I - Gừng có hạ sốt được không?
Thân nhiệt tăng cao khi mắc bệnh có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên để giảm nhiệt hiệu quả. Trong đó gừng là nguyên liệu giải cảm, chữa đầy bụng, giảm ho đồng thời giúp hạ sốt nhanh chóng.
Theo y học hiện đại, trong gừng chứa hoạt chất gingerol và shogaol với đặc tính kháng khuẩn, chống virus tự nhiên. Khi tiến vào cơ thể, các chất đó sẽ tạo ra nền tảng miễn dịch mạnh mẽ để loại bỏ yếu tố gây bệnh.
Yếu tố gây sốt nhanh chóng được đào thải ra ngoài khiến cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ổn định hiệu quả. Đặc biệt các đối tượng bị sốt siêu vi do bị nhiễm virus thì hạ sốt bằng gừng được các chuyên gia đánh giá cao.
Dưới góc nhìn Đông y, gừng có tính ấm và vị cay nóng giúp cơ thể giải phóng chất độc, tăng tuần hoàn khí huyết, giãn nở lỗ chân lông để thoát mồ hôi nhẹ. Vì vậy gừng được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau như uống, ngâm, tắm hoặc gừng ngâm rượu xoa bóp giúp người bệnh sốt cao nhanh chóng điều hòa thân nhiệt.
Gừng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt virus nên hạ sốt nhanh chóng
II - Các cách hạ sốt bằng gừng tươi tại nhà nhanh chóng
Để củ gừng tươi giúp cơ thể điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả thì bạn nên vận dụng các cách thực hiện dưới đây:
1. Uống nước gừng tươi hạ sốt
Khi bị sốt thân nhiệt tăng cao, người rất yếu và mệt mỏi, không muốn ăn uống gì. Trong trường hợp này có thể pha uống nước gừng theo công thức đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: củ gừng tươi, đường hoặc mật ong.
- Rửa sạch sẽ cho hết bụi bẩn đất cát, ngâm sơ qua trong nước ấm rồi thái củ gừng thành từng miếng mỏng.
- Đun nước sôi nóng, tiếp sau đó cho khoảng vài lát gừng mỏng vào ly nước. Ngâm trong vòng từ 3 - 5 phút cho ngấm, đậy nắp lại tránh cho hơi bay ra ngoài.
- Nước sau khi giảm nhiệt thì thêm đường hoặc mật ong vào khuấy đều để tăng hương vị khi uống.
- Người ốm sốt nên uống từ 2- 3 lần trong ngày để hạ sốt hiệu quả, dịu nhanh những cơn ho, viêm họng, tiêu đờm.
2. Lau nước gừng hạ sốt
Hạ sốt bằng gừng thông qua cách đun nước và lau toàn thân phù hợp với trẻ nhỏ, người không thể ăn uống. Mọi người cần tuân thủ các bước để an toàn, hiệu quả và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
- Nguyên liệu cần thiết: Củ gừng tươi, khăn bông mềm và nồi nước to.
- Củ gừng sau khi rửa sạch đem cạo vỏ cho sạch sẽ rồi thái thành miếng hoặc đập nhuyễn.
- Cho gừng vào nồi đun nóng lên, khuấy đều từ 7 - 10 phút thì tắt bếp.
- Tiếp theo dùng khăn mềm nhúng vào trong nước gừng, vắt khô nước và lau người khắp người cho bé.
- Ba mẹ nên lau tại các khu vực nhiều tuyến mồ hôi hoạt động như trán, nách, bẹn, lòng bàn tay bàn chân.
Trong thời gian lau nước gừng thì bạn nên dùng nước gừng ấm, tránh dùng nước quá nóng gây bỏng rát da của em bé. Sau khi lau nước gừng nên mặc các trang phục thoáng mát, hút mồ hôi tốt để thân nhiệt bé nhanh giảm.
Lau người bằng nước gừng giúp giảm thân nhiệt nhanh chóng
3. Hạ sốt với gừng và coca
Củ gừng có tính ấm nóng giúp hạ nhiệt cơ thể, cắt cơn sốt hiệu quả. Trong khi đó coca bổ sung đường, bù nước giúp cơ thể nhanh chóng tái tạo năng lượng. Cách hạ sốt bằng gừng và coca được người dân ở Trung Quốc sử dụng theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị: gừng tươi, nước coca.
- Dùng khoảng từ 20 - 30 gram gừng tươi, cạo vỏ cho sạch sai đó thái thành sợi nhỏ.
- Lấy xoong nhôm đun phần nước coca đã chuẩn bị sôi đều rồi thả gừng vào nấu thêm 3 - 5 phút.
- Nước bớt nhiệt thì rót ra cốc để sử dụng nhằm thoát chất gây hại ra ngoài cơ thể.
4. Cách hạ sốt bằng gừng và chanh
Người bị sốt uống nước chanh hoặc chà chanh trên da giúp cơ thể dễ chịu thoải mái. Nồng độ vitamin C và chất chống oxy hóa từ chanh giúp nâng cao miễn dịch, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Vậy nên khi kết hợp giữa chanh và gừng mang đến chuyển biến tích cực cho người bệnh:
Nước chanh với gừng, mật ong
- Đem quả chanh rửa sạch và cắt đôi để thu phần nước cốt nguyên chất.
- Chuẩn bị cốc nước lọc rồi thêm nước chanh, gừng, mật ong rồi khuấy đều.
- Uống chanh ấm với gừng từ 2 - 3 ly mỗi ngày để dịu cổ họng, giảm ho, phòng ngừa cảm cúm ốm sốt.
Chườm nước chanh nóng với gừng
- Đun sôi nước nóng sau đó cho nước cốt chanh, gừng vào nồi nước đun 1 - 2 phút.
- Để nước giảm nhiệt thì lấy các loại khăn mặt, khăn lau mềm nhúng vào bát nước và vắt nhẹ.
- Dùng khăn quấn quanh bắp chân từ 20 - 30 phút để nước chanh thẩm thấu hoàn toàn vào da và khô đi.
Nước gừng tươi, chanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
5. Hạ sốt bằng rượu gừng
Dùng gừng tươi ngâm cùng với rượu trắng giúp làm ấm cơ thể, toát mồ hôi để giảm sốt cực hiệu quả. Các bước giảm sốt từ rượu gừng được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị: củ gừng tươi, rượu trắng, nước ấm và chiếc khăn mỏng.
- Gừng tươi sau khi làm sạch sẽ thì cắt thành từng miếng mỏng.
- Xếp gừng vào hũ thủy tinh sau đó đổ rượu rằng vào ngâm 2 - 3 tiếng.
- Tiếp đó dùng nước ấm hòa cùng với phần rượu gừng đã ủ sau 3 tiếng.
- Dùng khăn mỏng nhúng vào rượu gừng rồi vắt nhẹ đi đắp lên trán, nách, lòng bàn tay hoặc bàn chân 15 - 20 phút.
Tuy nhiên việc cách hạ sốt bằng gừng và rượu không phù hợp với người đang mang bầu và trẻ nhỏ. Đối với các vùng da bị thương không nên dùng rượu gừng vì khiến da chịu kích ứng lớn. Mặt khác, rượu gừng chỉ hạ sốt ở mức độ nhẹ nếu sốt trên 39 độ kéo dài trong 2 - 3 ngày thì nên đi thăm khám và điều trị.
6. Ngâm chân với nước gừng hạ sốt
Theo y học cổ truyền, chân là khu vực chứa đầu mút dây thần kinh và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tạng phủ. Việc ngâm chân bằng nước gừng sẽ cải thiện lưu thông máu, loại bỏ cơn sốt nhanh chóng. Cách ngâm chân với gừng để điều chỉnh thân nhiệt được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị: gừng tươi, nước, chậu lớn.
- Gừng làm cẩn thận sau đó thái lát hoặc đập dập ra cho vào nồi nước đun nóng.
- Nước sôi từ 7 - 10 phút thì tắt bếp rồi để nước nguội khoảng 50 - 60 độ (tùy theo thói quen chịu được mức độ nóng).
- Trước khi đặt chân vào ngâm thì thêm 2 - 3 hạt muối để ổn định khí huyết, gia tăng oxy lên não từ đó đào thải độc tố nhanh chóng.
- Khi ngâm chân nên massage chân nhẹ nhàng để loại bỏ hiện tượng khó chịu khi nóng sốt.
Ngâm chân bằng gừng giúp hạ sốt hiệu quả mà phương pháp này còn giúp loại bỏ cảm giác đau nhức do bệnh khớp, chấn thương; chữa các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, chân sưng phù.
Ngâm chân với nước gừng để tăng tuần hoàn máu, cải thiện thể trạng
7. Xông hơi bằng gừng để hạ sốt
Gừng có tính ấm, toát mồ hôi hỗ trợ giảm nóng sốt, dịu bớt các triệu chứng như sổ mũi, đau nghẹt mũi. Vậy nên hạ sốt bằng gừng thông qua cách xông hơi phù hợp với nhiều người bệnh muốn ổn định thân nhiệt nhanh chóng. Biện pháp xông hơi bằng gừng được tiến hành theo các bước như sau:
- Chuẩn bị củ gừng tươi không bị thối mốc, một lít nước lọc, chậu xông hơi nước, khăn tắm, lọ tinh dầu nhỏ (tùy loại bạn chọn).
- Củ gừng được cắt miếng nhỏ hoặc giã nát ra cho vào nồi nước và đun sôi lên.
- Sau khi nước gừng đã sôi thì đổ ra chậu xông và thêm 1 - 2 giọt tinh dầu để tăng hiệu quả trị bệnh.
- Người dùng chăn hoặc khăn dài che kín đầu rồi ghé mặt vào nồi nước xông để các tinh chất thẩm thấu qua xoang mũi.
- Khi nồi nước xông giảm nhiệt thì dùng khăn mềm nhúng vào nước rồi lau khắp cơ thể.
III - Chú ý khi vận dụng cách hạ sốt bằng gừng
Khi dùng gừng để giảm sốt mọi người cần thực hiện đúng quy trình để có hiệu quả vượt trội và tránh các tổn hại đến sức khỏe. Vậy nên dưới đây là những điều mọi người cần chú ý để việc dùng gừng hạ sốt thành công:
- Tránh dùng gừng cho trẻ bị tổn thương da để tránh hiện tượng kích ứng, viêm nhiễm mô da non.
- Vận dụng phương pháp từ gừng với tần suất hợp lý để tránh bị nóng trong, nổi mụn nhọt hoặc khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Khi lau người hoặc xông hơi bằng gừng nên duy trì ở nền nhiệt vừa phải để tránh bỏng rát da.
- Trong quá trình dùng gừng để ổn định thân nhiệt nếu có hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở nên dừng hoàn toàn và thăm khám tại đơn vị y tế gần nhất.
- Cần kết hợp các chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc đặc trị để cơn sốt nhanh giảm.
Bài viết đã giới thiệu đến mọi người cách hạ sốt bằng gừng cho trẻ em và người lớn hiệu quả, đơn giản. Khi vận dụng các cách hạ sốt từ gừng bạn nên tìm hiểu cẩn thận các bước và nguyên liệu để tránh gây hại đến sức khỏe. Đừng quên khi thân nhiệt người bệnh không giảm sau khi đã vận dụng các biện pháp thì cần thăm khám với bác sĩ để có hướng giải quyết nhanh chóng.