I - Đặc điểm, tác dụng của cây sài đất
Cây sài đất thuộc họ cúc với tên Y học là Wedelia calendulacea Less, trong dân gian chúng được gọi với danh xưng khác như ngổ núi, cúc giáp (nháp). Sài đất có điểm nổi bật là phần thân màu xanh được bao bọc bởi phần lông ngắn màu trắng.
Phần lá cây sài đất hình bầu dục với phần đầu lá nhọn dài đi kèm mép răng cưa to. Phía trên mặt lá có kết cấu lông cứng và thô nhưng khi vò mạnh sẽ có mùi trán dễ chịu. Cây sài đất phát triển hoa ở kẽ lá và đầu cành đồng thời nở rộ hoa vào tháng 3 đến tháng 5.
Theo chuyên gia, sài đất được phân chia chủng loại dựa trên màu sắc của hoa. Sài đất hoa vàng để trang trí nhà cửa, tiểu cảnh sân vườn thì sài đất hoa trắng là dược liệu có công dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh khác nhau như:
- Ngăn ngừa ung thư: Sài đất chứa diterpenes, saponin triterpene có khả năng loại bỏ sự sinh sôi của tế bào gốc tự do. Đồng thời hạn chế sự lây lan và dịch chuyển của khối u trong cơ thể người bệnh.
- Cải thiện bệnh viêm đại tràng cấp tính: Khả năng chống viêm ấn tượng của cây sài đất giúp làm lành vết thương ở đại tràng đồng thời loại bỏ hiện tượng phân lỏng, tiêu chảy, đau bụng đột ngột.
- Hồi phục vết thương: Các mô bị rách hoặc vết thương hở sau thời gian dùng chiết xuất lá sài đất có khả năng liền miệng nhanh, cầm máu ổn định.
- Ngừa bệnh viêm ruột kết: Các hoạt chất chiết xuất từ cây sài đất chữa lành các ổ viêm tại niêm mạc ruột và bảo vệ tế bào bạch cầu. Người bệnh sau khi sử dụng không còn hiện tượng chảy máu trực tràng, sụt cân hoặc đau bụng.
- Tiêu viêm, kháng khuẩn: Hoạt chất methanol từ sài đất các nhóm vi khuẩn gây bệnh gram dương và gram âm. Đồng thời khả năng kháng khuẩn ổn định từ sài đất giúp người bệnh loại bỏ các bệnh truyền nhiễm nhanh chóng.
Sài đất hoa trắng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh
II - Cây sài đất có chữa sốt được không?
Dưới góc nhìn Đông y, cây sài đất là thảo dược có tính hàn, vị ngọt, hơi chua được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh và không hề gây hại cho sức khỏe. Dân gian thực hiện hạ sốt bằng cây sài đất đồng thời dùng chúng để giảm nhức mắt, chữa lở loét ngứa ngáy, loại bỏ chứng ho gà, sốt xuất huyết và phóng sởi biến chứng.
Theo phân tích Tây y, các hoạt chất tiêm viêm, giải độc từ cây sài đất giúp cơ thể hạ sốt, cải thiện chức năng miễn dịch hiệu quả. Methanol giúp cơ thể chặn đứng sự phát tán của vi khuẩn nhóm gram âm, gram dương đưa thân nhiệt cơ thể về mức ổn định.
Ngoài ra, hoạt chất Flavonoid, Tannins, saponin từ cây sài đất có đặc tính tiêu viêm, diệt khuẩn đồng thời đào thải chất độc ra ngoài cơ thể nhanh chóng. Đặc biệt hàm lượng vitamin C ổn định có trong lá sài đất giúp cơ thể sản sinh tế bào miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây sốt.
Vì vậy cây sài đất là dược liệu quý được khuyến khích sử dụng nhằm hỗ trợ cơn sốt, cải thiện thể trạng. Người bệnh cần sử dụng sài đất an toàn, khoa học sẽ tạo chuyển biến tích cực cho sức khỏe.
III - Cách hạ sốt bằng cây sài đất an toàn, hiệu quả
Căn cứ vào các chủng virus gây ra bệnh sốt thì người bệnh kết hợp cây sài đất với các dược liệu tương ứng. Dưới đây là 3 cách hạ sốt từ cây sài đất bạn có thể vận dụng:
1. Bài thuốc từ sài đất chữa sốt cao
Đối với người bệnh bị sốt cao do bệnh cảm hoặc tiêm vacxin thì việc dùng trực tiếp cây sài đất tươi là lựa chọn phù hợp. Các hoạt chất từ cây sài đất tươi sẽ đi vào cơ thể, điều chỉnh thân nhiệt trong thời gian ngắn.
Nguyên liệu: 50 gam lá cây sài đất tươi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cây sài đất nhặt sạch rồi ngâm với nước muối từ 5 - 10 phút để diệt khuẩn, bụi bẩn còn đọng lại.
- Tiếp đó rửa sài đất nhiều lần với nước rồi cho ra rổ đựng chờ khô nước.
- Cho sài đất vào dụng cũ giã nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt và phần bã riêng.
- Người bị sốt uống nước cốt lá sài đất còn bã cây bọc vào khăn đắp lên khu vực trán, nách, lòng bàn tay chân, bẹn.
- Duy trì biện pháp hạ sốt 2 - 3 lần/ngày để thân nhiệt nhanh ổn định.
Uống trực tiếp nước ép từ cây sài đất để giảm sốt nhanh chóng
2. Cây sài đất hỗ trợ bệnh sốt xuất huyết
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết ngoài việc tuân thủ phác đồ trị bệnh từ bác sĩ thì có thể kết hợp các mẹo dân gian. Người bệnh có thể dùng cây sài đất đi kèm với các dược liệu khác để làm nước uống trị bệnh nhanh chóng.
Cách hạ sốt bằng cây sài đất cho người bị sốt xuất huyết cần dùng nguyên liệu như:
- Cây sài đất, cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh.
- Kim ngân hoa, bồ công anh, lá cối xay (sao vàng), hoa hòe.
- 3 lát gừng tươi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các loại lá dược liệu mang đi rửa sạch với nước sau đó cắt nhỏ.
- Xếp các nguyên liệu đã chuẩn bị cùng 3 lát gừng tươi vào ấm sắc rồi đặt lên bếp.
- Đổ 1,5 lít nước vào ấm sắc nấu với lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 1/2 thì tắt bếp.
- Gạn nước ra sử dụng sao cho phần nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
3. Dùng cây sài đất chống cảm cúm
Người bị sốt cao là biểu hiện điển hình ở các bệnh nhân mắc chứng cảm cúm. Vì vậy hạ sốt bằng cây sài đất giúp loại bỏ bệnh cúm, ổn định cơ thể trong thời gian ngắn.
Nguyên liệu nên chuẩn bị:
- Cây sài đất, kim ngân hoa, mạn kinh tử.
- Lá tía tô, kinh giới, cam thảo.
- 3 lát gừng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sài đất cùng cây kim ngân hoa, mạn kinh tử nhặt và rửa cẩn thận.
- Lá tía tô, kinh giới nhặt bỏ lá già và phần cuống cứng.
- Lần lượt xếp các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc rồi đặt lên bếp.
- Đổ nước xâm xấp mặt các dược liệu rồi bật bếp nấu sôi trong 30 phút.
- Tắt bếp và chắt lấy phần nước rồi chia thành các lần uống trong ngày.
Dùng cây sài đất kết hợp với kim ngân hoa để chống cảm cúm hiệu quả
III - Lưu ý khi dùng cây sài đất hạ sốt
Để các hoạt chất từ cây sài đất phát huy công dụng giảm nhiệt, cải thiện thể trạng tốt thì khi sử dụng bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Đối với cây sài đất tươi sau khi mua về cần rửa sạch, để khô nước sau đó sử dụng ngay để tránh cây bị hỏng. Nếu sài đất đã phơi khô cần cất trữ trong hộp kín hoặc túi nilon đặt tại nơi thoáng mát để không ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
- Người bệnh không nên sử dụng cây sài đất khi bị héo úa, lá bị giật nát hoặc lá khô bị mốc.
- Ưu tiên sử dụng cây sài đất có xuất xứ rõ ràng, cây được thu hái tại khu vực đảm bảo vệ sinh.
- Các đối tượng có hiện tượng tỳ hư, tiêu chảy, đại tiện lỏng nên tránh dùng cây sài đất để bệnh không diễn biến nặng.
- Trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng trước đó nên lắng nghe các chuyên gia khi dùng sài đất để tránh biến chứng nguy hiểm.
Cây sài đất là thảo dược sinh sôi phổ biến ở tự nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hy vọng cách hạ sốt bằng cây sài đất đã giúp người bệnh có thêm nhiều mẹo hữu ích để cải thiện thể trạng khi bị sốt. Tuy nhiên trong quá trình dùng cây sài đất trị bệnh bạn nên tiến hành đúng các bước để tránh phát sinh các biến chứng cho sức khỏe.