệ

3. Táo mèo

Trong Đông y, táo mèo là cách hạ mỡ máu bằng thảo dược vô cùng hiệu quả, được sử dụng để làm giảm lượng mỡ dư thừa, phù hợp với những đối tượng có chỉ số mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Vì trong táo mèo có chứa thành phần flavonoid giúp hỗ trợ tăng cường chuyển hóa lipid trong cơ thể. Điều này sẽ ngăn chặn được sự tích tụ độc tố lâu ngày trong cơ thể.

Với táo mèo, người bệnh có nhiều cách khác nhau để có thể điều chỉnh chỉ số mỡ máu và trong đó, bạn có thể dùng táo mèo sắc lấy nước uống.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dùng 10 - 15 quả táo mèo tươi hoặc dùng táo mèo khô với 20g.
  • Khoảng 1.5 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
  • Đem sửa rửa sạch táo mèo với nước và ngâm với nước muối trong vài phút.
  • Cho táo đã chuẩn bị vào đun cùng với nước lọc, để sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống và chia ra 3 lần sử dụng một ngày.
Táo mèo loại thảo dược hiệu quả điều trị chỉ số mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp...

Táo mèo loại thảo dược hiệu quả điều trị chỉ số mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp...

4. Atiso

Đối với những trường hợp mắc bệnh gan, nếu không tiết đủ mật sẽ có nguy cơ làm tăng lượng cholesterol, dẫn tới chỉ số mỡ máu tăng cao. Việc sử dụng atiso sẽ giúp hạn chế tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu được hấp thu từ các chất béo. Để dùng atiso để giúp ổn định chỉ số mỡ máu làm theo cách sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10 - 20 gam atiso tươi.
  • 500ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Dùng atiso đem rửa sạch và đem sắc lấy nước uống.
  • Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng atiso khô để sắc lấy nước, tuy nhiên chỉ nên dùng khoảng  5 - 10 gam là tốt nhất.

Atiso hạn chế tăng hàm lượng cholesterol xấu được hấp thu từ các chất béo, tác dụng giảm mỡ máu

Atiso hạn chế tăng hàm lượng cholesterol xấu được hấp thu từ các chất béo, tác dụng giảm mỡ máu

>>> XEM THÊM: Máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì để tránh biến chứng

5. Giảo cổ lam

Giảm cổ lam là loại cây thuộc họ thảo, có thân mảnh leo giàn kèm tua cuốn, lá có hình dạng giống chân vịt. Lá của giảm cổ lan có 3 loại là loại 3 lá, 5 lá và 7 lá.

Thảo dược này có tác dụng giảm chỉ số mỡ máu cao, ngăn tình trạng xơ vữa mạch máu, hạ đường huyết. Khi mà thành phần của loại thảo dược này có chứa saponin giúp giảm lượng cholesterol toàn phần, triglyceride cũng được điều chỉnh và giảm cholesterol xấu làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bài thuốc dùng giảo cổ lam để hạ chỉ số mỡ máu cũng phù hợp với người bệnh tiểu đường thực hiện theo các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Dây thìa canh và giảo cổ lam, mỗi loại 25g.
  • 2 lít nước.
Cách làm:
  • Đổ dược liệu vào ấm cùng với nước, sau đó bật bếp lên đun sôi.
  • Đun với lửa nhỏ và ước lượng khi lượng nước đạt đến còn khoảng một nửa so với ban đầu thì tắt bếp.
  • Chia đều phần nước còn lại thành 3 phần uống 3 lần mỗi ngày. 
Giảm cổ lam thảo dược tác dụng giảm mỡ máu cao, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

Giảm cổ lam loại thảo dược tác dụng giảm mỡ máu cao, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

6. Bí đỏ

Với nhiều hàm lượng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, khoáng chất và chất xơ. Điều này vừa cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, lại vừa giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mỡ máu cao

Bạn có thể làm sinh tố bí đỏ theo công thức sau:

  • Loại bỏ vỏ, ruột đem đi rửa sạch và thái thành miếng.
  • Sau đó đem đi hấp chín và cho vào máy xay sinh tố cùng với 500ml nước.
  • Xay nhuyễn và uống trước bữa sáng 30 phút.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng bí đỏ để nấu canh, nấu cháo, nấu súp hoặc ăn trực tiếp với cơm đều có thể giúp cải thiện chỉ số mỡ máu.

Bí đỏ giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu cao hiệu quả

Bí đỏ giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ điều trị hạ mỡ máu cao hiệu quả

7. Lá dâu tằm

Dâu tằm được sử dụng với vai trò làm giảm độ nhớt của máu, từ đó đem lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm sự tắc nghẽn thành mạch do tình trạng máu mỡ gây ra.

Người bệnh uống nước lá dâu tằm sau một thời gian sẽ thấy được hiệu quả:

  • Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm tươi, trước khi nấu với nước thì đem đi rửa sạch, để ráo.
  • Sau đó cho dâu tằm và nước vào đun sôi, để lửa sôi nhẹ khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước uống trong ngày. 
Lá dâu tằm có tác dụng giảm tắc nghẽn thành mạch gây ra bởi máu nhiễm mỡ

Lá dâu tằm có tác dụng giảm tắc nghẽn thành mạch gây ra bởi máu nhiễm mỡ 

8. Xạ đen

Trong xạ đen có chứa thành phần flavonoid và nhiều thành phần khác có tác dụng chống oxy hóa, từ đó đem lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Xạ đen có thể giúp ổn định chỉ số mỡ máu và gan nhiễm mỡ hiệu quả. Công thức thực hiện bài thuốc từ cây xạ đen:

Chuẩn bị nguyên liệu: 
  • 50g xạ đen.
  • 1,5 lít nước.
Cách làm: 
  • Xạ đen đem phơi khô.
  • Có thể rửa qua dược liệu với nước rồi cho vào ấm cùng với 1,5 lít nước đã chuẩn bị.
  • Đun sôi trên lửa vừa phải trong vòng 10 - 15 phút. (Nếu nhà bạn có nồi đất thì có thể sử dụng để đun tăng được hiệu quả điều trị).
  • Sau khi đun xong thì gạn và chắt lấy nước uống mỗi ngày thay cho nước lọc.
Xạ đen có chứa flavonoid và nhiều thành phần chống oxy hóa khác tác dụng ổn định chỉ số mỡ máu và gan nhiễm mỡ

Xạ đen có chứa flavonoid và nhiều thành phần chống oxy hóa khác tác dụng ổn định chỉ số mỡ máu và gan nhiễm mỡ

9. Lá vối

Trong lá vối có chứa một hoạt chất giúp giảm chỉ số mỡ máu hiệu quả, vì có thể làm giảm lượng mỡ béo trung tính trong cơ thể. Người bệnh có thể làm theo các bước đơn giản như pha trà uống mỗi ngày: Lấy một nắm lá vối, đun sôi cùng với 1 lít nước. Chắt lấy nước uống làm 3 lần mỗi ngày.

Giảm mỡ máu bằng cách uống nước lá vối

Giảm mỡ máu bằng cách uống nước lá vối

10. Một số loại thảo dược khác tác dụng giảm mỡ máu

  • Trà xanh: Trong loại thảo dược trà này có chứa một hợp chất giúp chuyển hóa chất béo đó là catechin tác dụng dần dần giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol xấu, từ đó loại bỏ được lượng mỡ xấu tích tụ trong cơ thể lâu ngày.
  • Gừng: Đã quá quen thuộc trong các bài thuốc dân gian vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong gừng tươi có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa đặc biệt hỗ trợ giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Tỏi, gừng, chanh: Sự kết hợp của 3 loại thảo dược này không chỉ giúp giảm thiểu tối đa lượng cholesterol xấu mà còn có thể hỗ trợ bảo vệ chức năng gan, ức chế hoạt động của các gốc tự do, tăng đề kháng cho cơ thể...
hạ mỡ máu bằng thảo dược

III. Những lưu ý khi hạ mỡ máu bằng thảo dược

Một số lưu ý chung cho người bệnh trong quá trình sử dụng các loại thảo dược trên.

  • Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.
  • Chọn mua thảo dược ở những địa điểm uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Dành cho những trường hợp nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
  • Kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian.
  • Tuyệt đối không phải vì thấy hiệu quả mà lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Muốn kết hợp cùng thuốc tây thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

IV. Một số bài thuốc nam chữa mỡ máu cao

Một số bài thuốc nam có đem lại hiệu quả cho người bệnh mà bạn có thể tham khảo gồm:

Bài 1: Sử dụng các loại thảo dược (sơn tra, thảo quyết minh, cúc hoa) kết hợp lại và sắc cùng với nước sẽ giúp hỗ trợ ổn định chỉ số mỡ máu.

Bài 2: Chuẩn bị trước 30g sơn tra và 10g lá sen đem sắc với nước, đun sôi và chắt ra lấy nước uống hằng ngày. Bài thuốc vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa điều hòa chỉ số mỡ máu ổn định.

Bài 3: Ăn trực tiếp tỏi tươi, sử dụng trong bữa cơm và mỗi lần ăn 2 - 3 nhánh (khoảng 5g tỏi một ngày).

Như vậy, nếu ai đang đối mặt với tình trạng mỡ máu cao, thì các loại thảo dược trên sẽ hỗ trợ đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể. Đặc biệt, ngăn ngừa tình trạng chuyển biến nặng, ngoài ra, để không gây ra tác dụng không mong muốn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trong quá trình điều trị.

Lên đầu trang
Loading